Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ ------------ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Trường hợp nghiên cứu tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) HUẾ, 05/2O10 1
  2. DANH MỤC VIẾT TẮT 1. TS: Tiến sĩ 2. GS: Giáo sư 3. ĐH: Đại học 4. CĐ: Cao đẳng 5. THCN: Trung học chuyên nghiệp 6. TW: Trung ương 7. UB: Ủy ban 8. UBND: Ủy ban nhân dân 9. CP: Chính phủ 10. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 11. Nxb: Nhà xuất bản 2
  3. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Chắc hẳn những ai là người dân đất Việt, những ai mang quốc t ịch Việt Nam đều đã được nghe những câu nói bất hủ như: “Giáo d ục là qu ốc sách hàng đầu”, “văn hóa là chìa khóa mở đầu”, hay “h ọc, h ọc n ữa, h ọc mãi”… Vậy chúng ta hiểu như thế nào về giáo dục, về văn hóa hay v ề s ự nghiệp học tập, trau dồi kiến thức? Không phải cứ nói đến giáo dục, đến văn hóa, đến học tập là chúng ta nghĩ đến thầy cô giáo, đ ến tr ường l ớp, đến sách vở… Điều này đúng nhưng chưa đủ. Theo các quy luật của tạo hóa nhằm duy trì nòi giống thì hằng ngày, hằng giờ, hằng giây trên thế giới và Việt Nam đều có những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời.Để cho những đứa trẻ ấy trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, có ích cho Đất nước không phải là đơn giản, không phải là ngày một ngày hai là chúng ta có thể làm được. Để thu được kết quả nh ư mong muốn thì tất cả chúng ta phải chung tay góp sức, th ể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các em. Trong đó quan trọng nhất là giai đoạn giáo dục con cái bằng cái nôi đ ầu tiên, bằng tổ ấm gia đình thân thương của mình. Chúng ta cũng đã biết rằng gia đình đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, trong đó có 4 chức năng cơ bản: Chức năng sinh học (hay còn gọi là chức năng tái sản xuất); Chức năng kinh tế; Chức năng xã hội; Ch ức năng giáo dục. Trong bốn chức năng cơ bản này ta thấy chức năng sinh học (chức năng tái sản xuất) đã biến mất ở một số gia đình, do v ậy ch ức năng giáo dục con cái trong các gia đình là một chức năng đặc biệt quan trọng, bởi vậy xã hội luôn quan tâm tới chức năng này vì đây là ch ức năng liên quan tới tâm lí, đạo đức, nhân cách của một thế hệ tương lai, của một nguồn nhân lực rất quan trong với xã hội, với đất nước. 3
  4. Thực tế ta thấy ở nhiều gia đình, các bậc cha mẹ giáo dục con cái ch ủ yếu là theo thói quen, theo truyền th ống, kinh nghi ệm ti ếp thu đ ược t ừ th ế hệ đi trước. Nếu cứ theo cách giáo dục như vậy thì không đủ và sẽ thu được kết quả không như mong muốn. Bởi vì sao? Vì xã hội không ngừng vận động và biến đổi theo thời gian. Gia đình là một t ế bào tuy nh ỏ nh ưng vô cùng quan trọng của xã hội khi ấy cũng phải biến đổi theo cái xu th ế ấy của xã hội. Chọn phương pháp giáo dục nào trong hoàn cảnh nào, với đối tượng như thế nào cho phù hợp cần có một sự lựa ch ọn h ợp lý, h ợp lý v ới suy nghĩ của cha mẹ và với tâm thế của con cái. Không nên giáo dục con cái bằng biện pháp nuông chiều quá mức cũng như không nên giáo d ục con cái bằng cách quá nghiêm khắc, thậm chí có những gia đình chuyên sử dụng các biện pháp bạo lực để giáo dục con cái, điều này là hoàn toàn không nên vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ thực tiễn phấn đấu cho sự tiến bộ của trẻ em trên toàn thế giới, UNICEF đã rút ra bài học: “Mục đích của sự phát triển con ng ười trong tương lai sẽ không đạt được nếu gia đình không có khả năng nuôi dưỡng và tạo ra những bài học kinh nghiệm tích cực cho trẻ em. Vì v ậy chi ến lược và chiến thuật phát triển ngắn và dài hạn trong t ương lai ph ải chú trọng đến viêc cung cấp một mạng lưới an toàn đề trẻ em nghèo có thể bứt ra khỏi nghèo đói thông qua việc tiếp cận với sự chăm sóc và bảo v ệ, các dịch vụ sức khỏe, những cơ hội học tập có chất lượng và đi ều ki ện đ ể tham gia vào cuộc sống của cộng đồng”. Gần đây nhất, nhằm đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh cong nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 28/6/2000, Bộ chính trị (khóa VIII) đã ra chỉ thị số 55-CTTW về “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Chỉ thị đã khẳng định sau 15 năm đổi mới, 4
  5. tình hình sức khỏe, học tập, đời sống văn hóa tinh thần của trẻ em đã có nhiều cải thiện. Tuy vậy số trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em b ị th ất h ọc, b ỏ học vẫn còn nhiều, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Số trẻ em lang thang kiếm sống, làm trái pháp luật, nghiện hút ma túy không giảm, tình trạng buôn bán trẻ em, hiếp dâm trẻ em, lừa gạt, dụ dỗ trẻ em tham gia buôn bán ma túy, mại dâm ngày một tăng. Tình hình trên đã tác động xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em, đến thuần phong m ỹ tục của nhân dân. Trong khi đó nhiều cấp ủy đảng, chính quy ền, nh ất là ở cơ sở chưa thấy hết tính cấp bách của tình hình, ch ưa nh ận th ức đ ầy đ ủ v ị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo d ục tr ẻ em trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa, vì tương lai lâu dài của đất nước, còn lúng túng trong lãnh đ ạo, ch ỉ đ ạo xây dựng phong trào toàn xã hội, đặc biệt là tạo điều kiện và phát huy vai trò của các gia đình, cộng đồng để giải quyết tốt những vấn đề của trẻ em”. Trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt đề cao vị trí và vai trò của gia đình, cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giáo dục các em là vi ệc chung c ủa gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, th ầy giáo và ng ười l ớn ph ải cùng nhau phụ trách”. “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã h ội là gia đình”. Trách nhiệm của gia đình và việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn được nhà nước ta thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp quy, cũng như trong các hoạt động bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 64 và 65 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Gia đình là tế bào c ủa xã h ội” và “Tr ẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo d ục”. Lu ật pháp còn quy định: “Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ ch ức xã h ội và công dân” (Điều 3, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành 16/8/1991). “Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và gia đình, công dân có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo d ục ti ểu 5
  6. học” (Điều 7, Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành 16/8/1991). Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục con cái trong các gia đình, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sánh, đi ều lu ật c ụ thể, xác thực. Do vậy mà phương pháp giáo dục của các gia đình ph ần nào đã có những bước được cải thiện từ đó mà thu được những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó thì phương pháp giáo dục con cái ở nhiều gia đình vẫn còn nhiều bất cập và có phần nào không đúng đắn, từ đó mà đ ể l ại những hậu quả không như mong muốn, nhất là ở các gia đình nông thôn hiện nay. Do nhiều yếu tố tác động mà cha mẹ chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trong của giáo dục con cái. Đợt thực tập này được sự giới thiệu của ban chủ nhiệm khoa, cùng với sự hợp tác giúp đỡ của quý cơ quan, tôi đã ti ến hành nghiên c ứu đ ề tài này tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa, cũng là quê hương tôi sinh ra và lớn lên. Với mong muốn để quê mình phát tri ển h ơn, đ ặc bi ệt là nguồn nhân lực sau này, thế hệ tương lai có đầy đủ các điều kiện phát triển sao cho toàn diện cả về thể lực và trí lực để sau này giúp ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tìm hiểu rõ hơn,sâu sắc hơn về thực trạng, các yếu tố tác động, hậu quả… Của vấn đề phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hi ện nay. T ừ những lí do chính đáng như vậy đã thôi thúc tôi ti ến hành nghiên c ứu đ ề tài thực tập tốt nghiệp “ công tác xã hội với ph ương pháp giáo d ục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay”. II. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung. Người nghiên cứu đã nhận thấy được tầm quan trọng của sự nghi ệp trồng người và quá trình phát triển toàn diện của trẻ em. Nên m ục tiêu c ủa người nghiên là muốn thế hệ trẻ, thế hệ mầm non tương lai c ủa đ ất n ước có điều kiện để phát triển tốt nhất, được đối xử công bằng nhất. Có như 6
  7. vậy các em mới có cơ hội để góp công sức của mình vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. 2. Mục tiêu cụ thể. 2.1. Tìm hiểu điều kiện kinh tế, đời sống vật chất của các gia đình xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phân tích thực trạng của việc giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn. 2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến ph ương pháp giáo d ục con cái trong các gia đình. 2.4. Phân tích hệ quả của các biện pháp giáo dục đúng đ ắn cũng nh ư các biện pháp sai với chuẩn mực đạo đức. 2.5. Thể hiện vai trò của nhà công tác xã hội trước các biện pháp giáo dục con cái thiếu khoa học của các bậc cha mẹ trong các gia đình hạt nhân. III. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến sự phát triển của cà đời người, đặc biệt là với lứa tu ổi 11 đ ến 15 tu ổi (là lứa tuổi có những biến đổi rất quan trọng về cả tâm lý và sinh lý). Vì vậy trước khi đi vào vấn đề trọng tâm “Công tác xã hội với giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” ta đi tìm hi ểu nh ững thông tin khái quát về các gia đình là một việc làm rất cần thiết, góp phần hoàn thành tốt hơn đề tài nghiên cứu. Số liệu điều tra cho th ấy tuy ệt đại đa s ố các gia đình trên địa bàn là kiểu gia đình đủ (có vợ, chồng, con cùng chung sống) chiếm 96%, số gia đình thiếu (ly thân, ly hôn hoặc góa b ụa) ch ỉ có 4%. Đa số các gia đình đều có từ 1 – 2 con(chiếm 55%), khoảng trên 40% gia đình có từ 3 con trở lên. Qua tìm hiểu tôi thấy ở địa phương tâm lý nh ất quy ết phải sinh con trai để nối dõi tông đường của những gia đình trong mẫu 7
  8. điều tra còn khá nặng nề, điều này đã làm chi ph ối hành vi sinh đ ẻ c ủa các bậc cha mẹ. Có những gia đình là cán bộ, công nhân viên ch ức nhà n ước nhưng vì tâm lý như: là con trưởng đứng đầu dòng họ nên ph ải có con trai để nối dõi, từ đó họ chịu mấtt việc để về chăn nuôi, s ản xuất, cố g ắng sinh cậu con trai. Trong mẫu điều tra của chúng tôi, phần lớn các bậc cha mẹ có độ tu ổi từ 35 đến 45 tuổi (55 %); Khoảng 25% có độ tuổi từ 50 trở lên. Số liệu của chúng tôi cũng cho thấy có khoảng 60% tổng số hộ trong diện điều tra là hộ thuần nông, các hộ còn lại phần lớn vừa làm nghề nông l ại v ừa làm thêm các nghề khác (như buôn bán nhỏ, cán bộ xã…). Các hộ chuyên làm nghề khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn một cách tổng quát và đánh giá khách quan thì ta th ấy các nghiên cứu về gia đình từ lâu đã là một chủ đề rất quen thuộc, đặc biệt là trong các nghành khoa học xã hội. Tuy nhiên không vì th ế mà nghiên c ứu c ủa chúng tôi giảm bớt giá trị vì gia đình vẫn luôn là một vấn đề mang tính th ời sự. Và đối với người Việt Nam gia đình luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng mỗi người dân. Mặt khác trong các nghiên cứu xoay quanh chủ đề gia đình ta nhận thấy có rất nhiều mảng đề tài khác nhau. Mỗi m ảng đ ề tài có những cái hay và những tác dụng to lớn góp phần vào việc xây dựng các gia đình Việt Nam với nhiều tiêu trí văn minh văn hóa, vững mạnh trên nhiều khía cạnh mà xã hội hiện đại yêu cầu. “Phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn” cũng là một mảng đề tài góp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng mục đích chung ấy. Xung quanh vấn đề giáo dục con cái trong gia đình nông thôn hiện nay ta cũng đã th ấy có nhi ều nghành thu ộc khối các nghành khoa học xã hội tham gia nghiên cứu nh ư : Xã h ội h ọc, Tâm lý học và gần đây là nghành Công tác xã hội (một nghành còn tr ẻ ở Viêt Nam). Tác giả Lê Tiến Hùng trong bài viết “Quyền uy của cha m ẹ trong 8
  9. giáo dục gia đình” cũng quan tâm tới vấn đề giáo dục con cái trong gia đình nhưng ông đứng trên một cơ sở khác tác giả Đoàn Việt khi nói về vấn đề này. TS Lê Tiến Hùng không đi vào các số liệu th ực nghi ệm, cũng không đi sâu phân tích các biện pháp giáo dục con cái mang tính bạo lực mà tập trung lí giải tại sao cha mẹ có thể giáo dục được con cái. Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa quyền uy của cha mẹ với việc giáo dục con cái. Tác giả chỉ ra cơ sở tất yếu tự nhiên của quyền uy mà cha mẹ sử dụng trong giáo dục con cái. Khẳng định tầm quan trọng c ủa việc giáo dục con cái bằng quyền uy và hậu quả khi cha mẹ không có uy quyền khi giáo dục con cái. Tuy vậy tác giả cũng chỉ ra rằng khi cha m ẹ quá lạm dụng quyền uy trong giáo dục con cái tất yếu sẽ dẫn đến những phản ứng về mặt tâm lý của con cái. Lời khuyên mà tác giả dành cho các bậc cha mẹ là phải biết sử dụng quyền uy của mình một cách đúng lúc và không được lạm dụng uy quyền trong giáo dục con cái.Việc giáo dục con cái là một chức năng tất yếu của cha mẹ trong gia đình. Bởi s ự giáo dục con cái sẽ định hướng cho trẻ nhận thức đúng đắn về các giá trị đích th ực của cuộc sống, những khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội… Không những thế việc giáo dục con cái trong gia đình còn giúp cho trẻ có kh ả năng mi ễn d ịch với các tệ nạn xã hội và phòng ngừa các hành vi sai l ệch. Tuy nhiên không phải lúc nào giáo dục con cái trong gia đình cũng mang lại những kết quả đáp ứng những kì vọng như vậy. Có rất nhiều yếu tố tác đ ộng t ới k ết qu ả giáo dục, và phương pháp giáo dục của xha mẹ là một nhân t ố quan tr ọng. Điều này đã được GS. Lê Thi khẳng định trong bài viết : “Vai trò của người cha và người mẹ trong việc nuôi dạy con cái” đăng trên t ạp chí khoa học về phụ nữ số 1 năm 2003. Tác giả khẳng định tầm quan trọng c ủa gia đình trong việc: “giúp trẻ em trưởng thành cả về thể chất, trí tuệ,tình cảm”. Trong việc giáo dục con cái cha mẹ chính là hai nhân vật đóng vai trò trung tâm, trong đó cha và mẹ cần thống nhất với nhau c ả v ề n ội dung 9
