Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO KHOA NÔNG ­ LÂM ­ NGƯ NGHIỆP ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT XÃ KIM PHÚ, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2013 ­ 2015 Hệ đào tạo Chuyên ngành Họ tên sinh viên Lớp Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Quản lý đất đai : Phùng Viết Mạnh Tường : Cao đẳng Quản lý đất đai K1 : Nông ­ Lâm ­ Ngư nghiệp : 2013 – 2016 : ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền ThS. Phạm Thị Mai Trang Tuyên Quang, tháng 01/2016 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nếu không có đất đai thì không có sự tồn tại và phát triển của con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế, có giới hạn về diện tích, số lượng. Năng suất sản xuất từ đất đai phụ thuộc vào sự đầu tư và phương pháp khai thác của con người. Trong giai đoạn hiện tại, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các vấn đề về dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa… làm cho nhu cầu về đất đai ngày càng tăng trong khi đất đai chỉ có hạn. Theo đó việc sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai chặt chẽ tuân theo pháp luật là hết sức quan trọng. Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp tìm ra những hợp lý và bất hợp lý trong quá trình sử dụng đất. Từ đó đưa ra được các định hướng sử dụng đất phù hợp với địa phương, góp phần xây dựng chiến lược sử dụng đất bền vững, lâu dài, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội. Để đáp ứng những yêu cầu đó ta cần đánh giá một cách chính xác hiện trạng sử dụng đất để tìm ra những bất lợi trong quá trình sử dụng đất còn tồn tại, giúp khắc phục những khó khăn, đề xuất ra được các giải pháp sao cho giải quyết được các tồn tại đó và giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mang lợi ích cho cộng đồng. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Nông – Lâm ­ Ngư nghiệp Trường đại học Tân Trào, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền và cô giáo: ThS. Phạm Thị Mai Trang, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013 – 2015”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất của xã, từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện của xã. Định hướng sử dụng đất cho địa phương giai đoạn 2016­2020. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất. 2.1.1. Tình hình nghiên cứu về đất trên thế giới 2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. 2.1.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Cơ sở lý luận và pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất. 2. 2.1. Cơ sở lý luận của đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.2.12. Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2.2.1.3. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất và quản lý Nhà nước về đất đai. 2.2.2. Cơ sở pháp lý của đánh giá hiện trạng sử dụng đất PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ quỹ đất tự nhiên xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Toàn bộ địa giới hành chính xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi thời gian: giai đoạn 2013 – 2015. 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm: xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ 22/02/2016 – 17/4/2016. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Kim Phú 3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Kim Phú 3.4.3. Đánhgiáhiệntrạngsửdụngđất củaxãgiaiđoạn2013­2015 3.4.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã 3.4.5. Định hướng sử dụng đất của xã đến năm 2020 3.4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 3.5. Phương pháp nghiên cứu. 3.5.1. Phương pháp chuyên khảo, điều tra thu thập hệ thống thông tin số liệu liên quan đến đề tài Đây là phương pháp điều tra tài liệu, số liệu trong phòng, thu thập các tài liệu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất. Gồm: Điều tra ngoại nghiệp: Đi thực tế để quan sát, đo đếm, tìm hiểu các yếu tố. Điều tra nội nghiệp: Tiến hành thu thập số liệu: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn