Xem mẫu

  1. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Vấn đề 1 : Định luật Ôm - Điện trở của dây dẫn A – Lý thuyết 1, Định luật Ôm : Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây . U 2, Công thức : I = Trong đó : + U tính bằng Vôn (V) R + R tính bằng Ôm (  ) + I tính bằng Ampe (A) 3, Điện trở là đại lượng đắc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn . 4, Phương pháp giải bài tập về định luật Ôm . U a, Tìm I khi biết U và R : Theo định luật Ôm ta có : I = R U U b, Tìm R khi biết U và I : Theo định luật Ôm : I =  R= R I U c, Tìm U khi biết I và R : Theo định luật Ôm : I =  U = I.R R B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Khi mắc hai đầu dây dẫn có điện trở 60  vào hiệu điện thế 12 V . Tính cường độ dòng điện qua điện trở ? Bài 2 : Khi mắc hai đầu dây dẫn vào hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là 0,5 A . Tính điện trở của dây dẫn ? Bài 3 : Khi mắc dây dẫn có điện trở 18  vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy trong dây dẫn là 2 A . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ? Bài 4 : Một bóng đèn xe máy có điện trở lúc thắp sáng bằng 12  biết dòng điện qua đèn có cường độ 0,5 A . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn ? Bài 5 : Để đo điện trở của một cuộn dây dẫn mảnh có nhiều vòng người ta đặt một hiệu điện thế bằng 3,2 V vào hai đầu dây và đo được dòng điện trong mạch bằng 1,2 A . Tính điện trở của cuộn dây ? Bài 6 : Khi đo cường độ dòng điện qua vật dẫn , một học sinh thu được kết quả sau : Với U = 0 thì I = 0 còn khi U = 12 V thì I = 1,5 A . Hãy cho biết nếu đặt hiệu điện thế lần lượt là 16 V , 20 V và 30 V vào hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện qua vật dẫn lần lượt là bao nhiêu ? Bài 7 : Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 12 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là I = 0,4 A . a, Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ? b, Phải thay đổi hiệu điện thế đến giá trị nào để cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm đi 4 lần ? Bài 8 : Khi đặt vào hai đầu của một day dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 2,5 A . Hỏi nếu cho hiệu điện thế tăng thêm 3,6V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua nó la bao nhiêu ? Bài 9 : Cường độ dòng điện qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vao hiệu điện thế 16V . Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm đi 0,4A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu ?
  2. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 10 : Đặt vào hai đầu vật dẫn có điện trở 10  một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua vật dẫn là 3,2A . a, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn . b, Muốn cường độ dòng điện qua vật dẫn tăng lên 1,5 lần thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn là bao nhiêu ? Bài 11 : Một bóng đèn lúc thắp sáng bình thường có điện trở 16  và cường độ dòng điện qua đèn là 0,75A . a, Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn khi nó sáng bình thương . b, Độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào nếu ta dùng đèn ở hiệu điện thế 9 V . Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đó ? Bài 12 : Khi mắc điện trở R vào hiệu điện thế 48V thì dòng điện chạy qua điện trở là I . Khi tăng hiệu điện thế lên ba lần thì cường độ dòng điện qua điện trở là 3,6A . Tính giá trị của điện trở R . Bài 13 : Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U1 = 120 V thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1 = 4 A . Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế cũng bằng U1 thì cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I2 = 6A . Hãy so sánh giá trị điện trở R1 và R2 . Bài 14 : Có hai điện trở , biết R1 = 4R2 . Lần lượt đặt vào hai đầu điện trở R1 và R2 một hiệu điện thế U = 16V thì cường độ dòng điện qua các điện trở là I1 và I1 + 6 . Tính R1 , R2 và các cường độ dòng điện I1 , I2 . Bài 15 : Cho điện trở R = 25  . Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó là I còn khi giảm hiệu điện thế hai lần thì dòng điện qua điện trở là 1,25 A . Tính hiệu điện thế U . R Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ , A biết điện trở R = 50  , ampe kế chỉ 1,8 A. a, Tính hiệu điện thế UMN . b, Thay điện trở R bằng điện trở R’ khi đó số chỉ ampe kế giảm ba lần . Tính K +  ’ điện trở R . Bài 17 : Cho mạch điện như hình vẽ , +  biết ampe kế chỉ 0,9 A , vôn kế chỉ 27 V . a, Tính điện trở R . b, Số chỉ của ampe kế và vôn kế thay V dổi như thế nào nếu thay điện trở R bằng R một điện trở R bằng một điện trở R’ = 15 A . Bài 18 : Nối hai cực của pin với điện trở R1 = 6  thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1 = 1,5 A . Nếu nối hai cực của pin này vào điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua điện trở giảm đI 0,5 A . Tính điện trở R2 . Bài 19 : Cho hai điện trở R1 và R2 , biết R1 = R2 + 5 . Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ I2 = 1,5I1 . Hãy tính giá trị của mỗi điện trở nói trên ? Bài 20 : Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế U1 thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1 , nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R tăng lên 3 lần thì cương độ dòng điện lúc này là I2 = I1 + 12 . Hãy tính cường độ dòng điện I1 .
  3. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 21 : Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R là I . Khi tăng hiệu điện thế 10 V nữa thì cường độ dòng điện tăng 1,5 lần . Tính hiệu điện thế U đã sử dụng ban đầu . Vấn đề 2 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp A – Lý thuyết 1, Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : I = I1 = I2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : I = I1 = I2 = I3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : I = I1 = I2 = … = In 2, Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : U = U1 + U2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : U = U1 + U2 + U3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : U = U1 + U2 + … + Un 3, Điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp + Đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp : R = R1 + R2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc nối tiếp : R = R1 + R2 + R3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp : R = R1 + R2 + … + Rn 4, Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận với điện trở đó : U1 R 1  U2 R 2 B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Cho hai điện trở R1 = 20  và R2 = 30  mắc nối tiếp nhau . a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Khi mắc thêm R3 nối tiếp vào mạch điện thì điện trở tương đương của mạch điện là 75  . Hỏi R3 mắc thêm vào mạch có điện trở là bao nhiêu ? Bài 2 : Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau và mắc vào nguồn có hiệu điện thế 12 V . Trong đó R1 = 3  , R2 = 5  . Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch . Bài 3 : Có ba điện trở lần lượt R1 = 3  , R2 = 5  , R3 = 4  mắc nối tiếp giữa hai đầu đoạn mạch AB . Biết cường độ dòng điện trong mạch là 500 mA . Hãy tính : a, Điện trở tương đương của mạch điện . b, Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch . c, Hiêu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần . Bài 4 : Một bóng đèn Đ mắc nối tiếp với điện trở R2 = 4  và mắc giữa hai đầu đoạn mạch AB có hiệu điện thế 12 V . Biết dòng điện qua mạch là 1,2 A . Hãy tính : a, Tính điện trở của mạch điện . b, Tính điện trở của bóng đèn . c, Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và hai đầu điện trở . Bài 5 : Hai điện trở 6  và 9  mắc nối tiếp . Tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và hiều điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp , biết rằng cường độ dòng điện trong mạh là 0,25 A . Bài 6 : Mạch điện có hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp , biết rằng R2 = 25  , Hiệu điện thế của R1 là 24 V , dòng điện chạy qua mạch là 0,6 A . a, Tính điện trở R1 , từ đó suy ra hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch . b, Giữ nguyên hiệu điện thế của nguồn , thay R1 bởi Rx thì dòng điện chạy qua mạch là 0,75 A . Tính Rx và hiệu điện thế của R1 .. Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ . Hai bóng +  Đ1 Đ2
  4. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 đèn Đ1 và Đ2 có điện trở lần lượt là 12  và 48  . Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch là 36 V . a, Tính cường độ dòng điện qua các bóng đèn kh K đóng . b, Nếu trong mạch chỉ sử dụng bóng đèn Đ1 thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu . Bài 8 : Ba điện trở R1 , R2 và R3 mắc nối tiếp nhau vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 50 V . Biết R1 = R2 = 2R3 . Cường độ dòng điện trong mạch là 2 A . Tính giá trị các điện trở . Bài 9 : Đoạn mạch có hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp . Biết R1 = 4R2 . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 50 V . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở . Bài 10 : Cho hai điện trở R1 = 60  và R2 = 15  mắc nối tiếp . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 25 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở . Bài 11 : Cho hai đện trở R1 = 30  và R2 = 60  mắc nối tiếp . a, Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 45 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U . b, Để cường độ dòng điện giảm đi ba lần người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R3 . Tính R3 . Bài 12 : Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 90 V . Biết R1 = 5R2 . Cường độ dòng điện trong mạch là 1,5 A . a, Tính R1 và R2 . b, Mắc nối tiếp thêm vào mạch điện trở R3 thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,9 A . Tính R3 và hiệu điện thế giữa hai đầu R3 khi đó . Bài13 : Cho hai điện trở R1 , R2 mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U . Biết điện trở R1 = 20  chịu được dòng điện tối đa là 3 A còn điện trở R2 = 35  chịu được dòng điện tối đa là 2,4 A . Hỏi nếu mắ nối tiếp hai điện trở này vào mạch thì phảI đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để cả hai điện trở không bị hỏng . Bài 14 : Cho mạch điện gồm ba điện trở R1 , R2 và R3 mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 15  , R2 = 25  . Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 60 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,2 A . a, Tính điện trở R3 . b, Tính các hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở . Bài 15: Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết R1 = 8  , R2 = 12  , R3 = 20  . Hiệu điện thế của mạch là 48 V . a, Tính điện trở tương đương của mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua mạch . c, Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở . Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 4  , R2 = 16  và R3 = 24  . Hiệu điện thế R1 R2 R3 hai đầu đoạn mạch AC là 66 V . a, Tính cường độ dòng điện trong mạch . A B C b, Tìm các hiệu điện thế UAB và UBC . c, Dùng một dây dẫn có điện trở không đáng kể nối với hai điểm A và B . Tính cường độ dòng điện trong mạch khi đó .
  5. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 17 : Có 4 điện trở R1 , R2 , R3 và R4 mắc nối tiếp . Biết R1 = 2R2 = 3R3 = 4R4 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 50 V . Tìm hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở . Bài 18 : Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R1là I I . Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện là . Hỏi nếu 2 mắc hai điện trở R1 và R2 nối tiếp nhau vào hiệu điện thế U = 25 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu ? Bài19 : Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 , R2 mắc nối tiếp . Biết R1 = 4  . Hiệu điện thế giữa hai đầu R2 và hai đâu đoận mạch là U2 = 12 V và U = 42 V . Tính R2 . Bài 20 : Cho hai bóng đèn loại 24V – 0,8A và 24V – 1,2A . a, Mắc nối tiếp hai bóng đèn với nhau vào hiệu điện thế 48 V . Tính cường độ dòng điện chạy qua hai đèn và nêu nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn . b, Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải mắc chúng như thế nào ? Hiệu điện thế sử dụng là bao nhiêu vôn ? Vấn đề 3 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc song song A – Lý thuyết 1, Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : I = I1 + I2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : I = I1 + I2 + I3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : I = I1 + I2 + … + In 2, Hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song : U = U1 = U2 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song : U = U1 = U2 = U3 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song : U = U1 = U2 = … = Un 3, Điện trở của đoạn mạch mắc song song 1 1 1 + Đoạn mạch có hai điện trở mắc song song :   R R1 R2 1 1 1 1 + Đoạn mạch có ba điện trở mắc song song :    R R1 R2 R3 1 1 1 1 + Đoạn mạch có n điện trở mắc song song :    ...  R R1 R2 Rn 4, Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỷ lệ nghịch với từng điện trở đó . I1 R 2  I2 R 1 B – Bài tập vận dụng Bài 1 : Cứng minh rằng điện trở tương đương trong đoạn mạch điện có n điện trở mắc song song luôn nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần . Bài 2 : Cho hai điện trở R1 = 3  và R2 = 6  mắc song song với nhau . a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Biết hiêu điện thế giữa hai đầu mạch điện là 12 V . Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và cường độ dòng điện trong mạch chính . Bài 3 : Hai điện trở 4  và 6  được mắc song với nhau .
  6. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Biết hiệu điện thế của đoạn mạch trên bằng 1,2 V . Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi đoạn mạch rẽ . Bài 4 : Cho 3 điện trở R1 = 12  , R2 = 18  , R3 = 24  mắc song song vào mạch có hiệu điện thế U thấy dòng điện chạy qua R1 là 0,5 A . a, Tính hiệu điện thế của nguồn . b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở còn lại và của mạch điện . c, Tính điện trở của mạch điện . Bài 5 : Cho ba điện trở R1 = 24  , R2 = 15  và điện trở R3 mắc song song vào mạch có hiệu điện thế 6 V thấy dòng điện chạy qua mạch là 1 A . Tính điện trở của R3 . Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ , trong R1 đó R2 = 6R1 . Hiệu điện thế UAB = 12 V , dòng điện qua R2 là 0,8 A . Tính R1, R2 và R2 cường độ dòng điện trong mạch chính . A B Bài 8Cho mạch điện gồm ba điện trở mắc song song với nhau . Biết R1 = 5  ,R2 = R3 = 10 a, Tính điện trở tương đương của mạch điện . b, Đặt vào hai đâu đoạn mạch hiệu điện thế 30 V . Tính dòng điện qua các điện trở và dòng điện trong mạch chính . Bài 9 : Cho mạch điện gồm hai đện trở R1 và R2 mắc song song . Biết dòng điện qua R1 gấp đôi dòng điện qua R2 , hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 42 V , cường độ dòng điện qua mạch chính la 6 A . Tính các điện trở R1 và R2 . Bài 10 : Cho hai điện trở R1 = R2 = 20  được mắc vào hai điểm A , B . a, Tính điện trở tương đương (R) của mạch khi R1 mắc nối tiếp R2 và điện trở tương đương ’ (R ) khi R1 mắc song song R2 . b, Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế 36 V . Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở trong hai trường hợp trên . Nêu nhận xét kết quả tìm được . R1 Bài 11 : Cho mạch điện như hình vẽ trong đó R2 = 3R1 . Biết vôn kế chỉ 24 V ampe kế A1 A1 chỉ 0,6 A . A R2 a, Tính R1 , R2 và điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Tìm số chỉ của ampe kế A . V Bài 12 : Cho ba điện trở R1 = 10  , R2 = 20  và R3 = 30  được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 18V . biết dòng điện qua R2 là 1,5 A . Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy trong mạch chính .. Bài 14 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong R1 đó R1 = 12  , R2 = 18  . a, Tính điện trở tương của mạch . +  b, Biết ampe kế A chỉ 2 A . Tính hiệu điện R2 A thế hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở . Bài 15 : Biết điện trở R1 = 25  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,5 A còn điện trở R2 = 36  chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,75 A . Người ta mắc hai điện trở này
  7. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 song song với nhau vào hai điểm A và B . Hỏi phải đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để không có điện trở nào hỏng . Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ . R1 Trong đó R1 = 45  , ampe kế A1 chỉ A1 1,2 A , ampe kế A chỉ 2,8 A . +  a, Tính hiệu điện thế UAB của đoạn A R2 mạch A B b, Tính điện trở R2 . Bài 18 : Mắc hai điện trở R1 , R2 vào hai điểm A , B có hiệu điện thế 90 V . Nếu mắc R1 và R2 nối tiếp thì dòng điện của mạch là 1 A . Nếu mắc R1 và R2 mắc song song thì dòng điên của mạch là 4,5 A . Hãy xác định điện trở R1 và R2 . Bài 19 : Cho mạch điện như hình R1 vẽ Biết vôn kế chỉ 84 V , ampe kế I1 R1 A1 chỉ 4,2 A , điện trở R1 = 52,5  . Tìm số chỉ của các ampe kế A1 , A2 A R1 + R2 A  và tính điện trở R2 . I A2 A2 I2 V Bài 20 : Đặt một hiệu điện thế U = 48 V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song . Dòng điện trong mạch chính có cường độ là 2 A . a, Hãy xác định R1 và R2 . Biết rằng R1 = 2R2 . b, Nếu dùng hai điện trở này mắc nối tiếp thì phảI đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế là bao nhiêu để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là cũng bằng 2 A . Bài 21 : Cho bóng đèn loại 12 V – 0,4 A và 12 V – 0,8 A . a, Các kí hiệu 12 V – 0,4 A và 12 V – 0,8 A cho biết điệu gì ? b, Tính điện trở của mỗi bóng và cho biết để hai bóng sáng bình thường thì phảI mắc chúng như thế nào và sử dụng hiệu điện thế là bao nhiêu ? Bài 22 : Cho ba điện trở R1 , R2 , R3 mắc song song với nhau . Biết R1 = 2R2 = 3R3 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60 V , cường độ dòng điện trong mạch chính là 9 A . Tính dòng điện qua mỗi điện trở và giá trị các điện trở trong mạch . Vấn đề 4 : Định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp đơn giản Bài 1 : Cho mạch điện như hình vẽ . Hiệu R2 điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 70 V . Biết R1 = 15  , R2 = 30  và R3 = 60  R1 a, Tính điện trở tương đương của toàn R3 mạch . A B b, Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện thế U23 . Bài 2 : Cho 4 điện trở R1 = 20  , R2 = 30  , R3 = 10  , R4 = 40  được mắc R1 R3 vào nguồn có hiệu điện thế 24 V có sơ đồ như hình vẽ . R2 R4 M N P
  8. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 a, Các điện trở này được mắc với nhau như thế nào ? b, Tính điện trở tương đương lần lượt của các đoạn mạch MN , NP và MP . c, Tính cường độ dòng điện qua mạch chính . d, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN và NP . e, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R1 , R2 , R3 , R4 . Bài 3 : Cho mạch điện như hình vẽ . R1 Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UMN = 60 V . Biết R1 = 3R2 và R3 = 8 R3  . Số chỉ của ampe kế A là 4 A . Tính R2 A dòng điện qua các điện trở R1 và R2 và M N giá trị các điện trở R1 và R2 . Bài 4 : Cho mạch điện như hình vẽ . R2 Trong đó R1 = 4  , R2 = 10  , R3 = 15  . Hiêu điện thế UCB = 5,4 V . R1 a, Tính điện trở tương đương RAB của đoạn mạch . A R3 A C B b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở .và số chỉ của ampe kế A . Bài 5 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ . . Biết R1 = 4  , R2 = 6  , R3 = R1 R3 15  . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch +  UAB = 36 V . A A B a, Tính điện trở tương đương của R2 đoạn mạch . b, Tìm số chỉ của ampe kế A và tính hiệu điện thế hai đầu các điện trở R1 , R2 Bài 6 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 12  , R2 = 18  , R3 = 20  . RX có thể thay đổi được . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 45 V . a, Cho RX = 25  . Tính điện trở R1 R2 tương đương của mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính . b, Định giá trị RX để cho cường độ R3 RX A B dòng điện qua RX nhỏ hơn 2 lần cường độ dòng điện qua điện trở R1 . Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ . Trong đó R1 = 15  , R2 = 3  , R3 = 7  , R4 = 10  . Hiệu điện thế UAB = 35 V . a, Tính điện trở tương đương R2 R3 của toàn mạch . D b, Tìm cường độ dòng điện R1 qua các điện trở . C R4 c, Tính các hiệu đện thế UAC A B và UAD
  9. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 8 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 25  A R1 R2 C B , R2 = 15  . UAB = 60 V . a, Tính cường độ dòng diện qua các điện trở . b, Mắc thêm điện trở R3 = 30  vào hai điểm C , B . Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R1 và R2 trong trường hợp này . Bài 9 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 2R2 R1 R2 M N , ampe kế A chỉ 2 A . Hiệu điện thế UMN = 18 V . A a, Tính R1 và R2 . b, Số chỉ của ampe kế A có thay đổi không khi ta mắc vào hai điểm M và N một điện trở R3 = 24  . Tìm cường độ dòng điện R3 khi đó . Bài 10 : Cho mạch điện như hình vẽ . R1 = 12 R1  , R2 = 16  . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UMN = 56 V . M A N a, K ngắt . Tìm số chỉ của ampe kế . R2 K b, K đóng , cường độ dòng điện qua R2 chỉ bằng một nửa cường độ dòng điện qua R3 . Tính R3 và số chỉ của ampe kế khi đó . R1 K Bài 11 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = R2 = R3 =10  . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 30 V . Tính cường độ dòng điện R3 R2 chạy qua mỗi điện trở trong hai trường hợp . a, Khoá K ngắt . M N b, Khoá K đóng . Bài 12 : Có ba điện trở R1 = R2 = R3 = 30  . Hỏi có mấy cách mắc cả ba điện trở này vào mạch ? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó và tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch trên . Bài 13 : Cho mạch điện như hình vẽ , có hai R1 R2 K2 công tắc K1 và K2 . Các điện trở R1 = 12,5  , R2 = 4  , R3 = 6  . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UMN = 48,5 V . K1 a, K1 đóng , K2 ngắt . Tìm dòng điện qua các R3 điện trở . N R4 M b, K1 ngắt , K2 đóng . Cường độ dòng điện qua R4 là 1 A . Tính R4 c, K1 và K2 cùng đóng , tính điện trở tương đương của cả mạch , từ đó suy ra cường độ dòng điện trong mạch chính . Bài 14 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 8  , R2 = 10  , R3 = 12  , R4 có thể R1 R2 C thay đổi được . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch UAB = 45 V . R3 R4 a, Điện trở R4 nhận giá trị bao nhiêu để A D B cường độ dòng điện qua các điện trở trong mạch đều bằng nhau . b, Cho R4 = 24  . Tìm dòng điện qua các điện trở và tính các hiệu điện thế UAC , UAD , UDC .
