Xem mẫu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học : 2016 - 2017

MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 01 trang

Câu 1: (2,0 điểm)
Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường”của Hồ Chí Minh (bản dịch thơ) và cho
biết nội dung của bài thơ là gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Câu thơ “-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” thuộc kiểu câu gì? Dùng với
chức năng gì?
Câu 3: (2,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi
gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.”
(Ngô văn Phú)
a. Hãy chỉ ra câu văn có sự đảo trật từ từ trong phần trích?
b. Việc đảo trật tự từ như thế có tác dụng gì?
Câu 4: (5,0 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nội dung lời căn
dặn của Bác (có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tà và biểu cảm).

………………HẾT...................

Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………………
Chữ ký giám thị 1:………………………………………………………………………………….

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU ĐỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
(Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):
HS chép đúng bài thơ (1 điểm)
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.”
HS nêu đúng nội dung (1 điểm)
Bài thơ được viết bằng thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa
tư tưởng sâu sắc; Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian
lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Học sinh xác định đúng kiểu câu nghi vấn (0,5 điểm)
- Được dùng với chức năng: Bộc lộ cảm xúc (0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm):
- Xác định câu đảo trật tự từ: “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.” (1
điểm)
- Xác định tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm “tua tủa” của những mầm măng
(1 điểm)
Câu 4 (5,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu
tả và biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh trình bày theo những gợi ý sau:
1/ Mở bài : (1điểm)
-Học sinh giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận (Vấn đề học tập
quan trọng đối với cuộc đời của mỗi người và đất nước).
-Trích lại lời căn dặn của Bác
2/ Thân bài : (3 điểm)
Học sinh nêu suy nghĩ của mình về các ý sau:
- Thế nào là học tập (Mục đích của việc học. Nội dung và phương pháp
học) (1,5 điểm)

- Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
.(1,5 điểm)
+ Tuổi trẻ là mầm non của đất nước; Có nhiều nhiệt huyết và sáng tạo.
+Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai.
+ Phê phán một số người trẻ tuổi nhưng tự phụ, kiêu căng, đua đòi …
3/ Kết bài (1 điểm )
- Khẳng định lại tầm quan trong của việc học.
-Nêu nhận thức, hành động của bản thân.
Biểu điểm:
- Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên.
- Điểm 4: Đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên.
- Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức. Có vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu
cảm nhưng còn hạn chế; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 2: Bài viết sơ sài, nội dung kiến thức còn lan man. Vận dụng yếu tố tự sự, miêu
tả và biểu cảm chưa được phù hợp. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, không vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; hạn chế về
diễn đạt, dùng từ …
- Điểm 0: Không đạt yêu cầu nào về các biểu điểm trên hoặc bài viết để giấy trắng.
* Lưu ý: Giáo viên trong quá trình chấm bài cần trân trọng sự sáng tạo và cảm
xúc của học sinh./.

nguon tai.lieu . vn