Xem mẫu

  1. Đề tài “Bảo Hiểm Xã Hội Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” 1
  2. Mục lục Lời nói đầu .......................................................................................... I. Lý luận chung về BHXH ................................................................. 1. Sự cần thiết của BHXH ............................................................... 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH .............................. 3. Vai trò của BHXH ...................................................................... 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH. .................................. II. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. ........ 1. Giới thiệu chung về BHXH Hà Tây. ........................................... 1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây ..................................... 1.2 Giới thiệu khái quát về BHXH Hà Tây. ................................ 2. Thực trạng của BHXH Hà Tây trong những năm gần đây. .......... 2.1 Công tác thu BHXH. ............................................................. 2.2 Công tác chi trả BHXH. ........................................................ 2.3 Công tác chếđộ chính sách. ................................................... 2.4 Công tác kiể m tra. ................................................................. 2.5 Công tác tuyên truyền. .......................................................... III. Một số giải pháp và kiến nghịđối với BHXH Hà Tây. ................ 1. Định phát triển của BHXH Hà Tây trong những năm tới ............ 2. Các giải pháp .............................................................................. 2.1 Công tác thu BHXH. ............................................................. 2.2 Công tác chi trả BHXH. ........................................................ 2.3 Công tác chếđộ chính sách. ................................................... 2.4 Công tác kiể m tra. ................................................................. 2.5 Công tác tuyên truyền. .......................................................... Kết luận ............................................................................................... Tài liệu tham khảo .............................................................................. 2
  3. LỜIMỞĐẦU Bảo hiể m xã hội (BHXH) chiếm một vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống bảo trợ xã hội ở các nước trên thế giới. Nhiều nước hiện nay, các nguồn thu vềđóng góp BHXH chiế m đến 10% GDP và chi cho các chếđộ BHXH chiếm tỷ trọng đến 60-70% tổng chi tiêu cho các hoạt động bảo đảm xã hội của toàn quốc gia. Ở Việc nam, bảo hiể m xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đả m ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc. BHXH đãđược Nhà nước quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập vàđược thể chế hoá bằng các sắc lệnh của Chính Phủ. Chính sách này đã giúp cho đội ngũ công nhân viên chức và những người làm việc trong lực lượng vũ trang yên tâm, hăng say công tác, góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, quỹ BHXH ở Việt Nam đãđược thành lập một cách độc lập với ngân sách Nhà nước và triển vọng trở thành nguồn chủ yếu trong việc đảm bảo các nhu cầu chi của BHXH trong tương lai. Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng và tiếp xúc trực tiếp với một sốđối tượng tôi nhận thấy rằng bên cạnh những thành tựu cần phát huy, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa tự nguyện đóng BHXH cho người lao động. Một số anh, chị mới ra trường 1-2 năm còn cho tôi biết việc được các doanh nghiệp Tư nhân và TNHH của Việt Nam đóng BHXH ngay sau khi vừamới tốt nghiệp Đại học ra trường vào làm làđiều “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Thông thường phải 3
  4. sau khi ra trường 3-4 năm vào là m việc ở những công ty lớn thì mới được doanh nghiệp đóđóng BHXH cho. Bên cạnh đó, những người đã tham gia đóng BHXH lại phàn nàn về các thủ tục rườm rà và thời gian thường phải đợi đểđược hưởng chếđộ BHXH nhưđã quy định. Với mong muốn tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề từđóđưa ra một số giải pháp cho ngành BHXH nói chung và cho BHXH Hà Tây nói riêng, nơi tôi được may mắn tham gia thực tập, tôi đã quyết định chọn đề tài: “BHXH Hà Tây – Thực Trạng và Giải Pháp” làđề tài thực hiện luận văn tốt nghiệp, với mong muốn sẽđóng góp được một phần nhỏ bé vào việc thực hiện tốt công tác BHXH tại tỉnh nhà. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và góp ý của thầy cô và bè bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 4
  5. I. LÝLUẬNCHUNGVỀ BHXH 1. Sự cần thiết của BHXH Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình lao động, người lao động gặp phải những rủi ro, biến cố dẫn đến việc bị giảm hoặc mất sức lao động, hoặc mất nguồn thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động hoặc chết. Điều này cóảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và gia đình họ. Để bảo vệ người lao động, xã hội cần có những biện pháp khác nhau nhằm tạo ra khoản thu nhập thay thế, bùđắp cho phần thu nhập bị giảm sút. Muốn tồn tại, con người phải tìm ra và thực tếđã tìm ra nhiều cách bảo vệ mình. Như vậy, BHXH ra đời là một sự cần thiết khách quan để bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ. “ Trẻ cậy cha, già cậy con” đó là truyền thống bảo vệ lẫn nhau giữa các thế hệ trong một gia đình. Nhưng về mặt xã hội, nếu chúng ta quan niệ m gia đình là một tế bào của xã hội, thì việc bảo vệ của xã hội đối với mỗi gia đình là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy, con người là m việc không chỉ cho riêng mình, mà là còn cho cả xã hội, nên xã hội cũng phải có trách nhiệm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho họ. Do yêu cầu của cuộc sống đã dẫn đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. ý thức cộng đồng đó xuất hiện đã tạo nên BHXH. 2. Khái niệm, nội dung và tính chất của BHXH 2.1 Khái niệm BHXH Qua việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của BHXH, ta thấy BHXH chính là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá có quan hệ thuê mướn lao động phát triển tới một mức độ nhất định. Trong xã hội, người lao động có nhu cầu được bảo đảm an toàn vềđời sống, được bảo đảm trong các trường hợp rủi ro dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. ngoài ra, còn những rủi ro khác nhưốm đau, tai nạn lao động, tuổi già 5
  6. Vậy BHXH là một loại chếđộ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động vàđược sự bảo hộ tài trợ của nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết. Đặc trưng chủ yếu của BHXH là: “ những trường hợp được bảo hiể m gắn liền với quá trình lao động”, bao gồ m những rủi ro trong quá trình lao động và những trường hợp diễn ra sau quá trình. Song cùng với sự phát triển của xã hội và bảo hiểm ngày càng trở nên phong phú vàđa dạng. Bên cạnh BHXH còn có nhiều loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm dân sự (còn gọi là bảo hiểm thương mại). Có rất nhiều tranh luận khác nhau để tiến tới có khái niệ m thống nhất về BHXH như sau: Dưới góc độ kinh tế, BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp là sựđảm bảo thu nhập, đả m bảo cuộc sống cho người lao động hoặc bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động. Ở nước ta, điều 140 của Bộ Luật lao động ghi nhận “Nhà nước quy định chính sách về BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động bịđau ốm, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc là m gặp rủi ro hoặc khó khăn khác”. Chếđộ BHXH là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức bảo đảm những điều kiện về vật chất và tinh thần cho người lao động và thành viên trong gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Nhà nước ta coi BHXH là một chính sách quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. 2.2 Nội dung của BHXH 6