  10. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 15 : Cho mạch điện như hình vẽ . K1 Trong đó điện trở R2 = 20  . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UMN = 60 V . R1 R2 R3 Biết khi K1 đóng , K2 ngắt , ampe kế A chỉ 2 A . Còn khi K1 ngắt , K2 đóng thì ampe A kế A chỉ 3 A . Tìm dòng điện qua mỗi điện M K2 N trở và số chỉ của ampe kế A khi cả hai khoá K1 và K2 cùng đóng . Bài 17 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 15  , R2 = R 3 = 20  , R4 = 10  . Ampe kế A chỉ 5 A . a, Tính điện trở tương đương của toàn mạch . b, Tìm các hiệu điện thế UAB , UAC . R2 A R1 B C Bài 18 : Cho mạch điện như hình vẽ . R3 R2 D R3 Biết R1 = R2 = R4 = 2R3 = 30  .Hiệu điện R1 A C B thế hai đầu đoạn mạch UAB = 72 V . R4 R4 Tính các hiệu điện thế UAC và UAD . A Bài 19 : Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 10  , R2 = 3R3 . Ampe kế A1 R2 chỉ 4 A R1 A2 A a, Tìm số chỉ các ampe kế A2 và A3 . B A1 C b, Hiệu điện thế ở hai đầu R3 là 15 V . R3 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch A3 Bài 20 : Cho đoạn mạch gồm ba bóng Đ2 đèn mắc như hình vẽ . Hiệu điện thế hai đâu đoạn mạch là UAB = 16,8 V . Trên các Đ1 A B bóng đèn có ghi Đ1 : 12V – 2A , Đ2 : 6V – 1,5A , Đ3 : 9V – 1,5A . Đ3 M a, Tính điện trở của mỗi bóng đèn . b, Nhận xét về độ sáng của mỗi bóng đèn so với khi chúg được sử dụng ở đúng hiệu điện thế định mức . Bài 21 : Cho mạch điện như hình vẽ . Đèn R1 Đ loại 24V – 2,5A , R1 = 6  , R2 = 4  . Đ A B Cần đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu R2 điện thế bằng bao nhiêu để đèn Đ sáng bình C thường .
  11. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Vấn đề 5 : Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài , tiết diện và vật liệu làm dây dẫn A – Lý thuyết l 1, Công thức tính điện trở của dây dẫn : R   S Trong đó : - R là điện trở của dây tính bằng (  ) -  là điện trở suất của dây tính bằng (  m) - l là chiều dài của dây tính bằng (m) - S =  r2 là tiết diện của dây tính bằng (m2) (r là bán kính tiết diện của dây) . 2, Một số công thức suy ra từ công thức tính điện trở . l RS a, Tính chiều dài của dây dẫn : Từ công thức R    l   S  l l b, Tính tiết diện của dây dẫn : Từ công thức R    S   S R l RS c, Tính điện trở suất của dây dẫn : Từ công thức R       S l B – Bài tập Bài 1 : Tính điện trở của một dây đồng có chiều dài là 0,2 km , tiết diện là 2 mm2 . Bài 2 : Điện trở của một dây nhôm là 12  và có chiều dài là 360 m . Hỏi dây nhôm đó có tiết diện là bao nhiêu ? Bài 3 : Điện trở của một dây Nikênin là 120  và có tiết diện là 4mm2 . Tính chiều dài của dây Nikênin đó ? Bài 4 : Một dây hợp kim đồng chất , tiết diện không đổi có điện trở 4  . Tính điện trở suất của chất làm dây dẫn , biết rằng dây dài 400 cm , tiết diện 0,5 mm2 . Bài 5 : Một dây dẫn làm bằng kim loại có điện trở 12  và chiều dài là 6 m . Tiết diện của dây đó là 0,25 mm2 . Hỏi kim loại đó làm bằng chất liệu gì ? Bài 6 : Tính điện trở của dây nhôm dài 0,5 km có đường kính 8 mm . Biết điện trở suất   2,8.10 8 m ,   3,14 . Bài 7 : Hai dây đồng dài bằng nhau , tiết diện của dây thứ nhất bằng 0,2 cm2 , của dây thứ hai bằng 2 mm2 , biết dây thứ nhất có điện trở bằng 0,5  . Tính điện trở của dây thứ hai . Bài 8 : Hai đoạn dây cùng chất , có cùng chiều dài . Dây thứ nhất có tiết diện 0,9 mm2 , dây thứ hai có tiết diện 1,62 mm2 . Hãy so sánh điện trở của hai loại dây này ? Bài 9 : Hai dây đồng có đường kính lần lượt là 2 mm và 5 mm và dài bằng nhau . So sánh điện trở của hai dây đồng này . Bài 10 : Một dây đồng có tiết diện 4 mm2 . Hỏi một dây nhôm có cùng chiều dài với dây đồng phải có tiết diện bao nhiêu để có điện trở bằng dây đồng ? Bài 11 : Một dây dẫn làm bằng hợp kim dài 0,2 km , đường kính 0,4 cm có điện trở 4  . Tính điện trở của dây hợp kim này khi có chiều dài 500 m và đường kính tiết diện tròn là 2 mm . Bài 12 : Một cuộn dây dẫn có chiều dài 150 m . Khi đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu cuộn dây này thì thì cường độ dòng điện là 0,8 A .
