Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ A. Học thuyết giá trị: Là lý luận về nền sản xuất hàng hóa với phạm trù trung tâm - phạm trù giá trị- Sản xuất hàng hóa giản đơn là cơ sở, tiền đề của phương thức sản xuất TBCN. Vì vậy học thuyết giá trị lao động là cơ sở lý luận của học thuyết giá trị thặng dư. Những vấn đề cơ bản của học thuyết giá trị lao động tập trung trong chương III: Sản xuất hàng hóa và các qui luật kinh tế của sản xuất hàng hóa. I.Sản xuất hàng hoá 1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa a. Khái niệm sản xuất hàng hóa. So sánh với sản xuất tự cấp tự túc. b. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa b.1. Điều kiện thứ nhất: Phân công lao động xã hội(PC LĐ XH) (điều kiện cần). b.1.1. Khái niệm phân công lao động xã hội. b.1.2. Sự phát triển của hệ thống phân công lao động xã hội dưới sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ( CM KH-CN) b.1.3. Phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền đề của sản xuất hàng hóa (Nói cách khác vai trò của PC LĐ XH đối với sự ra đời của SX HH) b.2. Điều kiện thứ hai: Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa (Điều kiện đủ). b.2.1. Hiểu thế nào về sự tách biệt … b.2.2. Nguyên nhân của sự tách biệt … b.2.3 Vai trò của sự tách biệt … đối với sự ra đời của SX HH (Chú ý: Phải hội đủ cả 2 điều kiện mới có sản xuất hàng hóa và ngược lại khi hội đủ hai điều kiệu thì nền sản xuất là SX HH ). 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa thể hiện. a.1. Mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán. a.2. Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội. Và mâu thuẫn giữa tính tư nhân và tính xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn. b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa thể hiện (so với sản xuất tự cung tự cấp). b.1. Thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển, phá vỡ tính tự cấp tự túc, tính bảo thủ của sản xuất tự cấp tự túc, phát huy lợi thế về tự nhiên, kỹ thuật và con người .v.v… b.2. Sản xuất hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội và là động lực phát triển sản xuất. b.3. Bắt buộc phải thực hiện yêu cầu của các quy luật kinh tế trong sản xuất hàng hóa (qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu…) và việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. 1/10
  2. b.4. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. (Chú ý: 1. Ngoài những ưu thế kể trên, sản xuất hàng hóa còn có những mặt trái vốn có của nó. 2. Khi so sánh giữa SX HH với Sx tự cấp tự túc cần nhấn mạnh đến sự khác nhau về mục đích sản xuất, trình độ kỹ thuật và tính phụ thuộc vào tự nhiên, đặc biệt là năng suất lao động). II. Hàng hóa. 1. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. a. Khái niệm hàng hóa. Ba đặc trưng trong khái niệm hàng hóa: chú ý tới đặc trưng trao đổi mua bán b. Hai thuộc tính của hàng hóa: Đã là hàng hóa phải có đủ hai thuộc tính là giá trị sử dụng (GTSD) và giá trị b.1. Giá trị sử dụng của hàng hóa b.1.1. Khái niệm giá trị sử dụng. b.1.2. Cơ sở quyết định giá trị sử dụng và vì sao GTSD là phạm trù vĩnh viễn. b.1.3. Giá trị sử dụng với sự phát triển của CM KH-CN và tri thức con người b.1.4 GT SD trong nền sản xuất hàng hóa. b.2. Giá trị của hàng hóa ( thực thể hay mặt chất của giá trị) b.2.1. Giá trị trao đổi. b.2.2 Giá trị là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. b.2.3. Giá trị là phạm trù biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa và là phạm trù lịch sử. b.2.4 Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi b.3. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa. b.3.1. Tính thống nhất. b.3.2. Tính mâu thuẫn. b.3.3. Biểu hiện của mâu thuẫn. - Với tư cách là GT SD và với tư cách là giá trị - Sự tách rời giữa việc thực hiện giá trị và thực hiện GT SD b.3.4 Mâu thuẫn nội tại của hàng hóa 2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Lao động luôn là hoạt động cơ bản trong mọi hình thái KT - XH. Nhưng chỉ trong nền SX HH lao động mới có tính hai mặt: là lao động cụ thể và là lao động trừu tượng. a. Lao động cụ thể. a.1. Khái niệm lao động cụ thể. a.2. Lao động cụ thể và sự phát triển của hệ thống phân công lao động xã hội. a.3. Vai trò của lao động cụ thể: tạo ra GT SD của HH. b. Lao động trừu tượng. b.1. Khái niệm lao động trừu tượng. b.2. Là lao động đồng nhất, đồng chất của con người b.3. Vai trò của lao động trừu tượng: tạo ra GT của hàng hóa. b.4. Chỉ trong SX HH mới phải quy mọi lao động cụ thể thành lao động trừu tượng (Chú ý: Đây là tính 2 mặt của 1 lao động- lao động của người sản xuất hàng hóa - chứ không phải là 2 loại lao động). c. Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn. c.1. Lao động tư nhân và biểu hiện của nó. 2/10
  3. c.2. Lao động xã hội và biểu hiện của nó. c.3. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa giản đơn. c.3.1. Biểu hiện của mâu thuẫn. - Sự phù hợp và không phù hợp của hàng hóa với nhu cầu xã hội. - Hao phí lao động cá biệt có thể phù hợp hoặc không phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. c.3.2. Mâu thuẫn cơ bản của SX HH giản đơn và khủng hoảng thừa d. Ý nghĩa của lí luận về tính hai mặt của lao động SX HH (do C. Mác phát hiện) đem lại cho học thuyết giá trị cơ sở khoa học thực sự. 3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị. a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa: Thời gian lao động xã hội cần thiết. a.1. Lượng giá trị của hàng hóa và đơn vị đo lường a.2. Thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết a.3. Thước đo lượng giá trị: thời gian lao động xã hội cần thiết a.3.1. Định nghĩa thời gian lao động xã hội cần thiết a.3.2. Thời gian lao động xã hội cần thiết là đại lượng biến đổi, nên phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết tức lượng giá trị của hàng hóa b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. b.1. Năng suất lao động. b.1.1 Khái niệm năng suất lao động b.1.2. Tác động của NSLĐ tới lượng giá trị của một hàng hóa b.2. Lao động giản đơn và lao động phức tạp. b.2.1. Hiểu thế nào làlao động giản đơn và lao động phức tạp. b.2.2 Tác động của chúng đối với lượng giá trị của hàng hóa b.3. Cường độ lao động. b.3.1. Khái niệm cường độ lao động b.3.2 Vai trò của cường độ lao động đối với giá trị của hàng hóa b.3.3. Thực chất của tăng cường độ lao động c. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa. W=c+v+m W: Giá trị hàng hóa c: Giá trị cũ (giá trị TLSX đã hao phí để sản xuất hàng hóa do lao động quá khứ tạo ra) v + m: Giá trị mới do lao động sống(lao động hiện tại) của người sản xuất hàng hóa tạo ra W= c+v+m = Giá trị cũ + Giá trị mới = Lao động quá khứ + Lao động sống d. Ý nghĩa thực tiễn rút ra của việc nghiên cứu III. Qui luật giá trị. Hình thức biểu hiện hoạt động 1. Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất hàng hóa. a. Nội dung (yêu cầu) của quy luật. a.1. Yêu cầu chung: lấy hao phí lao động xã hội cần thiết làm cơ sở a.2. Đối với sản xuất. a.2.1 So sánh hao phí lao động cá biệt với hao phí lao động xã hội cần thiết 3/10
  4. a.3. Đối với lưu thông: Lưu thông (mua bán trao đổi) phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết tức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. a.3.1. Thế nào là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá b. Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. c. Tác dụng của quy luật giá trị. c.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. c.2. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh c.3. Bình tuyển những nhân tố tích cực, đào thải những nhân tố tiêu cực của nền sản xuất c.4. Tác dụng tiêu cực của quy luật. Chú ý tới tác dụng phân hóa những người SX HH thành giầu nghèo tạo cơ sở ra đời của QH SX TBCN và vấn đề ô nhiễm môi trường mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người 2. Hình thức biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong quá trình phát triển của CNTB a. Thời kỳ tự do cạnh tranh và quy luật giá cả sản xuất b. Thời kỳ độc quyền và quy luật giá cả độc quyền B. Học thuyết giá trị thặng dư - Học thuyết giá trị thặng dư là " hòn đá tảng" trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin. Học thuyết giá trị thặng dư đã phân tích và chỉ ra bản chất bóc lột của các quan hệ kinh tế trong xã hội tư bản. I. Hàng hóa sức lao động - chìa khóa để giải đáp mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản 1. Giới thiệu công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của nó. a. Công thức chung của tư bản: T - H - T' (T' = T + ᐃt) b. Mâu thuẫn của công thức chung. 2. Sức lao động và điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa. a. Khái niệm sức lao động b. Điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa b.1. Người lao động được tự do về thân thể b.1.1 Ý nghĩa của sự tự do về thân thể đối với việc mua bán sức lao động b.2. Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất b.2.1 Ý nghĩa của việc bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất để biến sức lao động thành đối tượng mua bán Chú ý: Phải hội đủ hai điều kiện trên mới biến sức lao động thành hàng hóa và hai điều kiện đó được thực hiện trong lịch sử như thế nào c. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động c.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động. c.1.1 Thước đo giá trị hàng hóa sức lao động c.1.2. Các bộ phận cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động. c.1.3. Sự khác biệt của hàng hóa sức lao động so với hàng hóa thông thường về mặt giá trị. c.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. c.2.1. Giá trị sử dụng và quá trình sử dụng giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động - 4/10
