Xem mẫu

  1. Đề phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em Những ngày lễ lớn kéo dài liên tiếp là khoảng thời gian các bé được nghỉ học, vui chơi thoải mái. Tuy nhiên, do những thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, đi lại nên trẻ rất dễ mắc một số bệnh lý đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, biếng ăn… Do những thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, đi lại nên trẻ rất dễ mắc một số bệnh lý đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: Internet Biếng ăn vì... ăn nhiều Vì là kì nghỉ dài ngày, các bậc phụ huynh thường trữ khá nhiều đồ ăn sẵn trong tủ lạnh. Hoặc cả gia đình đi du lịch xa. Chính những thức ăn ở chỗ lạ, hấp dẫn thường khiến trẻ ăn rất nhiều. Tuy nhiên hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện hẳn nên ăn nhiều thức ăn giàu
  2. đạm nhưng trẻ không hấp thu và tiêu hóa được hết nên thường gây đầy bụng khó tiêu, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Đặc biệt, những loại bánh, mứt, nước ngọt có độ ngọt cao sẽ là môi trường thuận lợi cho những loại vi khuẩn như E.coli, Shigella... phát triển và gây bệnh. Đó là nguyên nhân làm số trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là nguy cơ tiêu chảy. Cái khó nhất đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Ảnh: Internet Cái khó nhất đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng là kể cả khi đã khỏi bệnh trẻ vẫn biếng ăn, ăn không hấp thu, hay dễ bị rối loạn tiêu hóa trở lại do hệ tiêu hóa đã bị tổn thương và hệ vi khuẩn đường ruột đã bị mất cân bằng. Vòng xoáy bệnh lý này khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển và đưa tới nhiều bệnh khác. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng Theo bác sĩ Dung, trong những ngày này, dù bận bịu tiếp khách, vui chơi, bố mẹ cũng cần dành thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ và lưu ý những điểm sau để đề phòng rối loạn tiêu hóa cho bé trong dịp này:
  3. Duy trì giờ giấc ăn uống nhất định của bé: Thay đổi lịch sinh hoạt, giờ ăn, ngủ… đều không tốt cho sự hấp thu và tiêu hóa của bé. Vì thế, bạn nên chú ý cho con ăn đúng giờ, không nên thay đổi quá nhiều so với ngày thường. Tăng cường ăn rau trái: Ăn quá nhiều đạm, ít rau sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như hệ thần kinh của trẻ. Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị giò, thịt, bánh... các bà mẹ cũng cần tích trữ rau và quả tươi trong nhà và bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ trong thời gian này. Cơ thể và trí não trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Ảnh: Internet Hạn chế đồ ăn sẵn Các thức này thường chứa phụ gia bảo quản, nếu ăn ít thì không sao nhưng ăn nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa bởi chất bảo quản có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, kể cả vi khuẩn có lợi.
  4. Thông thường bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa các bậc phụ huynh nên bổ sung các chế phẩm có chứa probiotic. Probiotic là những vi sinh vật sống có ích, có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, ổn định môi trường tiêu hóa. Vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi các chất xơ, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acid acetic, acid butyric, các acid amin, hormon và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Nó giúp giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp bé không còn bị trướng bụng, đầy hơi, táo bón, đi phân sống, tiêu chảy… đồng thời khôi phục lại vị giác giúp bé yêu ăn ngon, chóng lớn, hấp thu tối đa dưỡng chất, giúp cơ thể và trí não trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
nguon tai.lieu . vn