Xem mẫu

SỞ GD- ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT LỚP 10
NĂM HỌC: 2015-2016.
Môn: Địa lí. Chương trình chuẩn.
Thời gian làm bài : 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Đề:
Câu 1(3 điểm): Trình bày và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa?
Câu 2(1 điểm): Nêu nguyên nhân hình thành gió Tây ôn đới, gió mùa?
Câu 3(2 điểm): Gió mùa, frông ảnh hưởng đến lượng mưa như thế nào?giải thích?
Câu 4:(4điểm): Nhiệt độ các tháng ở Đà Lạt:
Tháng
Nhiệt
độ(0C)

1
16,1

2
16,6

3
18,2

4
19,1

5
18,9

6
18,6

7
18,5

8
18,2

9
18,7

a.Tính biên độ nhiệt năm ở Đà Lạt
b.Vẽ biểu đồ đường biểu diễn nhiệt độ các tháng ở Đà Lạt.
c. Nhận xét và giải thích
-------HẾT-------

10
17,7

11
17,6

12
15,7

SỞ GD- ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT LỚP 10
NĂM HỌC: 2015-2016.
Môn: Địa lí. Chương trình chuẩn.

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
* Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa:
- Trong thời gian từ 21-3 đến 23-9( mùa xuân, hạ ở BCB):
+ BCB ngả về phía MT nhiều hơn, thời gian chiếu sáng nhiều hơn, lượng nhiệt nhận được
nhiều hơn, có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ BCN có thời gian chiếu sáng ít hơn, lượng nhiệt nhận được ít hơn, có hiện tượng ngày
ngắn , đêm dài.
-Trong thời gian từ 23-9 đến 21-3( mùa thu, đông ở BCB):
+ BCB có thời gian chiếu sáng ít hơn, lượng nhiệt nhận được ít hơn, có hiện tượng ngày
ngắn , đêm dài.
+ BCN ngả về phía MT nhiều hơn, thời gian chiếu sáng nhiều hơn, lượng nhiệt nhận được
nhiều hơn, có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
*Giải thích: Do trong khi chuyển động quanh MT thì trục của Trái Đất:
- Nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.
- Không đổi phương
Câu 2:
- Nguyên nhân hình thành gió Tây ôn đới : là do sự chênh lệch khí áp giữa
đai áp cao cận nhiệt với áp thấp ôn đới ở 2 bán cầu.
- Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục
địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục
địa và đại dương.
Câu 3:
- Nơi chịu tác động của gió mùa thường có lượng mưa nhiều
Vì, trong một năm thì có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa, mang
theo độ
ẩm lớn nên gây mưa .
-Nơi chịu tác động của Frông thường mưa nhiều.
Vì, đó là nơi diễn ra sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh
dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
Câu 4:
- Biên độ nhiệt năm của Đà Lạt : 3.40C
- Vẽ biểu đồ: đúng dạng, đúng tỉ lệ, đẹp, điền đầy đủ thông tin như tên biểu đồ, nhiệt độ của
từng tháng, đơn vị của mỗi trục.
- Nhận xét và giải thích:
+ Nhiệt độ trung bình các tháng của ĐL thấp, dưới 200C,
+ Biên độ nhiệt thấp.
+ ĐL nằm ở nơi có địa hình cao nên quanh năm nhiệt độ thấp.
-------HẾT-------

BIỂU
ĐIỂM
3điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

0.5 điểm
0.5 điểm

0.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

2 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
4 điểm
0.5 điểm
2 điểm

0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

SỞ GD- ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT LỚP 10
NĂM HỌC: 2015-2016.
Môn: Địa lí. Chương trình chuẩn.
Ma trận:

1. Mục tiêu :
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học.
- Biết được năng lực của học sinh để đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh, từng lớp, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh .
2. Hình thức:
- Hình thức kiểm tra tự luận 100%
3. Ma trận đề kiểm tra:
- Chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số chương là: 3 chương,số tiết 15
(bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: chương 1 bản đồ(giảm tải),
chương II:Vũ trụ ,hệ quả các chuyển động của trái đất,gồm 2 bài ( vũ trụ,hệ mặt trời và trái
đất.Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất-30% số điểm)Chương IIICấu trúc
của trái đất,các quyển của lớp vỏ địa lý gồm 7 bài( Cấu trúc trái đất-thạch quyển.Tác động
của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái
đất(2tiết).Khí quyển,sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất,Sự phân bố khí áp,một số
loại gió chính.Mưa- 70% số điểm) . Ma trận đề kiểm tra như sau:
Hệ quả các
chuyển động của


Nhận biết
Trình bày được hiện
tượng ngày,đêm dài
ngắn khác nhau theo
mùa ở 2 bán cầu

30% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm
Các quyển của
lớp vỏ TĐ

-Nêu được nguyên
nhân sinh ra gió Tây
ôn đới và gió mùa.
-Nêu được ảnh
hưởng của gió mùa,
frong đến lượng
mưa.

Hiểu
Hiểu được nguyên
nhân dẫn đến hiện
tượng ngày,đêm dài
ngắn khác nhau theo
mùa ở 2 bán cầu

Vận dụng

33% TSĐ = 1 điểm
- Giải thích được
ảnh hưởng của gió
mùa, frong đến
lượng mưa.
-Giải thích được sự
thay đổi của nhiệt
độ theo độ cao của
địa hình.

-Vận dụng để tính biên độ nhiêt
năm.
-Vẽ được biểu đồ đường.

70% TSĐ = 7 điểm

30% TSĐ = 2 điểm

100%TSĐ = 10
điểm
TSC = 3 câu

40%TSĐ = 4 điểm

35 % TSĐ= 2.5
điểm
35% TSĐ = 3.5
điểm

35% TSĐ = 2.5 điểm
30% TSĐ = 3 điểm

nguon tai.lieu . vn