  5. quá trình lao động sản xuất. c.2.2. Đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động trong quá trình tiêu dùng(hay sử dụng) nó d. Nghiên cứu hàng hóa sức lao động rút ra hai kết luận: d.1. Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đăc biệt (từ c.1.3. và c.2.2.) d.2. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải đáp mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản e. Ý nghĩa của lí luận hàng hóa sức lao động e.1. Sức lao động trở thành hàng hóa là tiền đề để biến tiền thành tư bản e.2. Sức lao động trở thành hàng hóa làm thay đổi hẳn phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, làm cho sản xuất hàng hóa trở thành phổ biến, báo hiệu sự ra đời của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của CNTB 3. Bản chất và các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư a. Bản chất của giá trị thặng dư a.1. Đặc điểm và thực chất của quá trình sản xuất giá trị thặng dư a.2. Các kết luận rút ra từ sự phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư ( 3 k?t lu?n :về giá trị thặng dư; về ngày lao động và về mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản) a.3. Bản chất của giá trị thặng dư ( kết luận thứ nhất) a.3.1. Giá trị thặng dư ( nội dung) a.3.2. Giá trị thặng dư là phạm trù nói lên quan hệ bản chất của CNTB- quan hệ bóc lột giữa giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân. b. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư b.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối b.1.1. Giá trị thặng dư tuyệt đối là gì b.1.2. Điều kiện hình thành giá trị thặng dư tuyệt đối b.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối b.2.1. Giá trị thặng dư tương đối là gì b.2.2. Điều kiện và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Chú ý tới việc hạ giá trị sức lao động thông qua việc hạ giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần cho người công nhân và con cái anh ta bằng việc nâng cao năng suất lao động. b.3. Sự kết hợp hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB b.4. Ý nghỉa thực tiễn rút ra từ sự nghiên cứu 4. Bản chất của tư bản, tư bản bất biến (TBBB) và tư bản khả biến (TBKB), tư bản cố định (TBCĐ) và tư bản lưu động (TBLĐ) a. Bản chất của tư bản. a.1. Quan điểm của các học giả tư sản về tư bản và công thức T - T' a.2. Quan điềm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tư bản a.2.1. Tư bản là phạm trù kinh tế nói lên quan hệ bản chất trong chủ nghĩa tư bản - quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động b. Sư phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. b.1. Khái niêm tư bản bất biến và vai trò của nó(kí hiệu là c) . b.2. Khái niệm tư bản khả biến và vai trò của nó(kí hiệu là v). b.3. Căn cứ phân chia b.4. Ý nghĩa của việc phân chia c. Sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động. 5/10
  6. c.1. Khái niệm tư bản cố định c.2. Khái niệm tư bản lưu động c.3. Hai loại hao mòn của tư bản cố định c.4. Căn cứ phân chia c.5. Ý nghĩa của việc phân chia(liên quan trực tiếp tới hao mòn tư bản cố định và nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định và tư bản lưu động) d. So sánh giữa hai cặp phạm trù TBBB, TBKB với TBCĐ, TBLĐ TBBB(c) TBCĐ T TBKB(v) TBLĐ So sánh: - Về khái niệm - Về căn cứ phân chia - Về ý nghĩa phân chia - Về lượng 5. Tích lũy tư bản a. Thực chất, nguồn gốc, động cơ của tích lũy tư bản a.1. Thực chất a.2. Nguồn gốc a.3. Động cơ b. Những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ tư bản b.1.Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m') b.2. Trình độ năng suất lao động b.3. Chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. b.4. Qui mô tư bản ứng trước. c. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu. C. Sở hữu tư liệu sản xuất (TLSX) và nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ lên CHXH ở Việt Nam. I. Sở hữu TLSX trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. 1. Quan hệ chiếm hữu và sở hữu. a. Chiếm hữu là phạm trù nói lên quan hệ giữa người với tự nhiên và là phạm trù vĩnh viễn. b. Sở hữu là hình thức xã hội của hành vi chiếm hữu, biểu hiện quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải vật chất và là phạm trù lịch sử. b1. Sở hữu tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất. b2. Vai trò của sở hữu TLSX trong hệ thống QHSX c. Các loại hình và hình thức sở hữu khác nhau về TLSX c.1. Hai loại hình sở hữu cơ bản về TLSX c.1.1 . Mỗi phương thức sản xuất có loại hình sở hữu đặc trưng c.2. Các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam c.2.1. Mỗi loại hình sở hữu có thể có nhiều hình thức sở hữu khác nhau và mối quan hệ biện chứng của chúng. c.2.2. Sự đan xen, tác động, xâm nhập giữa các loại hình sở hữu và các hình thức sở hữu. 6/10