  12. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 a, Tính điện trở của cuộn dây . b, Tính điện trở trên mỗi mét chiều dài của cuộn dây nó trên . Bài 13 : Đặt hiệu điện thế 20,16 V vao hai đầu một cuộn dây dẫn dài 28 m . Tính cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây , biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 4 m có điện trở là 1,8  Bài 14 : Đặt vào hai đầu AB của một đoạn dây dẫn đồng chất , tiết diện đều một hiệu điện thế U . Hãy tìm tỷ số các hiệu điện thế UAC và UCB , AC 4 A C B biết điểm C chia đoạn AB theo tỷ lệ  AB 5 Bài 15 : Hai đoạn dây dẫn làm cùng chất , cùng tiết diện và có chiều dài là l1 và l2 . Lần lượt đặt vào hai đầu mỗi đoạn dây cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện qua chúng tương ứng là I1 và I2 . Biết I1 = 0,25I2 . Hãy so sánh các chiều dài l1 và l2 . Bài 16 : Hai dây dẫn cùng chất , cùng tiết diện , dây thứ nhất dài 25 m có điện trở R1 và dây thứ hai dài 100 m có điện trở R2 . R a, Tính tỷ số 2 R1 b, Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn thứ nhất hiệu điện thế U1 , vào hai đầu dây dẫn thứ hai hiệu điện thế U2 thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn tương ứng là I1 và I2 . Biết U1 = I 2,5U2 . Hãy tìm tỷ số 1 I2 Bài 17 : Cho hai dây dẫn bằng nhôm , có cùng tiết diện . Dây thứ nhất dài 42 m có điện trở R1 , dây dẫn thứ hai có chiều dài l2 và điện trở R2 . Mắc nối tiếp hai cuộn dây với nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế U2 ở hai đầu đoạn dây thứ hai gấp 5 lần hiệu điện thế U1 giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất . Tính chiều dai của đoạn dây thứ hai . Bài 18 : Trên hình vẽ là một đoạn dây dẫn đồng chất , tiết diện đều , hai điểm M , N chia dây dẫn thành ba đoạn theo tỷ lệ như sau : A M N B AB 3 AM  ; AN  AB 2 4 Đặt vào hai đầu đoạn dây một hiệu điện thế UAB = 80V . Tính hiệu điện thế UAN và UMB . Bài 19 : Một dây dẫn đông chất , tiết diện đều (2) được uốn thành vòng tròn tâm O như hình vẽ . Đặt vào hai điểm M , N một hiệu điện thế U . Hãy so sánh cường độ dòng điện chạy trong O N các cung M1N và M2N. Bài 20 : Gấp một đoạn dây dẫn đồng chất tiết (1) M diện đều thành hình chữ nhật ABCD có đường A B chéo là AC như hình vẽ . Hãy : a, So sánh cường độ dòng điện chạy trong các đoạn ABC và ADC nếu đặt hiệu điện thế U vào hai điểm A và C . D C b, Nhận xét cường độ dòng điện trong đoạn AC nếu đặt hiệu điện thế U vào hai điểm B và D . Bài 21 : Đặt vào hai đầu đoạn dây làm bằng hợp kim có chiều dài l , tiết diện S1 = 0,2mm2 một hiệu điện thế 32 V thì dòng điện qua dây là I1 = 1,6 A . Nếu cũng đặt một hiệu điện thế
  13. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 như vậy vào hai đầu một đoạn dây thứ hai cũng làm bằng hợp kim như trên , cùng chiều dài l nhưng có tiết diện S2 thì dòng điện qua dây thứ hai I2 = 3,04 A . Tính S2 . Bài 22 : Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài , dây thứ nhất có tiết diện S1 , dây thứ hai có tiết diện S2 = 3,5S1 . Mắc hai dây dẫn này song song vào hai điểm A , B có hiệu điện thế UAB thì cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là 2 A . Xác định cường độ dòng điện qua dây thứ hai . Bài 23 : Hình vẽ bên cho ta biết các S1 S2 S3 S4 đoạn dây dẫn có cùng chiều dài , cùng làm từ một chất nhưng có tiết diện khác nhau . Khi đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế trên các đoạn dây tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp . U1 : U2 : U3 : U4 = 1 : 3 : 5 : 7 . Do đó tiết diện của các đoạn dây tương ứng tuân theo tỉ lệ nào ? Bài 24 : Một sợi dây là bằng hợp kim dài l1 = 125 m , có tiét diện S1 = 0,15 mm2 và có điện trở R1 = 60  . Hỏi một dây khác cũng làm bằng hợp kim như trên dài l2 = 25 m , có điện trở R2 = 30  thì có tiết diện S2 là bao nhiêu ? Bài 25 : Hai dây dẫn làm từ cùng một chất có chiều dài , tiết diện và điện trở tương ứng l1 , S1 , R1 và l2 , S2 , R2 . Biết l1 = 18l2 ; S1 = 3S2 . Tìm mối qua hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn này . Bài 26 : Có hai đoạn dây làm từ cùng một chất , dây thứ nhất dài l1 = 60 m , có tiết diện S1 = 0,45 mm2 thì có điện trở R1 = 8  . Hỏi nếu dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,9 mm2 và có điện trở R2 = 32  thì có chiều dài l2 là bao nhiêu ? Bài 27 : Một dây cáp điện có 4 lõi , mỗi lõi đều làm cùng từ một chất , cùng chiều dài và cùng tiết diện . Gọi R là điện trở của một lõi , một học sinh khẳng định rằng nếu đặt hiệu điện thế vào hai đầu dây cáp thì điện trở của cả dây cáp là 4R . Theo em kết luận như thế có đúng không ? Tại sao ? Bài 28 : Điện trở suất của constantan là   0,5.106 .m a, Con số   0,5.106 .m cho biết điều gì ? b, Tính điện trở cuẩ dây dẫn constantan dài l = 20 m và có tiết diện đều S = 0,4 mm2 . Bài 29 : Đặt vào hai đầu cuộn dây dẫn một hiệu điện thế U = 17 V thì cường độ dòng điện qua dây là I = 5 A . Biết cuọn dây đồng dài 300 m và có tiết diện 1,5 mm2 . Hỏi cuộn dây dẫn là bằng chất gì ? Bài 30 : Một đoạn dây đồng dài 140 m có tiết diện tròn , đường kính 1,2 mm . Tính điện trở của dây biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 – 8  .m và lấy   3,14 . Bài 31 : Một dây dẫn bằng đông có chiều dài 16 m , tiết diện 0,2 mm2 . a, Tính điện trở của dây dẫn . b, Cần phải dùng bao nhiêu dây dẫn như trên và nối chúng như thế nào để ta có đoạn mạch và điện trở tương đương của nó là 65,28  . Cho điện trở suát của đồng là 1,7.10 – 8  .m . Bài 32 : Một dây dẫn là bằng Nicrôm dài 30 m , tiết diện 1,5 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 30,8 V . Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này . Cho điện trở suất của Nicrôm là 1,1.10 – 6  .m . Bài 33 : Một dây nhôm dạng hình trụ tròn được quấn thành cuộn có khối lượng 0,81 kg , tiết diện thẳng của dây là 0,15 mm2 . Tìm điện trở của cuộn dây đó biết rằng nhôm có khối lượng riêng và điện trở suất lần lượt là 2,7 g/cm3 và 2,8.10 – 8  .m .
  14. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 34 : Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 26,6 V thì dòng điện chạy qua dây có cường độ là 1,9 A . a, Tính điện trở của đoạn dây dẫn . b, Biết rằng đoạn dây dẫn dài 8,4 m , tiết diện 0,3 mm2 . Hãy cho biết cuộn dây làm bằng chất gì ? Bài 35 : Một cuộn dây bằng đồng dài 148 m và tiết diện S = 1,2 mm2 . a, Tính điện trở của cuộn dây b, Cắt cuộn dây trên ra làm hai đoạn , đoạn thứ nhất dài gấp hai lần đoạn thứ hai , sau đó mắc lần lượt chúng vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 2,8 V . Tính dòng điện qua mỗi cuộn dây . Bài 36 : Nối hai cực của một nguồn điện bằng một dây dẫn có điện trở 48  thì dòng điện qua nó là 1A . Hỏi nếu nối hai cực của nguồn điện ấy bằng một dây dẫn có chiều dài 32 m , tiết diện 0,16 mm2 và điện trở suất 0,4.10 – 6  .m thì dòng điện qua dây dẫn là bao nhiêu Bài 37 : Hai bóng đèn có điện trở lần lượt là R1 = 8  và R2 = 12  mắc song song vào hiệu điện thế 8,232V như hình vẽ . Dây nối từ hai đèn đến hiệu điện thế này là dây đồng có chiều dài tổng U R1 R2 cộng là 54 m và tiết diện 0,85 mm2 . a, Tính điện trở của mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn . Vấn đề 6 : áp dụng công thức điện trở và định luật Ôm để tính điện trở của dây dẫn – cường độ dòng điện và hiệu điện thế – Biến trở . Bài 1 : Khi mắc một dây đồng có chiều dài 100 m vào hiệu điện thế 12 V thì dòng điện chạy qua mạch là 2 A . a, Tính điện trở của dây đồng . b, Tính tiết diện của dây Bài 2 : Một dây đồng , tiết diện đều 0,1 mm2 có điện trở 10  a, Phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế bao nhiêu để cường độ dòng điện qua dây là 2 A b, Tính chiều dài của dây ? Bài 3 : Một dây dẫn bằng Nikênin có tiết diện đều . a, Đặt một hiệu điện thế 220 V vào hai đầu dây ta đo được cường độ dòng điện trong dây bằng 2 A . Tính điện trở của dây ? b, Tính tiết diện của dây , biết nó có chiều dài 5,5 m . Bài 4 : Một dây hợp kim đồng chất , tiết diện không đổi cho dòng điện có cường độ 3 A chạy qua khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây bằng 12 V . Tính điện trở suất của chất làm dây dẫn , biết rằng dây dài 400 cm , tiết diện 0,5 mm2 . Bài 5 : Đặt hiệu điện thế 36 V vào hai đầu một cuôn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 2 A . Hãy tính chiều dài của cuộn dây dẫn nói trên , biết rằng nếu loại dây này dài 4,5 m có điện trở là 1,2  . Bài 6 : Một biến trở có điện trở lớn nhất là Rb = 75  làm bằng dây dẫn hợp kim Nikênin có tiết diện 1,6 mm2 . a, Tính chiều dài của dây dẫn ding làm biến trở này .
  15. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 b, Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 20  và dòng điện qua đèn khi đó là 0,75 A . Mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở nói trên vào hiệu điện thế 30 V . Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ , trên bóng đèn có ghi 12V – 0,6A . Hiệu điện thế giữa hai điểm A và A B B được giữ không đổi 18 V a, Biết đèn sáng bình thường . Tính điện trở của Rx Đ biến trở khi đó . b, Dịch chuyển con chạy của biến trở sao cho điện trở của biến trở tăng 2 lần so với giá trị ban đầu . Hỏi khi đó cường độ dòng điện qua biến trở là bao nhiêu ? Cường độ sáng của bóng đèn như thế nào ? Bài 8 : Hai dây dẫn bằng Nikênin và Constantan có chiều dài và tiết diện bằng nhau mắc nối tiếp và mắc vào mạch có hiệu điện thế 24 V thì dòng điện chạy qua mạch là 1,5 A . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Tính độ lớn điện trở của mỗi dây . c, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dây . Bài 9 : Trên một biến trở co chạy có ghi 25  - 1A . a, Con số 25  - 1A cho biết điều gì ? Hiệu diện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là bao nhiêu ? b, Biến trở được làm bằng dây dẫn hợp kim nicrôm có chiều dài 24 m . Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở đó . Bài 10 : Một cuộn dây dẫn bằng đồng có khối luợng 1,068 kg , tiết diện ngang của dây dẫn là 1mm2 . Khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3 . a, Tính điện trở của cuộn dây này . b, Người ta dùng dây này để quấn một biến trở . Biết lõi biến trở hình trụ tròn , đường kính 4 cm . Tìm số vòng dây quấn của biến trở . Bài 11 : Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 50  . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrôm có tiết diện 0,11 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5 cm . a, Tính số vòng dây của biến trở này . b, Biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây này có thể chịu được là 1,8 A . Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để bién trở không bị hỏng . Bài 12 : Một biến trở con chạy được làm bằng dây dẫn hợp kim nikênin có tiết diện đều là 0,8 mm2 và gồm 600 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4,5 cm . a, Tính điện trở lớn nhất của biến trở này . b, Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là 67,824 V . Hỏi biến trở này có thể chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là bao nhiêu ? Bài 13 : Mọt bóng đèn có ghi 18V – 1A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy dể sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 24 V . a, Điều chỉnh biến trở đến giá trị Rb = 12  . Hãy tính toán và nêu nhận xét về độ sáng của bóng đèn . b, Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị điện trở bao nhiêu để đèn có thể sáng bình thường . Bỏ qua điện trở các dây nối .