  10. và phương pháp giáo dục, nếu không thống nhất với nhau s ẽ dẫn đ ến tình trạng “người quá nuông chiều người quá khắt khe” dẫn đến những h ậu quả không mong muốn trong giáo dục conc cái. Đồng th ời tác giả cũng ch ỉ ra những nét khác biệt trong giáo dục con cái của người cha và người mẹ, qua đó cũng giải thích những khác biệt này là do các yếu tố khác bi ệt gi ới quy định. Từ đó GS. Lê Thi đã đi đến khẳng đ ịnh: “Cha và m ẹ đ ều có v ị trí và vai tò quan trọng, không được xem nhẹ bên nào trong việc giáo d ục giúp con phát triển toàn diện”. Nếu như trong gia đình truyền thống cha mẹ giáo dục con trẻ ph ải ngoan ngoãn, vâng lời theo nguyên tắc trên bảo dưới ph ải nghe, theo l ối áp đặt, thì hiện nay điều này phải được xem xét nhìn nhận t ừ hai phía ch ủ th ể giáo dục (cha mẹ) và khách thể giáo dục (con cái), đó là những suy nghĩ ban đầu của tác giả Nguyễn Sĩ Liêm về nội dung và ph ương pháp giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay. Tác giả đã so sánh yêu cầu của giáo dục con cái ngày xưa với ngày nay, từ đó chỉ ra những khác biệt và yêu cầu mới của việc giáo dục con cái trong giai đoạn hiện nay: “Ngày nay thời cuộc đã thay đổi, xã hội phát triển làm xuất hiện nhiều nghành nghề mới, cha mẹ hướng con cái học tập không chỉ để có trình độ học vấn… Mà còn giáo dục con rèn luyện ý chí quyết tâm làm giàu bằng chính kiến thức và năng lực của bản thân; Hơn thế nữa phải kết hợp một cách biện chứng giữa học chữ, học nghề và học cách làm người – làm người có nhân cách”. Để có th ể đ ạt được mục tiêu đó thì phương pháp giáo dục con cái trong gia đình ph ải thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Giáo dục bằng phương pháp phục tùng mệnh lệnh của ông bà, cha mẹ đã dần thay đổi theo định hướng khích lệ. Tác gi ả Nguy ễn Sĩ Liêm nêu ra ba phương pháp giáo dục cần phải có trong giai đoạn hiện nay là: phương pháp uy quyền, phương pháp nêu gương và phương pháp khích lệ. Theo tác giả trong đời sống dân chủ hiện nay một phương pháp giáo 10
  11. dục có hiệu quả cần phải lồng ghép các phương pháp giáo dục trên đ ể không phải rơi vào tình trạng “nuông chiều quá sẽ làm cho trẻ trở nên ích kỷ, thụ động và yếu hèn. Nghiêm khắc quá sẽ dẫn đến tính lì l ợm, bướng bỉnh ở trẻ”. Trên đây chỉ là một số nghiên cứu, một số các bài viết điển hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chắc chắn sẽ còn rất nhiếu các nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề “phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình”. Nhưng điều kiện không cho phép nên người nghiên cứu chỉ đi qua vài vấn đề khái quát như vậy. Qua những nghiên cứu điển hình trên ta thấy được phần nào tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề. Song có một điều chúng ta nhận thấy rất rõ là mặc dù có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà nghiên cứu không có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. Bởi qua các nghiên cứu ấy ta thấy các tác giả chủ yếu tập trung vào thực trạng, nguyên nhân, hậu quả cũng như các nội dung giáo dục con cái trong gia đình để nhằm làm nổi bật chức năng giáo dục của gia đình.Ở đây người nghiên cứu muốn tập trung vào phương pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ trong các gia đình nông thôn, trong đó chú ý hơn tới những biện pháp giáo dục thiếu đúng đắn, thiếu khoa học. Đặc biệt hơn là qua đó nhà nghiên cứu muốn thể hiện vai trò của nhà công tác xã hội trước các biện pháp giáo dục như vậy. Và một lần nữa nhà nghiên cứu muốn khẳng định lại lí do lựa chọn đề tài “công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình là hoàn toàn đúng đắn. IV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp luận: 1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì khi xem xét, 11
  12. đánh giá mỗi hiện tượng – sự kiện xã hội phải đặt nó trong mối liên h ệ phổ biến với các hiện tượng – sự kiện khác. Ngoài ra phải có quan điểm toàn diện khi đánh giá về một vấn đề để tránh cách nhìn phiến diện. Áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào đề tài nghiên cứu của mình thì chắc chắn giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay phải được đặt trong mối quan hệ khăng khít, bền chặt với các nhân tố khác như: Đặc điểm cá nhân của cha mẹ, hoàn cảnh, thời đi ểm xảy ra biện pháp giáo dục, bối cảnh đời sống văn hoá, giá tr ị chu ẩn m ực ở nông thôn, đời sống kinh tế của các gia đình thuộc diện nghiên cứu… Khi đặt các biện pháp giáo dục con cái của các bậc cha mẹ trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như vậy thì chúng ta mới đánh giá chính xác và khách quan về vấn đ ề, đ ể t ừ đó đ ưa ra giải pháp giải quyết một cách hiệu quả và thuyết phục hơn. 1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì chủ nghĩa duy vật lịch sủ có quan điểm: Khi nhìn nhận và đánh giá bất kỳ hiện tượng, vấn đề, thực trạng nào trong xã hội chúng ta luôn phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nơi vấn đề đang tồn tại và chịu ảnh hưởng. Bởi cùng một sự vật hiện tượng nhưng trong những bối cảnh lịch sử xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng, sự vật đó là khong giống nhau. Và phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay không phải là một trường hợp ngoại lệ. Vận dụng quan điểm này trong đ ề tài người nghiên cứu muốn hướng đến việc phân tích và lí giải hành vi giáo dục con cái của cha mẹ trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá cụ th ể. Đồng thời cũng đặt vấn đề trong mối quan hệ so sánh với việc giáo dục con cái ở các thời điểm khác. 2. Phương pháp nghiên cứu: 12
  13. 2.1. Phương pháp chọn mẫu Trước hết người nghiên cứu tiến hành lập danh sách tất cả 120 hộ gia đình của thôn 9 (địa bàn nhiên cứu). Căn cứ vào các gia đình có ít nhất một người con trong độ tuổi từ 11 đến 15. Người nghiên cứu lấy mẫu là 60 mẫu. Trong đó có 30 đơn vị mẫu nghiên cứu thuộc về cha m ẹ và 30 đ ơn v ị mẫu nghiên cứu thuộc trẻ em tương ứng với 30 gia đình. Trong 30 đơn vị nghiên cứu là cha mẹ thì phần lớn là làm nông nghiệp. Riêng với mẫu nghiên cứu là trẻ em, vì có những gia đình có những gia đình có nhiều trẻ em thoả mãn yêu cầu lứa tuổi nên khi bốc thăm người nghiên cứu người nghiên cứu đã chú ý đến các yếu tố giới tính, lớp học, tuổi tác… Sau khi bốc thăm ta có các đơn vị mẫu nghiên cứu tương ứng như sau: Phân theo giới tính ta có 17 nam (chiếm khoảng 56%), 13 nữ (chiếm khoảng 44%). Phân theo lớp học, ở lớp 6 có 4 em (chiếm khoảng 13%), l ớp 7 có 5 em (chiếm khoảng 16%), lớp 8 có 10 em (chiếm khoảng 33%) và lớp 9 có 11 em (chiếm khoảng 38 %). Theo lứa tuổi người nghiên cứu chia ra các lứa tuổi từ 11 đến 13 có 16 em (chiếm khoảng 53%), từ 13 đến 15 tuổi có 14 em (chiếm khoảng 47%). Về cách thức chọn mẫu: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (cụ thể là chọn mẫu hệ thống khởi đầu bằng ngẫu nhiên). Tức là lập danh sách đầy đủ 120 hộ dân cư, l ấy mẫu 60 đ ơn v ị. Khoảng cách lấy mẫu là 2. Ta lấy tổng dân cư chia cho số mẫu c ần l ấy và được hệ số k là 2. Dựa vào danh sách mẫu đầu tiên lấy ngẫu nhiên là s ố 2, ti ếp theo là 4, 6, 8, 10 ,12 ,14… 2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Để thu thập được thông tin chính xác phục vụ cho nghiên cứu của mình. Đây là một phương pháp khá quan trọng, cung cấp cho đề tài nhiều thông tin quý báu. Trong đề người nghiên cứu tiến hành ph ỏng vấn 6 đối 13
