Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2013 - 2014 A. LƯU Ý CHUNG. 1. Chương trình ôn tập từ tuần 1 đến hết tuần 15 theo PPCT Ngữ văn 11 (ôn tập tập trung vào phần văn học Việt Nam hiện đại). 2. Đề thi HKI gồm 3 câu: Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra kiến thức (tất cả các bài đã học NV 11 – trừ đọc thêm và giảm tải). Câu 2 (3 điểm): Viết đoạn văn NLXH về đề tài tư tưởng đạo lí. Câu 3 (5 điểm): Viết bài văn NLVH – phân tích nhân vật, đoạn trích hoặc cả tác phẩm văn xuôi. B. CÂU HỎI ÔN TẬP: I. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC (2đ) Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học hiện đại - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Câu 4: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Câu 5: Vì sao Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù lại cho rằng: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Câu 7: Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa gì? Câu 8: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Câu 9: Viết về đề tà người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu cho từng đề tài. 1
  2. Câu 10: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3đ) Học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một tư tưởng đạo lí (tối thiểu 100 từ) có sự vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5đ) Một số đề gợi ý tham khảo: Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đề 4: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo kể từ khi gặp thị Nở cho tới lúc bị thị từ chối tình yêu. (Chí Phèo - Nam Cao) Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao) 2
  3. GỢI Ý TRẢ LỜI I/ CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC (2đ) Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Gợi ý trả lời - Nền văn học được hiện đại hóa. - Nhịp độ phát triển mau lẹ. - Phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học. Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Gợi ý trả lời • Về nội dung: - Tiếp tục phát huy truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. - Đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ • Về nghệ thuật: - Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. - Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được những thành tựu đáng kể.. - Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại. Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Gợi ý trả lời - Đoàn tàu là biểu tượng của một thới giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng. - Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm, và quẩn quanh của người dân phố huyện. - Đối với chị em Liên, chuyến tàu gợi nhớ về tuổi thơ đẹp ở Hà Nội. Chuyến tàu đêm – hình ảnh gửi gắm tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam. 3
  4. Câu 4: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Gợi ý trả lời - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng cảm xúc mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. - Bút pháp tương phản, đối lập. - Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. - Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. - Giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ, chất trữ tình. Câu 5: Vì sao Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù lại cho rằng: Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Gợi ý trả lời: -Bởi vì: + Không gian khác thường: cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù. + Thời gian khác thường: giữa đêm khuya. + Người xin chữ và người cho chữ khác thường: Người xin chữ là quản ngục – Người cho chữ là tử tù Không còn ranh giới giữa từ tù và quản ngục. Huấn Cao cho chữ và khuyên quản ngục những lời chân thành dành cho tri âm. -Nhận xét: + Cảnh cho chữ được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính và giàu giá trị tạo hình. + Qua cảnh tượng này, chủ đề tác phẩm được thể hiện sâu sắc: đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Gợi ý trả lời - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo. 4
  5. - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. Câu 7: Nhan đề “ Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa gì? Gợi ý trả lời Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (niềm vui, niềm hạnh phúc của một gia đình có tang): - Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng. - Hàm chứa tiếng cười chua chát của nhà văn. - Kích thích trí tò mò của người đọc. - Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn. Câu 8: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Gợi ý trả lời - Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống. - Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo. - Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo. - Nhà văn phải có lương tâm. Câu 9: Viết về đề tà người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu cho từng đề tài. Gợi ý trả lời • Đề tài về người trí thức nghèo: - Nhà văn viết về cảnh sống nghèo khổ, bế tắc, đặc biệt là bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Những truyện không muốn viết, Cười, Quên điều độ, nước mắt,… • Đề tài về người nông dân nghèo: 5
  6. - Nói lên cuộc sống tối tăm, cơ cực và nhiều lúc dẫn đến tình trạng tha hóa của người nông dân do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra. Đồng thời phát hiện, khẳng định và ca ngợi phẩm chất lương thiện, tốt đẹp bên trong của người nông dân. - Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Lang Rận,… Câu 10: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? Gợi ý trả lời Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: - Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người. - Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. - Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc. - Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị. II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3đ ) Học sinh viết một đoạn văn ngắn có sự vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. Một số đề tài gợi ý: - Về nhận thức: lí tưởng sống, mục đích sống,.. - Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, khiêm tốn, thói ích kỉ,… - Về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, anh em,.. - Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn,.. IV. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5đ) Một số đề gợi ý tham khảo: 6
  7. Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nhân vật Liên - Phố huyện lúc chiều tàn (cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ) gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. - Khi phố huyện về đêm, khung cảnh thiên nhiên ngập tràn bóng tối, Liên cảm thấy buồn bã, yên lặng dõi theo và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ (như mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi). - Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến và nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo ước mơ về một thới giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng cảm xúc mong manh mơ hồ của nhân vật Liên, bút pháp tương phản đối lập,..) - Qua tâm trạng của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn. Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: • Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao. • Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa: - Có tài về nghệ thuật thư pháp. - Chữ Huấn Cao trở thành một tác phẩm nghệ thuật cao giá – báu vật trên đời. 7
  8. • Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang: - Ông đứng lên chống lại triều đình. - Dù chí lớn không thành nhưng tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất. • Huấn Cao là người có nhân cách cao đẹp, có “thiên lương” trong sáng: - Ý thức được giá trị tác phẩm của mình, không dùng nó để mua bán, đổi chác, mà chỉ để tặng tri âm, tri kỉ. - Ngạc nhiên và rất bận tâm về cách cư xử biệt đãi của viên quản ngục. - Khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của quản ngục, ông trân trọng và sẵn sàng cho chữ. - Trước khi về kinh lĩnh án, ông không quên khuyên quản ngục những lời tâm huyết có giá trị cảm hóa một con người. • Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng. • Nghệ thuật miêu tả nhân vật Huấn Cao: sử dụng triệt để phép đối lập của bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình,… • Đánh giá chung. Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Ý nghĩa nhan đề đoạn trích - Phân tích những chân dung biếm họa trong đoạn trích (tâm trạng, niềm vui của những thành viên trong và ngoài gia đình trước cái chết của cụ cố tổ). - Phân tích quang cảnh đám tang - Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích (bút pháp trào phúng, tương phản, phóng đại,..) - Đánh giá chung cả chương trích. 8
  9. Đề 4: Phân tích nghệ thuật trào phúng đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Gợi ý làm bài Giống để 4, tuy nhiên bài viết cần làm nổi bật bút pháp trào phúng trong đoạn trích. - Xây dựng tình huống trào phúng độc đao. - Xây dựng nhân vật trào phúng bằng thủ pháp đối lập và cường điệu, phóng đại. Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về số phận (bi kịch) của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Chí Phèo – người nông dân lương thiện. - Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”. - Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) - Đánh giá chung Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi gặp thị Nở. (Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Trận ốm và thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí, lương tri của Chí đã bắt đầu thức tỉnh sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỷ dữ. - Tâm trạng của Chí Phèo diễn biến phức tạp: (Từ tỉnh rượu , Chí Phèo tỉnh ngộ (cảm nhận được âm thanh quen thuộc của cuộc sống, ý thức được tình trạng tha hóa của mình, nhìn lại cả cuộc đời mình, nghĩ đến cái hiện tại đáng buồn và lo sợ 9
  10. cho tương lai), rồi ngạc nhiên và xúc động (khi thị Nở mang bát cháo hành cho hắn), và hi vọng ( trở về với cuộc sống lương thiện, thị Nở sẽ là chiếc cầu nối để Chí trở về với cuộc sống con người) - Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân dù xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình hủy diệt. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời (Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Bị thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn tuyệt vọng: sinh ra là người nhưng không được làm người - Men rượu và cháo hành, lưu manh và lương thiện, các đối cực ấy đang giằng xé quyết liệt trong tâm hồn Chí. - Trở về với cuộc sống lương thiện thì không được. - Trở về với cuộc sống trước kia thì Chí không muốn. - Trong cơn phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã giết bá Kiến và tự sát ý nghĩa của hành động này. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) - Đánh giá chung. 10
nguon tai.lieu . vn