  7. BHXH là một chính sách lớn và rất quan trọng, mang bản chất nhân văn sâu sắc, vì cuộc sống an lành, hạnh phúc của mọi người nói chung và người lao động nói riêng. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn về BHXH chúng ta không thể không nghiên cứu đến nội dung của nó. Để thực hiện BHXH, các nước khi xây dựng chính sách của mình, đều được xác định rõ các bên trong quan hệ BHXH là những ai để từđó mà có các bên. Đó là sự ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động và quyền được hưởng các trợ cấp về BHXH của người lao động mối quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động xã hội. Người thực hiện bảo hiể m là người đại diện cho cơ quan BHXH do Nhà nước thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác thu, quản lý quỹ và chi trả BHXH. Người tham gia BHXH là người đóng góp phí BHXH vào quỹ bảo hiể m để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được BHXH. Người được BHXH là người lao động hoặc thành viên gia đình khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện BHXH theo quy định của pháp luật.  Mức thu nhập được bảo hiểm: Mức thu nhập được bảo hiểm là mức tiền lương hoặc một mức thu nhập bằng tiền nào đó do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, không phải tất cả thu nhập của người lao động đều được bảo hiể m. Mức thu nhập được bảo hiể m phải ổn định hoặc tương đối ổn định và Nhà nước cũng như cơ quan BHXH phải tính toán, kiểm soát được. Tuỳ vào quan niệm BHXH, điều kiện kinh tế và trình độ quản lý mà mỗi nước lựa chọn mức thu nhập để BHXH không hoàn toàn giống nhau.  Điều kiện đểđược hưởng BHXH: BHXH là sự phân phối lại thu nhập cho người lao động của đơn vị sử dụng lao động khi họ gặp phải rủi ro, dẫn tới làm giảm hoặc mất thu nhập, nên việc chi trả BHXH cũng phải dựa trên cơ sở phân phối theo lao 7
  8. động. Đả m bảo sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ, mức đóng góp của mỗi người là khác nhau, nên BHXH xây dựng một hệ thống các điều kiện hưởng trợ cấp hợp lý, phù hợp với mức đóng góp, thời gian làm việc đó là dựa vào các điều kiện về: - Tuổi đời. - Thời gian đóng BHXH. - Mức độ suy giảm mất khả năng lao động. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu quyết định, xác định hình thức trợ cấp hàng tháng hay trợ cấp một lần.  Quỹ bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH là tập hợp những phương tiện nhằm thoả mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH. Cụ thể là các khoản dự trữ về tài chính và các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho quỹ BHXH. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chếđộ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập vàđược Nhà nước bảo hộ.  Các tính chất đặc trưng của quỹ BHXH bao gồm: - Quỹ BHXH là một quỹ an toàn về tài chính. - Quỹ BHXH là một quỹ tích luỹ và tiêu dùng. 2.3. Các chếđộ bảo hiểm xã hội: 2.3.1.Các chếđộ BHXH trên thế giới: Theo khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằ m ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi họ tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chếđộ mà tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ. 8
  9. 1. Chăm sóc y tế. 2. Trợ cấp ốm đau. 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế. 9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) 9 chếđộ trên hình thành một hệ thống các chếđộ BHXH. Tuy điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghịđóở mức độ khác nhau. Nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chếđộ trong đó: Ít nhất phải có một trong nă m chếđộ (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chếđộ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội, tài chính thu nhập, tiền lương... Đồng thời, tuỳ từng chếđộ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tử vong. 2.3.2. Các chếđộ BHXH ở Việt Nam: BHXH Việt Nam hiện nay bao gồm 5 chếđộ: 1. Chếđộ trợ cấp ốm đau: Chếđộ này đã giúp cho người lao động cóđược khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất sức do không làm việc khi bịố m đau. Người lao động bịốm đau có xác nhận của y tế phải nghỉ việc được hưởng trợ cấp ốm đau thay tiền lương được quy định như sau: a/ Thời gian được hưởng trợ cấp ốm đau trong 1nă m: 9
  10. * Người lao động thuộc ngành nghề bình thường: - 30 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng góp BHXH dưới 15 năm - 40 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng góp BHXH từ 15 đến dưới 30 năm. - 50 ngày hưởng trợ cấp, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên. * Người lao động thuộc ngành nghề nặng nhọc, độc hại: - 40 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH dưới 15 nă m - 50 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 nă m. - 60 ngày hưởng trợ cấp, nếu đãđóng BHXH từ 30 năm trở lên. - 180 ngày hưởng trợ cấp đối với người lao động bị bệnh nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện (danh mục các bệnh viện do Bộ y tế quy định). b/ Mức trợ cấp ốm đau trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương. Lao động nữ có con thứ nhất, thứ hai, nếu con bịốm đau có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thìđược hưởng trợ cấp thay tiền lương như sau: * Thời gian được hưởng trợ cấp khi con ốm đau trong 1 năm: - 20 ngày đối với con dưới 36 tháng tuổi - 15 ngày đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. * Mức trợ cấp trả thay tiền lương bằng 75% mức tiền lương. Trường hợp đặc biệt người bố phải nghỉ việc để chă m sóc con ốm đau thì cũng được hưởng trợ cấp nhưđối với người mẹ. 2. Chếđộ trợ cấp thai sản: Lao động nữ có thai sinh con thứ nhất, thứ hai được hưởng chếđộ thai sản thay tiền lương như sau: * Thời gian hưởng trợ cấp thai sản. 10
  11. - Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày, trường hợp đặc biệt được nghỉ 2 ngày. - Sẩy thai được nghỉ việc 20 ngày, nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngà y nếu thai từ 3 tháng trở lên. - Trước và sau khi sinh được nghỉ 120 ngày đối với người là m việc trong điều kiện bình thường, 150 ngày đối với người là m việc nặng nhọc độc hại, 180 ngày đối với người là m việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1,0. Nếu một lần sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trởđi, mỗi con người mẹđược nghỉ thê m 30 ngày. Hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định, nếu có nhu cầu thì có thể nghỉ thê m và phải có sựđồng ý của người sử dụng lao động. Trong thời gian nghỉ thêm không được hưởng trở cấp thai sản.  Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức tiền lương.  Ngoài ra khi sinh con còn được trợ cấp thê m 1 tháng tiền lương đóng BHXH. 3. Chếđộ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp BHXH bằng 100% tiền lương trong thời gian điều trị. Trợ cấp và chi phí khá m, chữa bệnh do người sử dụng lao động trả. Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần theo quy định dưới đây. Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu 11
  12. Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây. Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hàng tháng Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Người lao động hưởng trợ cấp lao động hàng tháng, nếu nghỉ việc thìđược bảo hiểm y tế do quỹ BHXH trả. Người lao động bị tai nạn lao động bị suy giả m khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chân, tâ m thần nặng hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu. Người lao động bị tai nạn lao động làm tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, mặt, răng, cột sống... được trang cấp phương tiệ n trợ giúp sinh hoạt phù hợp với các tổn thương chức năng. Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc hàng tháng, khi vết thương tái phát được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định lại mức độ suy giả m khả năng lao động do thương tật. Người lao động bị chết khi tai nạn lao động (kể cả chết trong thờ i gian điều trị lần đầu) thì gia đình được trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu vàđược hưởng chếđộ tử tuất. 4. Chếđộ trợ cấp hưu trí: 12
  13. a/ Người lao động được hưởng chếđộ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây: + Nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. + Nam đủ 55 tuổi, nữđủ 50 tuổi và cóđủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian là m việc thuộc một trong các trường hợp sau: - Đủ 15 năm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại. - Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. - Đủ 10 nă m công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31/8/1989. b/ Người lao động được hưởng chếđộ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chếđộ hưu trí quy định tại điều 25 Điều lệ BHXH khi có 1 trong các điều kiện sau đây: Nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 nă m. Nam đủ 50 tuổi, nữđủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Người lao động cóít nhất 15 nă m là m công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đãđóng BHXH đủ 20 năm trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời). c/ Người lao động hưởng chếđộ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi sau đây: Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứđóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thê m 2%. Mức lương hưu hàng 13
  14. tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng là m căn cứđóng BHXH. Mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu. Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm nghỉ hưu được trợ cấp một lần tính theo cách tính như sau: Từ năm thứ 31 trở lên mỗi nă m (12 tháng) đóng BHXH được nhận bằng một nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng là m căn cứđóng BHXH, nhưng tối đa không quá 5 tháng. Người lao động hưởng lương hưu hàng tháng khi chết gia đình được hưởng chếđộ tử tuất. d/ Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chếđộ hưu trí hàng tháng được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi nă m đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứđóng BHXH hoặc có thể chờđến khi đủ tuổi đời thìđược hưởng chếđộ hưu trí hàng tháng. 5. Chếđộ tử tuất: a/ Người lao động đang là m việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chếđộ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng, khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. b/ Người lao động đã có thời gian đóng BHXH đủ 15 nă m trở lên, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chếđộ hưu trí hàng tháng, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động đang là m việc mà chết thì thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng. Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thúđược pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người 14
  15. vợđang mang thai). Nếu con còn đi học thìđược hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi. c/ Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân được quy định bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu. Số thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người vàđược hưởng kể từ ngày người lao động chết. d/ Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chếđộ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động nghề nghiệp chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất 1 lần. 2.4 Tính chất của BHXH BHXH vừa mang tính kinh tế, tính xã hội nhân văn, vừa mang tính dịch vụ. 2.4.1. Tính kinh tế của BHXH: Người lao động đóng phí BHXH phần đóng góp này là khoản tiền mà người lao động phải đóng góp hàng tháng đểđược hưởng trợ cấp khi gặp phải rủi ro hoặc sự cố theo các chếđộ bảo hiểm. Đây là mục đích kinh tế của người lao động, khoản được trợ cấp thường xấp xỉ với giá trị của khoản đãđóng BHXH, thậm chí còn có thể cao hơn như trường hợp sống lâu. Rủi ro đểđược hưởng trợ cấp thường là: tuổi già, chết, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản. Ở Việt Nam, Nghịđịnh 12/CCP ngày 26/1/1995 đã quy định người lao động đóng BHXH hàng tháng bằng 5% tiền lương. BHXH cũng phục vụ lợi ích của người sử dụng lao động vì góp phần duy trìổn định lao động trong xã hội. Người sử dụng lao động trả 15
  16. lương cho người lao động và cả khi họ không còn đủ khả năng làm việc đểđược hưởng lương. Người lao động được bảo hiể m sẽ yên tâm phấn khởi là m việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩ m góp phần giữ vững thậm chí làm tăng lợi nhuận của người sử dụng lao động. Điều lệ BHXH mới của nước ta quy định người sử dụng lao động phải đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người lao động được bảo hiể m trong đơn vị. Đối với ngân sách Nhà nước, BHXH góp phần là m giảm "gánh nặng" cho ngân sách Nhà nước. Hàng năm ngân sách Nhà nước phải bỏ ra khoảng 4.500 tỷđồng để trả lương cho hưu trí và mất sức. Khi có chếđộ BHXH mới, hàng năm thu được của người lao động khoảng 1.800 tỷ. Khoản chi của ngân sách Nhà nước cho trợ cấp hưu trí, mất sức... nhờđó giả m được một phần. Đồng thời, phần "nhàn rỗi" của quỹ BHXH kết hợp với phần tiết kiệ m cho ngân sách Nhà nước tạo thành nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Đối với những nước có dân số trẻ, nguồn thu BHXH là một nguồn tiết kiệm nội bộ rất quan trọng vì các khoản chi trợ cấp, trước hết là chi trợ cấp tuổi giàít dùng đến ngay. Nguồn thu được tích tụ dài ngày, có nhiều tiền nhàn rỗi. Pháp luật của hầu hết các nước đều cho phép sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH đểđầu tư sinh lợi, tăng trưởng quỹ. Tuy nhiên nguyên tắc đầu tư là phải đảm bảo, bảo tồn và phát triển vốn, thanh toán được chắc chắn như mọi hạng mục đầu tư khác. Vì phải đả m bảo kịp thời, đầy đủ các mức trợ cấp khi phát sinh trường hợp bảo hiểm, cho nên việc đầu tư của quỹ BHXH phải được Nhà nước xét duyệt một cách chặt chẽ, phải đầu tư vào các hạng mục đầu tư của Nhà nước, cóích đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân. Thường là Nhà nước khuyến khích đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, cơ sở sử dụng nhiều lao động, mở ra nhiều việc làm mới. 2.4.2. Tính xã hội: 16
  17. Tính xã hội của BHXH thể hiện ở việc những người trong tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu về việc làm đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Việc người lao động đóng BHXH có tầm quan trọng về tâ m lý, nó nhắc nhởý thức trách nhiệm và bảo vệ nhân phẩm của người lao động, xác lập quyền của người lao động được hưởng trợ cấp BHXH. Người sử dụng lao động cũng như Nhà nước phải có trách nhiệ m BHXH cho người lao động qua việc đóng góp vào quỹ BHXH. Sựđóng góp này chính là nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho người lao động, nhân danh tình đoàn kết xã hội. 2.4.3. Tính dịch vụ: BHXH được thành lập với mục đích thoả mãn nhu cầu được tham gia và hưởng trợ cấp của người lao động trong xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tham gia BHXH càng tăng và hoạt động BHXH ngày càng hoàn thiện hơn. Hiện nay, BHXH mới chỉđáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của lực lượng lao động. Đa sốđông người lao động là lao động, nông nghiệp, tự tạo việc làm.. Những người này cũng cần sự bảo vệ của hệ thống BHXH xã hội.Vì vậy việc mở rộng phạm vi BHXH là hết sức cần thiết để BHXH thực sựđáp ứng được nhu cầu của tất cả người lao động. 3. Vai trò của BHXH đối với người lao động vàđối với xã hội 3.1 Đối với người lao động Trong cuộc sống hàng ngày có những loại rủi ro nhưốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu rồi chết … Tất cả những rủi ro này đều có thể xảy đến đối với bất cứ người lao động nào, tại bất cứ thời điể m nào trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi màđất nước đang ngày càng hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì những “rủi ro” này lại càng diễn ra một cách thường xuyên và có tính chất ngày càng phổ biến hơn vì sự biến động về thị trường lao động và sản xuất kinh doanh đa dạng hơn, phức tạp hơn. 17
  18. Khi những rủi ro này xảy ra đối với những người lao động thì sẽ gây ra cho họ những khó khăn vả về vật chất lẫn tinh thần, gây ra mất hoặc là m giả m thu nhập từđó gây ra những ảnh hưởng không tốt không chỉ cho chính anh ta, gia đình anh ta mà còn cho cả cộng đồng xã hội loài người. Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước, BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp rủi ro, bất hạnh để họ khắc phục những khó khăn bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi … giúp họổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tạo cho họ một niề m tin vào tương lai từđó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như chất lượng công việc cho xí nghiệp, cơ quan họđang làm nói riêng và cho toàn bộ xã hội nói chung. 3.2 Đối với xã hội Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt động dịch vụ, BHXH là một “doanh nghiệp” sản xuất ra những dịch vụ “bảo hiểm” cho người lao động, một loại hình dịch vụ bất cứ ai cũng cần đến (không phải chỉ cán bộ công nhân viên chức mới cần). Nếu các doanh nghiệp này càng sản xuất ra nhiều loại dịch vụ bảo hiể m (đáp ứng đa dạng nhu cầu) thì giá trị của những sản phẩ m dịch vụ này cũng được tính trực tiếp vào tổng sản phẩm xã hội Thứ hai, với tư cách là một trong những chính sách kinh tế – xã hộ i của Nhà nước, BHXH sẽ “bảo hiểm” cho người lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết những “trục trặc”, “rủi ro” xảy ra đối với những người lao động, góp phần tích cực của mình vào việc khôi phục năng lực là m việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Với sự trợ giúp của người lao động khi gặp rủi ro bằng cách tạo ta thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng Quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội. 18