  16. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 14 : Có hai bóng đèn mà khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 16  và R2 = 12  . Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ đinh mức là 0,8 A . Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một biến trở vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế 28,4 V. a, Tính điện trở của biến trở tham gia vào mạch để hai đèn sángbình thường . b, Khi đèn sáng bình thường , số vòng dây của biến trở có dòng điện chạy qua chỉ bằng 75% so với tổng số vòng dây của biến trở . Tính điện trở toàn phần của biến trở . Bài 15 : Cho mạch điện như hình vẽ AB là một biến trở có con chạy C . Lúc đầu đẩy con chạy C về sát điểm B để biến trở có điện trở lớn nhất . a, Khi dịch chuyển con chạy C về phía A thì độ sáng C của bóng đèn thay đổi như thế nào ? Giải thích ? b, Biết điện trở của bóng đèn là Rđ = 18  . A B Điện trở toàn phần của biến trở là 42  và Đ con chạy C ở chính giữa AB . Hiệu điện thế do nguồn cung cấp là 46,8V . Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đó Bài 16 : Cho mạch điện như hình vẽ , trong đó bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 24 V và cường độ dòng điện định mức là 0,6 A , được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 30 V . A B a, Để dèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở là bao nhiêu ? b, Nếu biến trở có điện trở lớn nhất là 40  thì Đ M N khi đèn sáng bình thường dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm (%) tổng số vòng dây của biến trở . Bài 17 : Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là U1 = U2 = 6 V . Khi sáng bình thường các bóng dèn có điện trở tương ứng là R1 = 6  và R2 = 12  . Cần mắc hai bóng này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng sáng bình thường . Vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở của biến trở khi đó . Bài 18 : Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là U1 = 12 V , U2 = 24 V . Khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 = 6  và R2 = 4  . cần mắc hai bóng này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 36 V để hai đèn sáng bình thường . a, Vẽ sơ đồ mạch điện . b, Tính điện trở của biến trở khi đó . Vấn đề 7 : Điện năng , công và công suất . Định luật Jun – Len-xơ . A – Lý thuyết 1 – Tính cụng suất điện của một đoạn mạch * áp dụng công thức P = U.I Trong đó : - U là hiệu điện thế tính bằng (V) - I là cường độ dòng điện tính bằng (A) - P là công suất của một đoạn mạch tính bằng (W) 2 U2 * Có thể tính bằng công thức sau : P = U.I = I .R = R 2 – Tính điện năng tiêu thụ của các dụng cụ điện + Có thể sử dụng một trong các cách sau :
  17. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 2 U2 Cách 1 : Sử dụng công thức A = UIt = I Rt = t. R Cách 2 : Tính thông qua công suất A = Pt. Trong đó A là điện năng được tính bằng (J) 3 – ính nhiệt lượng toả ra trên điện trở * áp dụng định luật Jun – Len - xơ : Q = I2Rt U2 * Có thể dùng công thức sau Q = Pt = UIt = t. R 4 – Tính công suất toả nhiệt A áp dụng công thức P = . t B – Bài tập Bài 1 : Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W a, Con số 220V – 75W cho biết điều gì ? b, Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn này khi đèn sáng bình thường và điện trở của đèn khi đó . Bài 2 : Một bóng đèn dây tóc có ghi 24V – 0,96W được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 18V . Giả sử điện trở của dây tóc bóng đèn thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ . Tính công suất của bóng đèn khi đó . Bài 3 : Một dây dẫn có điện trở 42  được mắc vào hiệu điện thế 18V . Tính nhiệt lượng mà dây dẫn toả ra trong 25 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo . Bài 4 : Một học sinh cho rằng để tiết kiệm điện năng nên chọn những thiết bị điện có công suất rất nhỏ để sử dụng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn . Theo em ý kiến như vậy có hợp lí không ? Bài 5 : Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 30 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,75 A . a, Tính điện trở và công suất điện của bóng đèn khi đó ? b, Nếu dùng bóng đèn này với hiệu điện thế 36 V thì công suất tiêu thụ của bóng đèn là bao nhiêu ? Bài 6 : Bóng đèn tròn thường được sử dụng trong gia đình có ghi 220V – 60W . Nhưng trên thực tế , vì nhiều lí do mà hiệu điện thế sử dụng thường chỉ vào khoảng 210 V . Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đó ? Đèn có sáng bính thường không ? Vì sao ? Bài 7 : Trên một bàn là có ghi 110V – 220W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 75W a, Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn . b, Có thể mắ nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không tại sao ? Bài 8 : Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W và một bàn là có ghi 220V – 400W cùng được mắc vào ổ lấy điện 220V ở gia đình . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này . b, Hãy chứng tỏ rằng công suất P của đoạn mạch bằng tổng công suất của đèn và của bàn là ? Bài 9 : Trên một bàn là có ghi 110V – 600W và trên bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 100W . Tại sao không nên mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V ? Hãy giải thích bằng phép tính . Bài 10 : Có hai bóng đèn loại 12V – 0,6A và 12V – 0,3A . Tính điện trở các bóng đèn để các bóng đèn trên sáng bình thường cần phảI mắc như thé nào ?
  18. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 11 : Trên hai bóng đèn có ghi 110V – 60W và 110V – 75W . a, Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng Vônfram và có tiết diện bằng nhau . Hỏi dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ? b, Có thể mắc hai bóng đèn này nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V được không ? tại sao ? Bài 12 : Một bóng đèn ghi 220V – 60W dược thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 5 giờ . a, Tính điện năng mà bóng đèn này sử dụng . b, Nếu sử dụng bóng đèn này với hiệu điện thế U = 200V trong 5 giờ thìnó tiêu thụ điện năng là bao nhiêu ? Bài 13 : Trên một ấm điện có ghi 220V – 770W . a, Tính cường dọ dòng điện định mức của ấm điện . b, Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường . c, Dùng ấm này để nấu nước trong thời gian 30 phút ở hiệu điện thế 220V . Tính điện năng tiêu thụ của ấm . Bài 14 : Một bếp điện hoạt động liên tục trong 1,5 giờ ở hiệu điện thế 220V . Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 2 số . Tính điện năng mà bếp điện sử dụng , công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên . Bài 15 : Một động cơ điện trong 3 giờ tiêu thụ một điện năng là 15 120 kJ . a, Tính công suất của dòng điện khi chạy qua động cơ trên . b, Động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V . Tính cường đọ dòng điện chạy qua động cơ Bài 16 : Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 0,4 A . a, Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó . b, Bóng đèn được sử dụng ở hiệu điện thế 220V , trung bình 4,5 giờ trong một ngày . Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày . Bài 17 : Trên nhãn của một động cơ điện có ghi 220V – 850W . a, Tính công của dòng điện thực hiện trong 45 phút nếu động cơ được dùng ở hiệu điện thế 220V . b, Nếu hiệu điện thế dặt vào động cơ chỉ là 195 V thì điện năng tiêu thụ trong 45 phút là bao nhiêu ? Bài 18 : Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W . a, Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 6 giờ . b, Mắc nối tiếp bóng trên đây với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V – 75W vào hiệu điện thế 220V . Tính công suất tiệu thụ của mỗi đèn và của cả mạch . Bài 19 : Một đoạn mạch gồm một bóng đèn ghi 12V – 6W được mắc nối tiếp với một biến trở và đặt vào hiệu điện thế không đổi 18V như ình vẽ . Điện trở của dây nối và ampekế rất nhỏ A a, Bóng đèn sáng bình thường , tính điện trở Rx Đ của biến trở và số chỉ của ampekế khi đó . b, Tính điện năng tiê thụ của toàn mạch trong thời gian 20 phút . Bài 20 : Một bếp điện sử dụng ở hiệu điện thế 220V , tiêu thụ một điện năng 720 kJ trong 30 phút . Tính cường độ dòng điện qua bếp và điện trở của bếp khi làm việc .
  19. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 Bài 21 : Một đông cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V , dòng điện chạy qua động cơ là 5 A . a, Tính công của dòng điện sinh ra trong 6 giờ . b, Hiệu suất của động cơ là 75% . Tính công mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian trên . Bài 22 : Trong 30 ngày chỉ số của công tơ điện của một khu tập thể tăng thêm 112,5 số . Biết thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ . a, Tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của khu tập thể này . b, Giả sử khu tập thể này chỉ sử dụng bóng đèn tròn loại có công suất 75W ðể chiếu sáng . Hỏi khu tập thể này ðã dùng bao nhiêu bóng đèn . Coi các bóng đèn đèn được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức . Bài 23 : Trên hai bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 100W và 220V – 40W . a, Tính điện trở của mỗi bóng . b, Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V thì đèn nao sáng hơn ? Vì sao ? Tính điện năng mà mach điện này sử dụng trong 3 giờ . Bài 24 : Trên vỏ một mô tơ điện có ghi 12V – 12W . a, Cần phải mắc mô tô vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó chạy bình thường ? Tính cường độ dòng điện chạy qua mô tô khi đó . b, Tính điện năng tiêu thụ trong 4 giờ khi nó hoạt động bình thường . Bài 25 : Một khu dân cư có 30 hộ gia đình , tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120W trong 4 giờ trên 1 ngày . a, Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư . b, Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày . c, Tính tiền điện mà khu dân cư phải trả trong 30 ngày với giá điện là 850đ/kWh . Bài 26 : Cho hai điện trở R1 và R2 . Hãy chứng minh rằng : a, Khi R1 và R2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U thì nhiệt lượng toả ra ở mỗi điện trở này Q R tỷ lệ thuận với các điện trở đó : 1  1 . Q2 R 2 b, Khi R1 và R2 mắc song song vào hiệu điện thế U thì nhiệt lượng toả ra ở mỗi điện trở Q R này tỷ lệ nghịch với các điện trở đó : 1  2 . Q2 R1 Bài 27 : Cho hai điện trở R1 = R2 = 30  . người ta mắc hai điện trở đó lần lượt bằng hai cách : nối tiếp và song song rồi nối vào mạch điện có hiệu điện thế U = 45 V . a, Tính dòng điện qua các điện trở trong mỗi trường hợp . b, Xác định nhiệt lượng toả ra trên mỗi diện trở trong hai trường hợp trong thời gian 20 phút . Có nhận xét gì về kết quả tìm được . Bài 28 : Một dây dẫn là bằng Vônfram có đường kính tiết diện 1mm và chiều dài 40 m đặt dưới hiệu điện thế là 24 V . a, Tính điện trở cảu dây . b, Tính nhiệt lượng toả ra trên dây trong thời gian 40 phút theo đơn vị J và calo . Bài 29 : Dây điện trở ủa một bếp điện làm bằng Nicrôm , chiều dài 4,5 m và tiết diện 0,025 mm2 . a, Tính điện trở của dây . b, Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V . Hãy tính công suất của bếp điện , từ đó suy ra nhiệt lượng toả ra của bếp trong 30 phút . Bài 30 : Dây soắn của một bếp điện làm bằng Nicrôm dài 12 m , tiết diện 0,2 mm2 .
  20. Hệ thống bài tập – Môn : Vật Lý 9 a, Tính điện trở của dây soắn . b, Tính nhiệt lượng toả ra trong thời gian 10 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V c, Trong thời gian 10 phút , bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 240C . Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường . Bài 31 : Một ấm điện có ghi 220V – 600W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 2,2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 270C . Bỏ qua sự mất mát của nhiệt độ . Tính thời gian để lượng nước trên sôi . Bài 32 : Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 120  và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là 2,4A . a, Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 25 giây . b, Dùng bếp điện trên để đun sôi 1 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun nước là 14 phút . Tính hiệu suất của bếp , coi rằng nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là có ích . Bài 33 : Một ấm điện có ghi 220V – 500W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,3 lít nước từ nhiệt độ 240C . Hiệu suất của ấm là 76% , trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích . a, Tính nhiệt lượng cần thiét để đun sôi lượng nước nói trên . b, Tính nhiệt lượng mà bếp điện đã toả ra khi đó và thời gian đun sôi lượng nước trên . Bài 34 : Một gia đình sử dụng các dụng cụ điện có tổng công suất là 180W trung bình 4 giờ mỗi ngày ở hiệu điện thế 220V . a, Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn nối từ cột điện vào nhà (coi điện trở của dây dẫn là không đáng kể) . b, Tính điện năng mà gia đình này đã sử dụng trong 30 ngày . Bài 35 : Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2,8A . Dùng bếp này đun sôi được 1,2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 210C trong thời gian 14 phút . Tính hiệu suất của bếp điện . Bài 36 : Biết rằng một bóng đèn dây tóc có công suất 75 W có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000 giờ và giá hiện nay là 4 500 đồng . Một bóng đèn compắc có ccông suất 15 W có độ sáng bằng bóng đèn nói trên có thời gian thắp sáng tối đa 8 000 giờ và giá hiện nay là 68 000 đồng . a, Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 giờ . b, Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8 000 giờ . Cho giá 1 kWh là 800 đồng . Từ đó cho biết sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn ? Vì sao ? CHUYÊN ĐỀ 4 : ĐIÊN từ HỌC Chương II: ®iƯn t hc A> Hệ thống kiến thức của chương 1. : Nam châm vĩnh cửu. a. Từ tính của nam châm: Nam châm nào cũng có hai từ cực, khi để tự do cực luôn luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam
nguon tai.lieu . vn