  7. c.3. Cơ sở khách quan của sự tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX c.3.1. Sự tồn tại các loại hình sở hữu, các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người, mà do lực lượng sản xuất quyết định. c.3.2. Tình trạng lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong TKQĐ và sự tồn tại các loại hình, các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX. 2. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. a. Khái niệm thành phần kinh tế. a.1. Mối quan hệ giữa loại hình sở hữu, hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và các hình thức biểu hiện của thành phần kinh tế. b. Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở VN trong TKQĐ. b.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và QHSX. b.2. Sự tồn tại đan xen của các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới ra đời trong quá trình cải tạo xây dựng CNXH. c. Vai trò tác dụng của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. d. Các thành phần kinh tế ở VN trong TKQĐ: 5 thành phần d.1. Thành phần kinh tế nhà nước. d.1.1. Cơ sở sở hữu về TLSX d.1.2. Hình thức biểu hiện d.1.3. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước; mối quan hệ giữa vai trò chủ đạo với định hướng XHCN của nền kinh tế. d.1.4. Cải tạo, xây dựng thành phần kinh tế nhà nước d.2. Thành phần kinh tế tập thể d.2.1. Cơ sở sở hữu về TLSX d.2.2. Nguyên tắc tổ chức và hình thức biểu hiện d.2.2. Vai trò của kinh tế tập thể d.3. Thành phần kinh tế tư nhân: bao gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. d.3.1. Cơ sở sở hữu về TLSX d.3.2. Vai trò của chúng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần d.4. Thành phần kinh tế TB nhà nước d.4.1. Cơ sở sở hữu về TLSX d.4.2. Vai trò của thành phần kinh tế này trong việc cải tạo, xây dựng hệ thống QHSX mới d.5. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài e. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và định hướng XHCN của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. D.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. I. Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). 1. Tính tất yếu của CNH, HĐH. a. Khái niệm CNH, HĐH. a.1. Sự phát triển của khái niệm và nguyên nhân của nó. a.2. Quan niệm CNH, HĐH của Đảng ta hiện nay. b. Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH: CNH, HĐH là quá trình mang tính quy luật chung của sự phát triển lực lượng sản xuất (LLSX) thể hiện ở vấn đề xây dựng cơ sở vật 7/10
  8. chất - kỹ thuật của CNXH. b.1. Khái niệm cơ sở VC - KT của một phương thức sản xuất (PTSX). b.1.1. Cơ sở VC-KT của CNTB và trước CNTB b.2. Cơ sở VC - KT của CNXH. b.3. Xây dựng cơ sở VC-KT của CNXH là một tất yếu khách quan đối với tất cả các nước bước vào TKQĐ lên CNXH thông qua CNH, HĐH. b.3.1. Đối với các nước đã phát triển TBCN ở các trình độ khác nhau b.3.2. Đối với các nước chưa phát triển TBCN b.3.3. Xây dưng CS VC-KT của CNXH là tất yếu khách quan thông qua quá trình CNH, HĐH 2. Tác dụng của CNH, HĐH. a. Tác dụng quyết định đối với sự phát triển LLSX, thay đổi về chất nền sản xuất xã hội b. Tác dụng quyết định đối với những vấn đề chính trị c. Tác dụng quyết định đối với những vấn đề xã hội d. Tác dụng quyết định đối với an ninh quốc phòng Chú ý: Từ tính tất yếu khách quan và tác dụng quyết định của CNH, HĐH (tức tác dụng quyết định của việc xây dựng thành công cơ sở VC-KT của CNXH) đối với kinh tế, chính trị, xã hội…. càng khẳng định CNH, HĐH là tất yếu khách quan và vì vậy CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trong tâm trong suốt TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. II. Mục tiêu, quan điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. 1. Mục tiêu CNH, HĐH ở nước ta. a. Mục tiêu tổng quát của CNXH b. Mục tiêu lâu dài của CNH, HĐH c. Mục tiêu trước mắt của CNH, HĐH d. Mối quan hệ biện chứng giữa các mục tiêu 2. Quan điểm về CNH, HĐH ở nước ta. III. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. 1. Nội dung cơ bản của CNH, HĐH. a. Phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở VCKT của CNXH - trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất XH và áp dụng những thành tựu KH-CN hiện đại a.1. Chuyển lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc tức cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân đi liền với điện khí hóa và tự động hóa a.2. Đối tượng của CNH, HĐH a.3. Phát triển KH- CN trong điều kiện của VN b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội. b.1. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. b.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế hợp lý b.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu KT với sự phát triển của LLSX và QHSX b.1.3. Cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại trong diều kiện kinh tế thị trường b.1.4. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế b.2. Tiến hành phân công lại lao động xã hội. b.2.1 Sự dịch chuyển cơ cấu lao động b.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động c. Thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN c.1. CNH, HĐH trước hết nhằm phát triển LLSX. Song đó cũng là quá trình thiết lập, 8/10
  9. củng cố và hoàn thiện QHSX phù hợp theo định hướng XHCN c.2. Tình trạng LLSX hiện nay ở VN và hệ thống các QHSX c.3. Tiêu chuẩn để xem xet sự phù hợp của QHSX theo định hướng XHCN 2. Những nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm trước mắt. IV. Những tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta. 1. Tạo vốn cho CNH, HĐH. 2. Đào tạo nguồn nhân lực. 3. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. 4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. (Chú ý: Mối quan hệ biện chứng của các tiền đề đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ). E. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. I. Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường (KT3) ở Việt Nam. 1. Sự tồn tại khách quan và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. a. Khái niệm kinh tế thị trường. a.1. KTTT là trình độ phát triển cao của KTHH do sự phát triển của LLSX quyết định a.2. Ba giai đoạn phát triển của KTHH: Sản xuất hàng hóa giản đơn, KTTT tự do, KTTT hiện đại a.3. Đặc điểm chung của KTTT b. Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hóa ở Việt Nam. b.1. Phân công lao động XH b.2. Sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX và sự tách biệt về KT của các chủ thể KT b.3. Sự cần thiết của các quan hệ hàng hóa- tiền tệ c. Tác dụng của phát triển kinh tế thị trường. 2. Thực chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN 3. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. a. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. b. Về sở hữu TLSX và nhiều thành phần KT trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. c. Về phân phối: Nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu d. Về quản lý: Cơ chế vận hành nền KT là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nươc XHXN e. Về tính định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường và nền KT mở, hội nhập. 4. Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. a. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. b. Đẩy mạh CNH, HĐH, ứng dụng nhanh tiến bộ KH- CN; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động XH c. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường d. Mở rộng và nâng cao hiệu quả KT đối ngoại e. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả. 9/10
  10. f. Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nước II. Cơ chế thị trường và quản lý nhà nước đối với KTTT phát triển XHCN 1. Cơ chế thị trường. a. Khái niệm cơ chế thị trường a.1. Là cơ chế điều tiết vốn có của KTTT a.2. Khái niệm cơ chế thị trường b. Biểu hiện hoạt động của cơ chế thị trường là giá cả thị trường b.1. Chức năng của giá cả thị trường b.2. Các yếu tố tác động đến giá cả thị trường c. Ưu khuyết tật của cơ chế thị trường 2. Quản lý nhà nước đối với KTTT phát triển theo hướng XHCN a. Quản lý của nhà nước XHCN đối với KTTT phát triển theo hướng XHCN là tất yếu khách quan xuất phát từ: a.1. Vai trò KT trực tiếp thuộc nhà nước XHCN ( xuất phát từ bản chất của XHCN) a.1.1. Mục đích quản lý của Nhà nước : dân giàu nước mạnh XH công bằng dân chủ văn minh a.1.2. Chức năng quản lý của nhà nước XHCN a.2. Khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường. b. Các công cụ quản lý b.1. Hệ thống pháp luật b.2. Kế hoạch hóa b.3. Lực lượng KT của nhà nước b.4. Các chính sách tài chính, tiền tệ b.5. Công cụ điều tiết KT đối ngoại (Chú ý: Các công cụ: Hệ thống pháp luật, kế hoạch và thị trường xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế chính trị (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. 2. Câu hỏi và bài tập Kinh tế chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. 2. Đề cương Hướng dẫn môn Kinh tế chính trị (của Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Tôn đức Thắng), năm 2009. TP. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2009 Hiệu trưởng duyệt Trưởng khoa/Trưởng bộ môn Lý luận chính trị (đã ký) (đã ký) NGƯT,.TS. LÊ VINH DANH TS. THÁI HỮU TUẤN 10/10
nguon tai.lieu . vn