  19. Thứ ba, với tư cách là một quỹ tiền tệ, BHXH tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nước, tới hệ thống tín dụng tiền tệ ngân hàng. Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho quỹ BHXH phải tự bảo tồn và phát triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức đầu tư phát triển phần “nhàn rỗi” của quỹ. Phần này có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của đất nước, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, góp phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, từđó góp phần giảI quyết tình trạng thất nghiệp của đất nước, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động nói riêng và tăng tổng sản phẩ m quốc nội cũng như tổng sản phẩm quốc dân nói chung. Thứ tư, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa người khoẻ và người già, người đang làm việc và người đã nghỉ hưu, người trẻ tuổi và người lớn tuổi, giữa nam và nữ, người đang hưởng trợ cấp và người chưa hưởng trợ cấp; phân phối lại theo chiều dọc là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của người giàu chia cho người nghèo một cách võđoán. ý tưởng của BHXH là nhiễu điều phủ lấy giá gương, làđoàn kết giữa các nhóm, các giới hạn trong cùng cộng đồng với nhau mà vốn là tiề m lực của dân tộc ta đãđược lịch sử chứng minh. 4. Quá trình hình thành và phát triển BHXH. 4.1. Sự hình thành và phát triển BHXH trên thế giới. Ngay từ thời xa xưa, thời cổđại con người đã biết vừa tự lực vừa biết kết hợp đoàn thểđểđi săn bắn, lao động để kiếm sống, vật lộn với thiên nhiên. Khi gặp rủi ro tai biến họ vừa tự mình chịu đựng, khắc phục vừa được các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ cưu mang. Ở thời đó sự tương 19
  20. trợ mang tính tự phát, theo bản năng và mới được thực hiện trong phạ m vi nhỏ (trong cộng đồng, bộ tộc, bộ lạc). Đến giai đoạn có sự phân công lao động sản xuất xã hội phát triển, quan hệ xã hội càng trở nên phức tạp, quan hệ tác động giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng cũng trở nên đa dạng hơn. Tôn giáo xuất hiện, các thánh địa, hội nhà chùa, hội nhà thờ, trại bảo dưỡng được thiết lập, trong đó có mục đích từ thiện, trợ giúp tín đồ, các con chiên gặp khó khăn, nghịch cảnh, mà trước hết là người nghèo, trẻ mồ côi. Đối với bản thân mình cha ông ta đã tự chủ là "tích thóc đề phòng thiếu thốn, trữáo bông khi giá lạnh". Trong quan hệ xã hội nhiều tổ chức hoạt động nhân ái mang tính chất tự nguyện tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc gặp rủi ro, tai biến được hình thành một cách tự phát và ngày càng phát triển. Chính những hoạt động này đã thức tỉnh tính bản thiện trong các nhà cầm quyền và hơn thế nữa cũng là lợi ích của chính giai cấp mình làđể ngăn chặn những rối loạn xã hội có thể nảy sinh do cuộc sống của con người lao động bị lâ m vào cảnh khốn cùng, làm lung lay địa vị thống trị của mình, không ít vua quan đã tham gia hoạt động từ thiện trích công quỹđể tế bần, phát trần cho những người túng đói. Khi ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt dân nông thôn di cư từ nông thôn ra thành thị, Trong khoảng thể kỷ XVI - XVIII một sốđoàn thợ thủ công ra đời. Tính đoàn kết tương thân giữa những người làm thuê nảy nở dần. Ở một số Châu Âu, trong thời kỳ này có khá nhiều quỹ tương trợđược thành lập, ở Anh 1973 có hội "Bằng Hữu" giúp trợ hội viên trong các trường hợp ố m đau, thương tật. Đặc biệt, khi giai đoạn công nghiệp phát triển, số công nhân công nghiệp đông dần. Giai cấp công nhân công nghiệp gồm những thị dân, dân nông thôn thoát ly nông nghiệp, từ những người sản xuất tự cấp tự túc thành những người làm công ăn lương, dựa vào lương là nguồn sống chủ yếu. Có làm việc thì mới có lương để sống dùđồng lương làít hay nhiều. 20
nguon tai.lieu . vn