Xem mẫu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN HÓA HỌC – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (KHÔNG PHÂN BAN) KHÁNH HÒA Thời gian làm bài : 60 phút MÃ ĐỀ THI : 316 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) Câu 1) Cho hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ dung dịch, thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Ba kim loại đó là : A. Fe, Cu, Al. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Fe, Ag. Câu 2) Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do : A. Trong các kim loại có các electron hóa trị. B. Trong các kim loại có các electron tự do. C. Có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại. D. Các kim loại đều là chất rắn. Câu 3) Cho a mol của mổi kim loại X,Y,Z (có hóa trị theo thứ tự : 1, 2, 3) tác dụng hết với axit HNO3 loãng, tạo khí duy nhất NO. Lượng khí NO tạo ra nhiều nhất do : A. Kim loại Z. B. Kim loại X. C. Kim loại Y. D. Không xác định Câu 4) Phương trình phản ứng hóa học đúng để điều chế FeCl2 là : A. Fe + Cl2   FeCl2  B. Fe + 2NaCl   FeCl2 + 2Na  B. Fe + CuCl2   FeCl2 + Cu  C. FeSO4 + 2KCl   FeCl2 + K2SO4  Câu 5) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn ta thu được dung dịch X và kết tủa Y. Trong dung dịch X có chứa các muối là : A. Fe(NO3)2 , AgNO3 , Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3 , AgNO3 C. Fe(NO3)2 , AgNO3 D. Fe(NO3)2 Câu 6) Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Số mol NaOH dư có trong dung dịch sau phản ứng là : A. 0,75 mol B. 0,65 mol C. 0,45 mol D. 0,25 mol Câu 7) Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 26. Cấu hình electron của X, chu kỳ và phân nhóm trong hệ thống tuần hoàn lần lượt là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 , chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm VIII. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 , chu kỳ 4, phân nhóm chính nhóm II. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 , chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm V. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 , chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm VI. Câu 8) Kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại là do : A. Năng lượng nguyên tử hóa tương đối nhỏ. B. Năng lượng ion hóa tương đối nhỏ. C. Năng lượng nguyên tử hóa tương đối nhỏ, bán kính nguyên tử nhỏ. D. Năng lượng nguyên tử hóa và năng lượng ion hóa đều tương đối nhỏ. Câu 9) Ống nghiệm 1 đựng 0,3 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3 . Ống nghiệm 2 đựng 0,3 mol HCl. Đổ từ từ ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 2, thì số mol khí CO2 thoát ra là : A. 0,1 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D. 0,3 mol Câu 10) M là kim loại. Phương trình sau đây : Mn+ + ne = M biểu diễn : A. Sự oxi hóa ion kim loại B. Sự khử của kim loại B. Nguyên tắc điều chế kim loại D. Tính chất hóa học chung của kim loại Câu 11) Kim loại tác dụng với dung dịch AgNO3 theo phương trình ion thu gọn : Cu + 2Ag+ = Cu2+ + 2Ag . Kết luận nào sau đây sai : A. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag+ D. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+ C. Ag có tính khử yếu hơn Cu Câu 12) Cho hai kim loại Fe và Al, khi so sánh tính khử của chúng người ta thấy : A. Tính khử của chúng bằng nhau B. Tính khử của sắt lớn hơn tính khử của nhôm C. Tính khử của chúng phụ thuộc vào chất tác dụng nên không so sánh được D. Tính khử của nhôm lớn hơn tính khử của sắt Câu 13) Có dung dịch A chứa hỗn hợp các muối AgNO3 , Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2 . Cho kim loại Fe vào dung dịch A thì Fe sẽ khử các ion kim loại lần lượt theo thứ tự sau : A. Ag+ , Cu2+ , Pb2+ B. Cu2+ , Ag+ , Pb2+ C. Pb2+ , Ag+ , Cu2+ D. Ag+ , Pb2+, Cu2+ Câu 14) Trong các dãy chất sau, tính bazơ tăng dần từ trái sang phải theo thứ tự là : A. LiOH < NaOH < KOH B. NaOH < LiOH < KOH C. KOH < NaOH < LiOH D. LiOH < KOH < NaOH Câu 15) Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng : A. Fe + dd CuSO4 B. Cu + dd HCl C. Cu + dd Fe2(SO4)3 D. Cu + HNO3 Maõ ñeà thi : 316 Trang 1 / 3
  2. Câu 16) Cho 20 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là : A. 6,72 lít B. 11,2 lít C. 2,24 lít D. 4,48 lít Câu 17) Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2 , AgNO3 , Fe(NO3)3. Kim loại tác dụng được với cả 3 dung dịch muối là : A. Ag B. Cu C. Fe D. Cu và Fe Câu 18) Kim loại có tính chất vật lí chung là : A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. Câu 19) Cách nào sau đây không điều chế được NaOH : A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). C. Cho Na tác dụng với nước. D. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với Na2SO4. Câu 20) Phương trình : 2Cl- + 2H2O = 2OH- + H2 + Cl2 xảy ra khi : A. Cho Na tác dụng với nước. B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ). C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ). Câu 21) Có các dung dịch NaOH, Ca(OH)2 , Na2CO3 , NaHCO3 . Dung dịch không phản ứng với khí CO2 là : A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaOH D. Ca(OH)2 Câu 22) Lấy 20 gam hỗn hợp bột Al và Fe2O3 ngâm trong dung dịch NaOH (dư), phản ứng xong người ta thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng Fe2O3 ban đầu trong hỗn hợp là : A. 18 gam B. 15,95 gam C. 13,7 gam D. 17,3 gam Câu 23) Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng : A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết kim loại C. Liên kết ion D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại Câu 24) Khi nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 , nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 , nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư, ta sẽ thu được một sản phẩm giống nhau, đó là : A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. NH4Cl D. NaCl Câu 25) Câu 26) Để phân biệt được 3 dung dịch : NaAlO2 , Al(CH3COO)3 , Na2CO3 bị mất nhãn, người ta chỉ cần dùng một loại thuốc thử là : A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch BaCl2 C. Dung dịch HCl loãng D. Khí CO2 Câu 27) Một ống nghiệm đựng dung dịch X. Dẫn luồng khí CO2 dư đi từ từ vào đáy ống nghiệm, tạo kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan và dung dịch trong suốt. Lấy ống nghiệm đem đun thì thấy trong ống nghiệm lại xuất hiện kết tủa trắng. Dung dịch X là : A. Dung dịch NaAlO2 B. Dung dịch KOH C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch AlCl3 Câu 28) Khi cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư. Fe sẽ bị tác dụng theo phản ứng là : A. 2Fe + 6HNO3   2Fe(NO3)3 + 3H2  B. Fe + 2HNO3   Fe(NO3)2 + H2  C. Fe + 4HNO3   Fe(NO3)2 + 4NO2 + 2H2O  D. Fe + 6HNO3   Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O  Câu 29) Cho hỗn hợp gồm các chất : Al2O3 , ZnO , FeO , MgO tác dụng với khí CO nung nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Hỗn hợp B gồm các chất là : A. Al2O3, Zn, FeO, MgO B. Al, Zn, Fe, Mg C. Al2O3, Zn, Fe, MgO D. Al, Zn, Fe, MgO Câu 30) Câu nói nào sau đây hoàn toàn đúng : A. Cặp oxi hóa của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hóa và một chất khử. B. Dãy điện hóa của kim loại là một dãy những cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của kim loại và chiều giản dần tính khử của ion kim loại. C. Ion Fe2+ có thể đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này, nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác. D. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao để cắt ra. Câu 31) Cho các chất rắn Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca, MgO. Dãy các chất tan hết trong dung dịch NaOH dư là : A. Al, Al2O3, Na2O, Ca B. Al2O3, Mg, Ca, MgO C. Al, Al2O3, Ca, MgO D. Al, Al2O3, Na2O, Mg, Ca Câu 32) Liên kết trong hợp kim là : A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết kim loại C. Liên kết kim loại và cộng hóa trị D. Liên kết ion Maõ ñeà thi : 316 Trang 2 / 3
  3. Câu 33) Cặp chứa cả hai chất đều có khả năng làm mềm nước có độ cứng tạm thời là : A. NaOH, Na3PO4 B. Ca(OH)2 , Na2CO3 C. NaHCO3 , Na2CO3 D. HCl, Ca(OH)2 Câu 34) Trong sản xuất gang, nguyên liệu cần dùng là quặng sắt, than cốc, chất cháy. Nếu nguyên liệu có lẫn tạp chất SiO2 thì chất chảy cần dùng là : A. Ca(NO3)2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. CaCl2 Câu 35) Cho rất từ từ 1 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2 mol NaOH cho đến khi vừa hết khí CO 2 . Khi đó trong dung dịch có chứa chất nào ? A. Na2CO3 và NaOH dư B. Na2CO3 và NaHCO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 Câu 36) Khi cho các chất Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl dư, các chất tan hết là : A. CuO, Al, Fe B. Cu, Al, Fe C. Ag, Al, Fe D. Ag, Cu, Fe Câu 37) Cho vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl2 một ít dung dịch NaOH, ta thấy có các hiện tượng là : A. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan. B. Xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó kết tủa tan. C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó hóa nâu trong không khí. D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ. Câu 38) Hóa tan hoàn toàn 1,58 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe , Zn , Mg bằng dung dịch HCl thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là : A. 6,4 gam B. 6,72 gam C. 4,2 gam D. 5,84 gam Câu 39) Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như : C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là : A. Muối ở dạng dung dịch. B. Muối ở dạng rắn C. Hiđroxit kim loại D. Oxit kim loại Câu 40) Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là : D. Đáp số khác A. 2,16 gam B. 3,24 gam C. 5,4 gam -------------------------------- Hết --------------------------------- Maõ ñeà thi : 316 Trang 3 / 3
nguon tai.lieu . vn