Xem mẫu

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 ( Thời gian 45 phút) Họ và tên: ............................................................ Lớp: .............................................. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 5 Câu hỏi 1: (0,5đ) Nhà nước Văn Lang ra đời tròng hoàn cảnh nào: a. Mâu thuẫn giữa người giầu và người nghèo đã nẩy sinh b. Giải quyết xung đột giữa các bộ tộc c. Nhu cầu trị thuỷ bảo vệ mùa màng d. Cả ba câu đều đúng Câu hỏi 2: (0,5đ) Những nghề thủ công nào sau đây được chuyên môn hoá: a. Đánh cá, nuôi gia súc b. Làm đồ gốm, dệt vải, lụa c. Xây nhà, đóng thuyền d. Câu b và câu c đúng Câu hỏi 3: (0,5đ) Những di chỉ ở thời này, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ cổ không có của cải mang theo, song cũng có một số chôn theo nhiều công cụ và đồ trang sức. Theo em sự khác nhau đó là do: a. Đó là ước muốn của người chết b. Trong xã hội đã có sự phân hoá giầu nghèo c. Những công cụ chôn theo người chết bị hỏng d. Vì lý do khác Câu hỏi 4: (0,5đ) Kinh đô của nước Văn Lang đặt ở: a. Văn Lang (Bạch Hạc – Phú Thọ ngày nay) b. Cổ Loa c. Mê Linh d. Thăng Long Câu hỏi 5: (0,5đ) Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta khẳng định a. Trình độ phát triển của kỹ thuật luyện kim đồng thau của người Văn Lang (họ đã biết rèn sắt) b. Tài năng và kĩ thuật tuyệt vời của cư dân Văn Lang c. Cư dân Văn Lang đã có nền văn hoá kỹ thuật cao d. Bây giờ đã có sự trao đổi giữa các vùng miền
  2. Câu hỏi 6: (2,5đ) Điền voà sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước Văn Lang ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu hỏi 7: (2,5đ) ĐIểm lại những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của dân cư Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Câu hỏi 8: (2,5đ) Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................
  3. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .......................................................................................................................... ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN LS – KHỐI 6 (Thời gian 45’) I.Trắc nghiệm: 2,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D D B A D II.Tự luận Câu 6: * Học sinh điền theo sơ đồ trong SGK (1,5điểm) * Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang (1điểm) - Nhà nước thời Hùng Vương rất đơn giản, chỉ có vài chức quan, chưa có quân đội, chưa có luật pháp, nhưng đã có các cấp từ Trung ương đến làng xã, có người chỉ huy tất cả và có người chỉ huy từng bộ phận. Câu 7: (2,5điểm) Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng: * Vật chất: + Người dân Văn Lang sống thành làng bản (chiềng, chạ)gồm vài chục gia đình. Có làng bản đã biết rào che quanh làng để tránh thú dữ, trộm cướp + Nhà ở phần lớn là nhà sàn làm bằng gỗ, có mái hình thuyền, có cầu thang bằng tre để lên xuống. + Họ căn cơm tẻ, cơm nếp, rau, cà, bầu bí, cá và biết làm bánh trưng, bánh giầy... + Trang phục: Nam thường ở trần, đóng khố, đầu cạo trọc, nữ mặc váy, áo chui đầu xẻ ngực, có yếm che, tóc cắt ngắn hay tết đuôi sam. * Tinh thần: + Lễ hội: Ngoài những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang còn tổ chức lễ hội để vui chơi, nhảy múa với nhau. + Phong tục tín ngưỡng: Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tư nhiên như núi, sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước. + Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cay kẽm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá. Câu 8: (2,5 điểm)
  4. Những ngày lễ hội, mọi người đều ăn mặc đẹp, hoá trang lông chim, họ cùng nhảy múa, vui hát, đánh trống chiêng hoặc đua tài với nhau, nhằm làm cho cuộc sống bớt vất vả và vui tươi hơn. Điều này có nghĩa là họ gần gũi và quý mến nhau hơn, gắn bó với nhau trong một cộng đồng. Những phong tục chung, tín ngưỡng chung giúp cho họ hiểu là họ có cùng nguồn gốc, tổ tiên và do đó càng gắn bó với nhau hơn.
nguon tai.lieu . vn