Xem mẫu

A. PHẦN MỞ ĐẦU Chiến lược là gì? Theo nghĩa thông thường: Chiến lược (xuất phát từ gốc từ Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz ­ nhà binh pháp của thế kỷ 19 ­ đã mô tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định các chiến dịch tác chiến. Những chiến dịch ấy sẽ quyết định sự tham gia của từng cá nhân”. Gần đây hơn, sử gia Edward Mead Earle đã mô tả chiến lược là “nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu của mình”. Trong kinh doanh: Chiến lược bắt đầu bằng mục tiêu, còn mục tiêu lại xuất phát từ nhiệm vụ của công ty. Mục tiêu được đưa ra qua sự nhận thức sâu sắc về môi trường bên ngoài cũng như năng lực của công ty. Không phải mọi thứ đều bắt nguồn từ mục tiêu, nhưng những người lập mục tiêu luôn dựa trên những gì khả thi, và tùy thuộc vào môi trường bên ngoài mà họ sử dụng những nguồn lực và năng lực riêng. Học giả Michael Porter đã nhận định: “Bản chất chính yếu của việc hình thành chiến lược cạnh tranh là gắn kết công ty vào môi trường của nó”. Môi trường của mọi công ty đều có khách hàng (khách hàng hiện tại và tiềm năng), đối thủ cạnh tranh (đối thủ hiện tại và tương lai), nhà cung ứng, và những nhà làm luật. Tất cả những đối tượng này đều tác động đến tiềm năng lợi nhuận của công ty. Mỗi đối tượng đều có những yêu cầu về chất lượng, tính năng và tiện ích của sản phẩm hay dịch vụ. Có bao nhiêu yêu cầu trong số này không được đáp ứng? Công nghệ là một phần của môi trường cạnh tranh, và công nghệ luôn luôn thay đổi. Liệu có điều gì đang phát triển trong thế giới công nghệ có thể làm thay đổi môi trường cạnh tranh, chẳng hạn làm sản phẩm của những công ty đi đầu trở nên lỗi thời? Sản phẩm thay thế là một yếu tố đe dọa khác ở môi trường bên ngoài. Ví dụ, vào đầu thập niên 1980, phần mềm xử lý văn bản dành cho máy tính cá nhân là sản phẩm thay thế cho máy đánh chữ. Tốc độ của sự thay đổi nhanh đến nỗi chỉ trong vòng 10 năm, hầu hết các máy đánh chữ đã bị thay thế. Tương tự, ngày nay điện thoại di động thông minh smartphone tích hợp đầy đủ các tính năng chụp ảnh 1 kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, MP4, duyệt Web và cả thẻ tín dụng đang dần thay thế cho máy ảnh, máy nghe nhạc, radio và nhiều tiện ích khác. B – NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETTEL I: Giới thiệu về Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 1.1. Giới thiệu chung về Viettel Tên Đơn vị: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL) Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 04. 62556789 Fax: 04. 62996789 Email: gopy@viettel.com.vn Website: www.viettel.com.vn Ngày thành lập: 1/6/1989 Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là VIETTEL) được thành lập theo Quyết định số 2079/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/12/2009 trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông Viettel và Công ty Truyền dẫn Viettel. Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 978/QĐ­ TTg về việc chuyển Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 466/QĐ­ TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Ngày 17/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 753/QĐ­ TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2013 ­ 2015. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội: 2 Ngành, nghề kinh doanh chính: Viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Ngành, nghề kinh doanh có liên quan: Thương mại, phân phối, bán lẻ vật tư, thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Tài chính, ngân hàng, bất động sản. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn. Ngành, nghề kinh doanh khác theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (Nghiên cứu chế tạo một số loại vũ khí trang bị công nghệ cao). ­ Doanh thu (2014): 196.650 tỷ đồng ­ Lợi nhuận (2014): 42.224 tỷ đồng ­ Nộp ngân sách (2014): 15.981 tỷ đồng ­ Nhân lực (2014): 27.000 người ­ Khách hàng trên toàn cầu (2014): 75.800.000 ­ Viettel có 293.500 km cáp quang trên toàn thế giới, đủ để quấn quanh 7 vòng Trái đất Các thị trường đã đầu tư: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique, Peru, Timor Leste, Cameroon, Tazania, Burudi, Burkina faso… Chặng đường phát triển 1/6/1989: Thành lập Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dưng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ ( 85m ). 1995: Đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), là doanh nghiệp mới duy nhất được cấp phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc. 2003: Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định (PSTN), cổng vệ tinh quốc tế vào hoạt động kinh doanh trên thị trường 2004: 3 Cung cấp điện thoại di động, khai trương vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Cung cấp cổng cáp quang quốc tế. 2005: Thành lập Tổng Công. ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005. Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia 2007: Doanh thu đạt 1 tỷ USD, có 12 triệu thuê bao. Hội tụ 4 dịch vụ cố đinh – di động – Internet ­ NetTV. năm 2014: Doanh thu đạt 10 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông. 1.2 Sứ mệnh – tầm nhìn của Viettel 1.2.1 Quan điểm phát triển • Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. • Kinh doanh định hướng khách hàng • Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định. • Lấy con người làm yếu tố cốt lõi. 1.2.2 Tầm nhìn thương hiệu của Viettel Tầm nhìn thương hiệu của Viettel ngắn gọn nhưng đã thể hiện sự tôn trọng khách hàng và sự quan tâm lắng nghe của Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn” (Say it your way) Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt, liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel 1.2.3 Sứ mệnh của Viettel: Viettel luôn luôn biết quan tâm, lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt, các thành viên của công ty, khách hàng và đối tác để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Triết lý thương hiệu: luôn đột phá, đi đầu, tiên phong; công nghệ mới, đa dạng sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt; liên tục cải tiến; làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội; trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp. Đem những gì tốt nhất của Việt Nam ra nước ngoài. Viettel sinh ra từ khó khăn và với tinh thần 4 của người lính nên không ngại đi vào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có thu nhập thấp, vùng sa mạc nóng bỏng của Châu Phi, hay rừng già nhiệt đới của Nam Mỹ đều in dấu chân người Viettel. Vì khó khăn nên người Viettel đêm đêm quên ăn, ngày quên ngủ, suy nghĩ tìm cách trưởng thành hơn. Viettel có triết lý văn hoá là vào "chỗ chết để tìm đường sống", đây là nhận thức rất quan trọng của Viettel. 1.2.4 Giá trị cốt lõi Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, lý thuyết là màu xám, chỉ có cây đời là mãi mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiếp cận chân lý và dự đoán tương lai. Cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai. Tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động Phương châm hoạt động “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện, “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”. Không sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo. Là những người dám thất bại và động viên những ai thất bại, tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Không lặp lại những lỗi lầm cũ. Phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ. Thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã tìm ra chân lý đơn giản là: “Điều duy nhất không thể thay đổi, chính là sự thay đổi”. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn. Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh. Cải cách là động lực cho sự phát triển. Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như khí trời vậy. Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn