Xem mẫu

  1. Đề thi môn Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (75") I- Lý thuyết : 1. Anh chị hãu trả lời Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) các nhận định sau: a) Người có hành vi trái PL gây thiệt hại cho người khác thì trong mọi trường hợp đều phải chịu trách nhiệm BT cho người bị thiệt hại b) Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm ngoại trừ yếu tố lỗi c) Trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm của ngừoi giám hộ đương nhiên
  2. d) Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi đó là trái PL 2. A cho B mượn xe Wave 100 phân khối để sử dụng dù biết rõ là B không có bằng lái. Trong khi sử dụng thì B gây tai nạn làm thiệt hại cho C. Hỏi : A có phải chịu trách nhiệm gì đối với khoản thiệt hại mà B gây cho C không? Vì sao? Gợi ý: Ở đây thiệt hại gây ra bởi chiếc xe máy Wave 100 phân khối, do đó cần phải xác định nguồn gây ra thiệt hại có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không: Để xác định nguồn NHCĐ cần phải căn cứ vào khoản 1-Đ623 và văn bản QPPL khác có liên quan hoặc qui định của cơ quan NN có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó (điểm b – mục 1 – phần III NQ03/2006/NQ -HĐTP). Theo qui định tại điểm 13 Điều 3 Luật GTĐB thì “phương tiện giao thông cơ giới” (được nêu trong k1-Đ623) gồm : xe ô-tô, máy kéo, xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy (không phân biệt dung tích xi-lanh) và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Như vậy chiếc xe Wave 100 CC được liệt vào nguồn nguy hiểm cao độ. A là chủ sở hữu chiếc xe nên đương nhiên là chủ SH nguồn nguy hiểm cao độ. Tại điểm b – mục 2 - phần III NQ03/2006/NQ-HĐTP có qui định: “Trong trường hợp chủ SH nguồn NHCĐ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn NHCĐ
  3. không theo đúng qui định của PL mà gây thiệt hại, thì chủ SH phải BTTH”. Ở đây theo qui định của PL về TTAT giao thông đường bộ thì người điều khiển xe môtô 100 phân khối trở lên khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái. Do đó, dù đã biết rõ là B không có bằng lái mà A vẫn cho mượn nên việc chuyển giao nguồn NHCĐ như trên là không đúng qui định của PL : A với tư cách là chủ SH nguồn NHCĐ phải có trách nhiệm BTTH cho C. II- Bài tập Ông A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc sư C vẽ thiết kế ngôi nhà 4 tầng. Sau đó thuê nhà thầu D xây dựng theo đúng thiết kế. Ngôi nhà xây xong, mới vừa bàn giao chưa dọn vào ở đã bị đổ sụp. Ngoài việc làm hỏng toàn bộ các hạng mục của ngôi nhà, nhà sập còn làm hỏng nặng 1 ngôi nhà kế bên của anh E. Anh E đòi ông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý. Ông A nói: nhà sập do lỗi của ông D xây kém chất lượng. Ông D cho rằng: mình đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm. Cơ quan giám định chuyên môn xác định, đi đến kết luận rằn g: tuy bản vẽ đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên khảo sát không chính xác về kết cấu địa chất nên bản vẽ chân móng yếu và việc thi công có nhiều sai phạm. Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng thi công kém. Căn cứ vào BLDS, anh chị hãy cho biết:
  4. 1. Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao? Gợi ý: Ở đây có các chủ thể sau : - Ông A là chủ sở hữu ngôi nhà - Ông B là kỹ sư khảo sát địa chất - Ông C là kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà - Ông D là nhà thầu xây dựng ngôi nhà - Ông E là hàng xóm, chủ nhà kế bên bị thiệt hại do nhà của ông A sập. Ở đây ông E hoàn toàn không có lỗi về việc sập nhà của ông A nên ông E chỉ là nạn nhân – người bị thiệt hại. Trong trường hợp này ông B, ông C, ông D đều là những người được ông A, với tư cách là chủ đầu tư kiên chủ SH ngôi nhà thuê để thực hiện mỗi người một phần việc cụ thể riêng rẽ trong quá trình xây dựng ngôi nhà, cả 3 đều không được ông A giao quản lý, sử dụng ngôi nhà thông qua bất kỳ một văn bản, hợp đồng nào. Từ đầu đến cuối chỉ có mình ông A là chủ SH của ngôi nhà. Theo qui định tại Điều 627 về BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra thì : “Chủ SH… phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác”. Do vậy ông A với tư cách là chủ SH tuyệt đối
