Xem mẫu

  1. Để làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học
  2. Để làm tốt bài thi môn Hóa học, các bạn cần lưu ý: Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa học là phạm vi ra đề rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể để làm bài trắc nghiệm các bạn cần phải nắm vững trọng tâm từng bài, nhận ra sự liên hệ kiến thức giữa các bài để trả lời những câu hỏi loại tổng hợp. Và biết cách giải toán, để có thể giải nhanh, gọn, chọn ra phương án đúng: Cần thuộc công thức tính số mol, cân bằng phương trình để xác định tỷ lệ số mol các chất đề bài cho và hỏi. Đó cũng chính là nội dung cốt lõi của các dạng bài tập sẽ được ra trong đề thi trắc nghiệm môn Hóa học. Một mẹo nhỏ giúp cho các bạn tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học đó chính là: cần nhớ các khái niệm, tính chất và biết cách vận dụng từng trường hợp cụ thể vào bài tập để chọn phương án đúng. Khi nhận đề thi điều đầu tiên các bạn cần đọc thật kỹ từng câu từng chữ nhằm tránh bị sai sót, đồng thời nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu cần trả lời. Đặc biệt cần chú ý tới các từ có ý phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn phương án đúng, nếu các bạn thấy mình xác định được phương án đúng thì cũng hãy đọc hết tất cả các phương án được cho đã rồi hãy quyết định chọn. Điều này sẽ tránh sai sót và khẳng định thêm chắc chắn cho phương án bạn đã chọn là đúng.
  3. CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC . * Đề thi tốt nghiệp THPT: I. Phần chung cho tất cả thí sinh 32 câu: - Este, lipit: 2 câu. - Cacbonhidrat: 1 câu. - Amin, Amino Axit, Protein: 3 câu. - Polime, vật liệu polime: 1 câu. - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6 câu. - Đại cương về kim loại: 3 câu. - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 6 câu. - Sắt, Crom; các hợp chất của chúng: 3 câu. - Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu. - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6 câu.
  4. II: Phần riêng. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu): - Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu. - Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu. - Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu. - Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu. B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu): - Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp, Cacbonhidrat: 2 câu. - Amin, Amino Axit, Protein, Polime, vật liệu polime: 2 câu. - Đại cương về kim loại; Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 2 câu.
  5. - Sắt, Crom; các hợp chất của chúng. Phân biệt một số chất vô cơ; Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 2 câu. * Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên: 40 câu. - Este, lipit: 3. - Cacbonhidrat: 2 - Amin, Amino Axit, Protein: 4. - Polime, vật liệu polime:2 - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá hữu cơ: 6. - Đại cương về kim loại: 4. - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 7. - Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, thiếc; các hợp chất của chúng: 4. - Phân biệt một số chất vô cơ: 1. - Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1
  6. - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ: 6. * Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ. I- Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu). - Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2. - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2. - Sự điện li: 1. - Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3. - Đại cương về kim loại: 2. - Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5. - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6. - Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2.
  7. - Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 - Este, lipit: 2 - Amin, amino axit, protein: 3 - Cacbonhidrat: 1 - Polime, vật liệu polime: 1. - Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 II- Phần riêng: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A- Theo chương trình Chuẩn (10 câu): - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 - Đại cương về kim loại:1
  8. - Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 - Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 - Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu - Amin, amino axit, protein: 1. B- Theo chương trình nâng cao (10 câu): - Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu - Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 - Đại cương về kim loại: 1 - Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2
  9. - Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 - Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu - Amin, amino axit, protein: 1. Trước mắt, các bạn hãy học thật kỹ môn Hóa vô cơ để làm tốt bài thi học kỳ II. Sau đó, sẽ tiếp tục ôn lại môn Hóa hữu cơ và các môn khác để thi tốt nghiệp và thi ĐH - CĐ. Cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học. Cách ôn tập: 1. Hệ thống các kiểu thực nghiệm thường hay được khai thác (phân tích thực nghiệm; chúng thường được sử dụng như thế nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kĩ năng đặc biệt gì trong cách khai thác các thực nghiệm này; thường được sử dụng trong những loại câu hỏi nào?...). - Đối với phần hữu cơ còn phải chú ý đến các quy tắc, quy luật được áp dụng (như quy tắc cộng vào nối bội, quy tắc thế vào vòng thơm...). - Đối với câu hỏi định lượng: chú ý một số thủ thuật hay đ ược sử dụng như đại lượng trung bình, bảo toàn điện tích trong phản ứng oxi hóa - khử hay trong dung dịch;
  10. tăng giảm khối lượng... - Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý đến độ chính xác của nội dung được sử dụng. 2. Phân dạng các loại câu hỏi định tính và định lượng theo chủ đề. 3. Khi học bài, lần đầu phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc loại chủ đề nào? Khai thác kiến thức gì? Kĩ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống chế thời gian... Cách làm bài thi: Khi đọc câu hỏi phải định dạng nhanh xem câu này thuộc loại nào? Cách xử lí thế nào? Nếu là câu bài tập thì có thuộc dạng quen thuộc không? Phải kết hợp cả đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà mình cần tìm. Nếu gặp câu lạ thì để lại rồi quay lại sau. Chúc các bạn thành công! Theo: (Cô Nguyễn Bích Hà, tổ trưởng tổ Hóa học Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam).
nguon tai.lieu . vn