  14. tượng, trong đó có 3 đối tượng là cha mẹ và 3 đối tượng là trẻ em t ừ 11 đến 15 tuổi có các đặc điểm cá nhân khác nhau. 2.3. Phương pháp phân tích tài liệu Nguồn tài liệu đã được người nghiên cứu sử dụng trong đề tài này gồm có hai mảng. Một là các tài liệu, bài viết, trích đo ạn, các nghiên c ứu, ý kiến có liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn nói riêng. Thứ hai là nguồn tài li ệu thu th ập đ ược t ừ đ ịa phương, bao gồm các báo cáo tổng kết hằng năm của xã Vĩnh An và của thôn 9 (địa bàn nghiên cứu trực tiếp). 2.4. Phương pháp quan sát Đây cũng là phương pháp khá quan trọng góp phần để thu th ập thêm những thông tin bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đ ề tài. Thông qua c ả hai hình thức cả quan sát công khai và quan sát bí mật, người nghiên c ứu tập trung vào quan sát hành vi của cha mẹ (thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói…) khi giáo dục con cái mình, trạng thái tâm lí c ảm xúc c ủa cha m ẹ. Mặt khác người nghiên cứu cũng tiến hành quan sát những hành vi, cử chỉ của trẻ em khi cha mẹ sử dụng hình thức giáo dục mềm d ẻo, khoa h ọc cũng như khi cha mẹ sử dụng các biện pháp mang tính chất bạo lực để giáo dục con cái. V. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay. 2. Khách thể nghiên cứu. - Cha mẹ của các em có độ tuổi thuộc diện nghiên c ứu ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. 14
  15. - Trẻ em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi. Ta biết việc giáo dục con cái trong gia đình là trách nhiệm của tất cả các thành viên sống trong gia đình. Ngoài bố mẹ ra còn có ông bà, nh ững người thân khác như anh chị em lớn tuổi, cô, dì…Tuy vậy đây vẫn là ch ức năng và nhiệm vụ cơ bản của cha mẹ. Mặt khác trong số các gia đình thuộc diện nghiên cứu thì các gia đình có trên hai thế hệ chung sống là rất ít. Do vậy để đi sâu tìm hiểu được vấn đề và để mọi người dễ hiểu, hiểu một cách sâu sắc bản chất của vấn đề chỉ là cha mẹ và các em có độ tu ổi t ừ 11 đến 15 tuổi. 15
  16. 3. Phạm vi nghiên cứu. Thôn 9, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hoá. Tìm hiểu về tất cả các yếu tố thuộc địa bàn nghiên cứu liên quan và tác động đến vấn đề nghiên cứu. . VI. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: 1. Giả thuyết nghiên cứu: - Thực trạng của vấn đề giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay còn nhiều bất cập. - Hành vi giáo dục của cha mẹ chịu tác động của nhiều yếu tố: Thu nhập của gia đình, nghề nghiệp, tuổi tác, học vấn, gi ới tính, bối cảnh văn hóa nông thôn hiện nay. - Hành vi giáo dục của cha me để lại nhiều hậu quả không như mong muốn. 16
  17. 2. Khung lý thuyết: Hành vi của Đặc điểm cá Đặc điểm cá con cái nhân của cha nhân của con mẹ. cái. Lười học GiớI tính GiớI tính Học vấn Tuổi tác Tuổi tác nghiệp Vô lễ Nghề Hành vi giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Hệ quả tích Hệ quả tiêu cực. cực. VII. Đóng góp của đề tài: 1. Đóng góp lý luận Đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình nông thôn hiện nay” được xây dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu xã hội học . Thông qua đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu một cách đầy đủ, cụ thể hơn về các lý thuyết của bộ môn này nói chung cũng như bộ môn công tác xã hội nói riêng. Tức là chúng ta nhìn nh ận v ấn đ ề giáo d ục con cái trong các gia đình nông thôn sẽ khách quan, khoa học hơn. Góp phần vào việc làm sáng tỏa vai trò chức năng giáo dục gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách gốc của con người. 17
  18. 2. Đóng góp thực tiễn Từ góc độ công tác xã hội và xã hội học thông qua đề tài nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu về vấn đề này. Mặt khác đề tài cũng giúp các bậc làm cha làm mẹ tiếp thu, tích lu ỹ thêm được nhiều kiến thức về cách thức giáo dục con cái, từ đó có những phương pháp giáo dục đúng đắn đối với con em mình. Từ đó đ ể th ế h ệ tr ẻ có điều kiện phát triển một cách toàn diện cả về thể lực cũng như trí tuệ. Mặt khác đề tài cũng có thể dùng để làm tư liệu tham khảo cho các chương trình giáo dục liên quan đến vấn đề này. VIII. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, đề tài gồm có 3 chương sau: Chương I: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương II: Phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chương III: Công tác xã hội với phương pháp giáo dục con cái trong các gia đình tại xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 18
  19. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: 1. Vài nét về điều kiện địa lý và kinh tế ở xã Vĩnh An: Vĩnh An là một xã được công nhận xã miền núi từ năm 2006, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.Trong huyện Vĩnh Lộc, Vĩnh An là xã có tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ thấp so với các xã khác. Tính đ ến năm 2007 số dân của toàn xã là 3850 người, trong đó cơ cấu dân số tương đối trẻ, lực lượng lao động dồi dào, phần lớn đều đi làm ăn xa. 1.1. Về cơ cấu hành chính lãnh thổ Xã được chia làm 8 thôn: Thôn 1 Thôn 5 Thôn 2 Thôn 7 Thôn 3 Thôn 8 Thôn 4 Thôn 9 Diện tích của xã khoảng 932,8 ha. 1.2. Về vị trí địa lý Xã Vĩnh An cách thị trấn Vĩnh Lộc – trung tâm văn hoá chính trị của huyện Vĩnh Lộc khoảng 10 km về phái Tây Bắc. Địa hình c ủa xã đ ược phân bố dọc theo chiều dài của con sông Mã, đoạn chảy qua t ỉnh Thanh Hoá. Phía Bắc xã giáp xã Vĩnh Minh – một xã tương đ ối phát tri ển c ủa huyện, phía Đông giáp xã Hà Sơn, thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp xã Định Công thuộc huyện Yên Định. Có th ể nói Vĩnh An là xã có một vị trí khá thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị, mặc dù xã ở hơi xa trung tâm của huyện. 19
  20. 1.3. Về nông nghiệp, chăn nuôi - Về nông nghiệp: + Diện tích cây lúa trong năm 2008 đạt 360 ha/360 ha. + Diện tích cây ngô đạt 110 ha/ 114,5 ha. + Diện tích cây đậu tương vụ thu + vụ đông đạt 21,34 ha. + Diện tích rau màu các loại đạt 117 ha. + Năng suất cây lúa bình quân đạt 55 tạ/ ha. + Năng suất cây ngô bình quân đạt 54 tạ/ ha. + Năng suất cây đậu tương đạt 15 tạ/ ha. + Giá trị cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu các lo ại đ ạt 1,5 t ỷ đồng. - Về chăn nuôi: Đang tập trung chỉ đạo xây dựng 5 mô hình kinh tế trang trại gồm: + 2 mô hình lúa – cá kết hợp, với diện tích trên 5 ha. + 2 mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc. + 1 mô hình chăn nuôi bò dê và kết hợp sản xuất gạch xây dựng. Tập trung chỉ đạo tiêm vacxin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2008. Trong năm 2008 không có dịch bệnh xảy ra, tạo điều kiện về mặt bằng, vốn vay cho các hộ đăng ký chăn nuôi theo mô hình kinh t ế trang trại. + Tổng đàn trâu bò 2000 con. + Đàn lợn 3000 con. + Đàn dê 1200 con. + Đàn gia cầm 50000 con. + Sản lượng cá thịt đạt 25 tấn. 1.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ 20
nguon tai.lieu . vn