  5. của căn nhà trên phải có trách nhiệm bồi thường. Như vậy lập luận của ông A và ông D đều sai. Ông A sai vì cho dù ông D xây kém chất lượng đi nữa thì ông A vẫn phải có trách nhiệm bồi thườngnhư đã phân tích ở trên. Ông D sai vì cho dù đã bàn giao nhà cho ông A nhưng nếu do thi công kém chất lượng mà gây thiệt hại thì theo Đ616 BLDS thì ông D vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho ông E do đã có lỗi theo kết luận giám định. 2. Ai phải bồi thường thiệt hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý? Gợi ý: -Do anh E là nạn nhân và ông A là chủ nhà hoàn toàn không có lỗi trong việc sập nhà nên ta loại trừ trách nhiệm BTTH cho họ. -Kết quả giám định cho thấy bản vẽ thiết kế của ông C là đúng yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết quả khảo sát do ông B chuyển sang nên có thể loại trừ lỗi của ông C. -Cũng theo kết luận giám định trên thì ông B có lỗi do “kết luận của bên khảo sát không chính xác về kết cấu địa chất” và ông D có lỗi do “việc thi công có nhiều sai phạm, chất lượng thi công kém”. Vậy ta xem xét trách nhiệm BTTH đối với 2 chủ thể B và D. Để xác định ai là người BTTH cho anh E ta phải căn cứ vào 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài HĐ theo qui định tại NQ03/2006/NQ-HĐTP:
  6. a) Có thiệt hại thực tế xảy ra : thỏa mãn b) Có hành vi vi phạm pháp luật : thỏa mãn. Ở đây hành vi vi phạm PL là các hành vi của ông B do năng lực yếu kém dẫn đến kết quả khảo sát địa chất là không chính xác, dẫn đến hãu quả làm chân móng yếu gây sập nhà. Hành vi vi phạm PL thứ hai là hành vi của ông D : “việc thi công có nhiều sai phạm” và “chất lượng thi công kém”. c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và hậu quả thiệt hại : thỏa mãn. Ở đây cả hậu quả thiệt hại là hậu quả tất yếu do cả hai hành vi trên mang lại. Nói cách khác thì cả 2 hành vi vi phạm PL trên đều là nguyên nhân trực tiếp và quyết định dẫn đến thiệt hại. d) Người gây ra thiệt hại có lỗi : Rõ ràng các ông B và D đều có lỗi và lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý và cũng có thể là lỗi vô ý. Như vậy rõ ràng ông B và ông D tuy không có sự bàn bạc thống nhất về ý chí nhưng hậu quả xảy ra là không thể tách rời do đó cả hai ông B và D đều phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra về trách nhiệm BTTH . Như vậy, theo qui định tại Điều 627 BLDS thì ông A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông E. Sau khi bồi thường xong, ông A có quyền khởi kiện buộc ông B và ông D phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại cho mình. Nếu chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra theo qui định tại các Điều 608 và Điều 611
  7. BLDS, ông A có thể đòi ông B và ông D bồi thường thiệt hại, không những về các thiệt hại vật chất mà còn về những tổn thất về tinh thần mà ông đã phải gánh chịu:. - Thiệt hại vật chất do : o tài sản bị hủy họai, bị hư hỏng (k2-Đ608) o chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (k4-Đ608) o thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (điểm b-k1-Đ611) - Tổn thất về tinh thần do uy tín của ông bị xâm phạm (mất uy tín với gia đ ình, đồng nghiệp, hay với hàng xóm là ông E chẳng hạn), áp dụng k2-Đ611.
nguon tai.lieu . vn