Xem mẫu

1 KHỐI KIẾN THỨC I Câu 1: Phân tích biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. K/N: CSHT là tổng hợp những quan hệ xã hội tạo thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhật định. KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo,… với những thể chế tương ứng nhà nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể,… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. Như vậy CSHT hình thành 1 cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất xã hội, trong xã hội có giai cấp cơ sở hạ tầng cũng có giai cấp. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: ­ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng ( CSHT) đối với kiền trúc thượng tầng ( KTTT). + CSHT nào sinh ra KTTT ấy + KTTT là sự phản ánh CSHT, CSHT nào cũng có sự phát triển KTTT tương ứng tính chất của KTTT do tính chất của CSHT quy định. + Khi CSHT cũ mất đi, CSHT mới ra đời thì sớm hay muộn KTTT cũ mất đi, KTTT mới ra đời đảm bảo sự tương ứng của nó. + Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì chiếm địa vị thống trị tinh thần mâu thuẫn trong đời sống kinh tế quy định tính chất, mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong đời sống kinh tế. ­ Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT. 2 + Trong bất kỳ tình huống nào KTTT cũng ra sức bảo vệ và phát triển CSHT đã sinh ra nó trong đó nhà nước là mạnh nhất gần CSHT nhất và bảo vệ CSHT trực tiếp nhất. + Trong XH có giai cấp, KTTT có vai trò định hướng cho CSHT hoạt động theo nhu cầu, mục đích của GC thống trị trong đó KTTT chính trị giữ vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế. + Các bộ phận của KTTT cũng tác động trở qua lại lẫn nhau và đều tác động qua lại đối với CSHT nhưng các bộ phận đó chỉ thực sự phát huy tác dụng hiệu lực thông qua nhà nước, pháp luật và các thể chế tương ứng. + Sự tác động trở lại của KTTT với CSHT theo 2 hướng đó là sự tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, CSHT phát triển. Nếu không phù hợp thì sẽ cản trở kìm hãm sự phát triển của kinh tế thạm chí đẩy nền kinh tế rơi vào trạng thái cải tạo khủng hoảng trầm trọng. Câu 2. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn *Khái niệm về thực tiễn: là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất, có mục đích chung mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn không phải là tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất – cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng. 3 VD Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như xây nhà, đắp đê, cày ruộng,v.v… Thực tiễn là những hoạt động có tính LS­XH. Nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người, và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định. Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của hoạt động thực tiễn. VD Đào một cái ao, mục đích của đào ao là để nuôi cá. *Các Hthức của thực tiễn Có ba hthức thực tiễn cbản Một là, sản xuất vật chất. Đó là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con người. Hai là, những hoạt động chính trị­xã hội. Chẳng hạn như đấu tranh giải phóng dân tộc, mít tinh, biểu tình ... Ba là, hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là hình thức đặc biệt, bởi lẽ trong thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào nhận thức và cải tạo thế giới. VD Muốn tìm ra một loại giống lúa tốt thì phải đưa vào thực nghiệm khoa học (dùng phương pháp lai, khi đạt được lúa giống tốt thì mới đưa ra ngoài xã hội áp dụng. Ba hình thức thực tiễn này liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó, sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định, hai hình thức kia có ảnh 4 hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất. *Khái niệm về lý luận: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù. Lý luận có những đặc trưng Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lô gic chặt chẽ. Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Không có trí thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận. Thứ ba, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong mối quan hệ đó được thể hiện ở hai vai trò cụ thể như sau: ­ Vai trò của thực tiễn đối với lý luận: Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng. Ví dụ: chính đo đạc ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hilạp­cổ đại là cơ sở cho định lý Talét, pitago,… ra đời. Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời. Nói cách khác, thực tiễn là người đặt 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn