Xem mẫu

Trường THPT HỒNG NGỰ 2
Giáo viên:Phạm Thị Hải Yến Số ĐTDĐ:01665.111.404.

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017
BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI; MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
( Thời gian 45 phút )
I. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ

Vận dụng
Nhận biết

Thông hiểu

4 câu

4 câu

Cấp độ
thấp
2 câu

Cấp độ
cao
1 câu

4 câu

6 câu

3 câu

2 câu

4 câu

6 câu

3 câu

1 câu

3, 0 điểm

4, 0 điểm

Chủ đề
Pháp luật với đời sống
Thực hiện pháp luật
Quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, tôn giáo
Tổng số điểm: 10

II. Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận: 40 CÂU ( 0,25 điểm/ câu )

3, 0 điểm

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ2

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT –HK1
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Giáo dục công dân. Khối 12
Thời gian làm bài: 45 phút.

Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
Câu1: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các:
A. Quan điểm chính trị
B. Chuẩn mực đạo đức
C. Giai cấp cầm quyền
D. Quan hệ chính trị - xã hội
Câu 2: Pháp luật do nhà nước ta xây dựng thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của:
A. Giai cấp công nhân
B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Đa số nhân dân lao động
D. Giai cấp vô sản
Câu 3: . Pháp luật là phương tiện để Nhà nước:
A. Quản lí xã hội
B. Bảo vệ các giai cấp
C. Quản lí công nhân
D. Bảo vệ các công dân.
Câu 4: Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng:
A. Giáo dục
B. Pháp luật
C. Đạo đức
D. Kế hoạch
Câu 5: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:
A. Lợi ích kinh tế của mình
B. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình
C. Quyền và nghĩa vụ của mình
D. Các quyền của mình
Câu 6: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí:
A. Dân chủ và cứng rắn nhất
B. Dân chủ và hiệu quả nhất
C. Hữu hiệu và phức tạp nhất
D. Hiệu quả và khó khăn nhất.
Câu 7: Không có pháp luật xã hội sẽ không có:
A. Trật tự và hạnh phúc
B. Sức mạnh và quyền lực
C. Trật tự và ổn định
D. Hòa bình và dân chủ.

Câu 8: N có điều kiện mà không cứu giúp X đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến
X chết, thì:
A. N vi phạm luật hành chính
B. N vi phạm luật dân sự
C. N vi phạm luật hình sự
D. N vi phạm luật kỉ luật
Câu 9: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.

Câu 10: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong
tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. tự do tín ngưỡng

Câu 11: Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm
sống............................, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và
ý thức chấp hànhpháp luật.
A. Kính phật, thương dân
B. Tuân thủ giới luật
C. Trung thành đức tin
D. Tốt đời đẹp đạo
Câu 12: Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều
được hưởng................................
A. Quyền ngang nhau
B. Nghĩa vụ ngang nhau

C. Lợi ích ngang nhau
D. Quyền và nghĩa vụ ngang nhau
Câu 13:Pháp luật nước ta yêu cầu công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo cũng như các dân tộc
tôn giáo khác nhau phải..................... lẫn nhau.
A. Tôn trọng.
B. Yêu quý
C. Nhường nhịn
D. Học hỏi
Câu 14: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khănvùng dân tộc thiểu số và
miền núi của chính phủ còn có tên gọi khác là:
A. Chương trình 134
B. Chương trình 135
C. Chương trình 136
D. Chương trình 138
Câu 15:Dân tộc được hiểu theo nghĩa là:
A. Một dân tộc ít người
B. Dân tộc Kinh
C. Một bộ phận dân cư của quốc gia
D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ
Câu 16: Yếu tố quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là:
A. Nguồn gốc phát sinh
B. Hậu quả để lại
C. Nghi lễ cúng bái
D. Niềm tin
Câu 17: Ngoài việc thể hiện trong hiến pháp, sự bình đẳng giữa các tôn giáo còn được thể hiện trong
văn bản luật:
A. Pháp lệnh thờ cúng
B. Luật tôn giáo
C. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
D. Luật Tín ngưỡng
Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tín ngưỡng?
A. Yếm bùa
B. Không ăn trứng trước khi thi
C. Thấp hương cữu huyền
D. Xem bói cho tương lai
Câu 19: Nguyễn văn N bị bắt về tội tàn trữ ma túy tem giấy thì:
A. N nhận tội và xin lỗi
B. N bị phạt tiền
C. N bị xử dân sự
D. N phải chịu trách nhiệm pháp lí
Câu 20: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật”
A. Quy định phải làm
B. Không cho phép làm
C. Cho phép làm
D. Quy định
Câu 21: An bị cảnh sát giao thông xử phạt 100.000đ do không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông. Vậy cảnh sát giao thông đã:
A. Áp dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
Câu 22: Em không tham gia buôn bán, tàn trữ, sử dụng chất ma túy. vậy em đã
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Thực hiện pháp luật
Câu 23: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm
những gì mà pháp luật:
A. Cho phép làm
B. Quy định phải làm
C. Không cấm
D. Quy định làm
Câu 24: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật:

A. Cho phép làm
B. Không cấm
C. Cấm.
D. Không cho phép
Câu 25: Chị Q có thu nhập cao, ổn định, hằng năm chị chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu
nhập cá nhân. Trong trường hợp này chị Q đã:
A. Thi hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 26: Khi đủ 18 tuổi chị em đi bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội, vậy chị em đã:
A. Thi hành pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
Câu 27: Bạn Lan không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Trong trường
hợp này Lan đã:
A. Không sử dụng pháp luật
B. Không tuân thủ pháp luật
C. Không áp dụng pháp luật
D. Không thi hành pháp luật
Câu 28: Bà M mượn chị X 50 triệu đến ngày hẹn bà M không trả tiền lại. Chị X làm đơn kiện bà M ra
tòa án. Việc chị X kiện bà M là hành vi:
A. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 29: T tham gia giao thông không mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông phạt 100000đ. Vậy cảnh
sát giao thông đã:
A. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 30: Em không tham gia buôn bán, tàng trữ và không sử dụng ma túy. Vậy em đã:
A. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 31: Anh H dùng điện lạnh cào cá trên sông. Trong trường hợp này, anh H đã:
A. Không tuân thủ pháp luật
B. Không sử dụng pháp luật
C. Không áp dụng pháp luật
D. Không thi hành pháp luật
Câu 32: Quan hệ hôn nhân gắn liền với:
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
B. Quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm
C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình
D. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình
Câu 33: Em tham gia giao thông bằng xe máy và đi theo phía tay trái. Vậy em đã:
A. Vi phạm dân sự
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm hành chính
Câu 34: Chị T lừa bán phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc. Vậy T đã vi phạm:
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm hành chính
Câu 35: Do mâu thuẫn với K, L đã rãi tờ rơi nói K bị bệnh sida và có lối sống không lành. Vậy L phải
chịu trách nhiệm gì?
A. Dân sự
B.Kỉ luật
C. Hình sự
D. Hành chính

Câu 36: Trên đường đi học về, thấy M bị tai nạn giao thông em có điều kiện đưa M đi cấp cứu, vậy
em làm gi?
A. Chạy luôn kẻo liên can
B. Gọi cảnh sát giao thông
C. Gọi cho gia đình M
D. Chở M đi cấp cứu
Câu 37: Để nhân dân thực hiện tốt pháp luật, Nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bằng:
A. tủ sách pháp luật
B. Nhiều hình thức khác nhau
C. dùng đa phương tiện
D. Đăng báo, đài
Câu 38: Mục đích của tuyên truiyền pháp luật là để người dân biết:
A. Quyền và nghĩa vụ của mình
B. Nhiệm vụ và khả năng của mình
C. Quyền và lợi ích của mình
D. Trách nhiệm của công dân
Câu 39: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền gì của công dân?
A. Chính đáng
B. Thiêng liêng
C. Cơ bản
D. Hợp pháp
Câu 40: Quyền của công dân không tác rời:
A. Nghĩa vụ pháp lí
B. Lợi ích công dân
C. Trách nhiệm công dân
D. Nghĩa vụ công dân

nguon tai.lieu . vn