Xem mẫu

LỜI MỞ ĐẦU Trong mấy thập kỷ qua, môi trường ngày càng có chiều hướng biến đổi phức tạp. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trnh thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với quá trnh phát triển kinh tế bền vững. Trước những nguy cơ đó, hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển đă được tổ chức tại Jio de Janeiro-Braxin tháng 6/1992 và Hội nghị thượng đỉnh Thế Giới về phát triển bền vững tại Joharnesburg – Nam Phi tháng 8/2002; gần đây nhất là Hội nghị thế giới về khí hậu - Copenhagen diễn ra tại Đan Mạch từ ngày 7 đến 18/12/2009 và nhiều Điều ước quốc tế song phương, đa phương về bảo vệ môi trường đă được kư kết. Việt Nam đă tham gia một số Điều ước như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1972 (19/10/1987); Công ước về thông báo sớm sự cố hạn nhân (IAEA), 1985 (30/10/1987); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1989); Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC), 1992 (16/11/1994); Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), 1982…[22] Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam đă đạt được những thành tựu nhất định, ư thức của nhân dân về bảo vệ môi trường đă được nâng lên một bước; hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đă được xây dựng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tnh trạng vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn xảy ra tương đối phổ biến, công tác xử lư vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không được phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện nhưng xử lư chưa thỏa đáng. Những bất cập trên đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về mặt pháp luật; nhất là kể từ khi Pháp lệnh xử lư VPHC sửa đổi, bổ sung năm 2008 (Pháp lệnh 2008) có hiệu lực, th sự mâu thuẫn giữa pháp lệnh và pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP càng làm tăng khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Trước tnh hnh đó, ngày 31/12/2009 Chính Phủ đă ban hành Nghị định số 177/2009/QĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 177 - có hiệu lực vào 01/03/2010), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nhất là pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đă có thay đổi đáng kể. Trước tnh hnh đó, em đă chọn đề tài “Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là những quy định mới về vấn đề này trong Nghị định 177. Khóa luận có phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các quy định hiện hành của Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh xử lư VPHC, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lư VPHC, tham khảo một số bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành và phân tích một số vụ việc xử lư VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trong thời gian gần đây. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, những yêu cầu mà đề tài đặt ra đă dần được làm sáng tỏ trong khóa luận. Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Cơ sở lư luận về các biện pháp xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Chương II. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn áp dụng. Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mặc dù đă có nhiều cố gắng trong quá trnh nghiên cứu hoàn thành khóa luận, nhưng với thời gian, điều kiện và khả năng có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.V vậy, em rất mong nhận được những ư kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 1.1.1. Khái niệm, vai tr của môi trường đối với cuộc sống. a. Khái niệm. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lư, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ư muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người [4]. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xă hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xă, họ tộc, gia đnh, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xă hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khácvớicácsinhvậtkhác. Ngoài ra, người ta cn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xă hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xă hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xă hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xă hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đnh, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những g có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. b. Vai tr của môi trường đối với cuộc sống. Môi trường có các vai tr cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mnh. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn