Xem mẫu

  1. Để làm tốt bài thi môn Địa Lý. Học như thế nào? Địa lý là môn nằm giữa ranh giới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sẽ không đúng nếu nói nó là môn học thuộc lòng. Muốn làm bài thi môn Địa lý cho tốt, các bạn cần phải hiểu để nhớ bài, không nên hiểu mang máng nhất là các khái niệm. Không hiểu rỏ, có học thuộc thì cũng dễ quên và học tủ thì lại càng hỏng vì nguy cơ lệch tủ! Bước vào phòng thi môn Địa lý, các bạn nên chú ý những dụng cụ cần thiết được mang vào phòng thi môn Địa lý đúng theo quy định như trong quy chế tuyển sinh. Làm bài như thế nào? Về lý thuyết. Cần nắm toàn bộ và bao quát kiến thức Địa lý đã được học, nên học từ tổng thể đến các thành phần rồi đến chi tiết. Có thể nêu được những mảng chính sau: - Phần nền tảng và quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến thế mạnh, nguồn lực phát triển của quốc gia, các địa ph ương về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Thứ hai là các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong từng phần phải nắm rõ được hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả có thể có của vấn đề, và đặc biệt là đưa ra được giải pháp của vấn đề.
  2. -Thứ ba là những vấn đề kinh tế - xã hội trong từng vùng. -Thứ tư là một phần không nên bỏ qua: vấn đề VN trong mối quan hệ với các nước trong khu vực. Sau khi nắm vững kiến thức, các bạn nên làm quen với các dạng đề thi khác nhau như: dạng trình bày, phân tích và chứng minh, dạng lý giải, dạng so sánh. Yêu cầu chung là phải nắm vững kiến thức, khả năng chắt lọc, vận dụng kiến thức phù hợp, khả năng tổng hợp kiến thức chứ không đơn thuần là thuộc bài. Về kỹ năng. - Bảng số liệu. Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu. - Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ. Nguyên tắc khi vẽ lược đồ VN là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dông dài.
  3. Sử dụng Atlat. Nếu biết sử dụng Atlat Địa lý một cách có hiệu quả thì các bạn sẽ không còn e ngại vì các địa danh và rất nhiều số liệu phải ghi nhớ. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, các bạn hãy học cách đọc và hiều quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi
nguon tai.lieu . vn