Xem mẫu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – SINH HỌC 11 NÂNG CAO NĂM HỌC: 2015 – 2016 A – QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I. Khái niệm: Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ (glucozơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật. ­ Nguyên liệu: CO2, H2O ­ Sản phẩm: C6H12O6, O2, H2O. ­ Phương trình tổng quát: NL ánh sáng 6CO2 + 12H2O Hệ sắc tố C6H12O6 + 6O2 + H2O II. Vai trò ­ Tạo ra chất hữu cơ, cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật, nguyên liệu và dược liệu cho con người. ­ Chuyển hóa quang năng thành hóa năng và cung cấp dưới dạng ATP và cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống. ­ Điều hòa khí hậu, đảm bảo tỉ lệ O2 và CO2 ở mức ổn định. III. Cơ chế quang hợp: gồm 2 pha: pha sáng và pha tối 1. Pha sáng: ­ Là pha oxy hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2. ­ Nơi diễn ra: màng tilacoid ­ Điều kiện: có ánh sáng ­ Nguyên liệu: H2O, NADP+ , ADP ­ Sản phẩm: O2, ATP, NADPH2 ­ Có 3 giai đoạn + Quang lý: chld + h  chld*  chld** + Quang phân li nước: + Quang hóa: NADP+ + 4H+ + 4e 2NADPH 3ADP + Pi 3ATP ­ Phương trìng tổng quát: 12H2O + 12NADP+ + 18ADP + 18Pi 12NADPH2 + 18ATP + 6O2 2. Pha tối ­ Là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành từ pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ. ­ Pha tối được thực hiện ở ba nhóm thực vật khác nhau : Thực vật C3, C4 và thực vật CAM. ­ Quang hợp ở 3 nhóm thực vật này có điểm giống nhau ở pha sáng – khác nhau ở pha tối. * Thực vật C3: ­Sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới, ­ theo chu trình Calvin ­ Benson G.đoạn cacboxyl hóa (cố đinh CO2): 3RiDP + 3CO2 6APG (6C3) G.đoạn khử AlPG: 6APG + ATP + NADPH 6AlPG 6C6H12O6 từ pha sáng G.đoạn tái sinh chất nhận (RiDP): 5AlPG 3RiDP Phương trìng tổng quát: 6CO2 + 18ATP + 12NADPH C6H12O6 + 6H2O + 6O2 + 18ADP + 12NADP * Thực vật C4 (sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới): CO2 + PEP (C3) AOA (C4) AM (C4) (khí quyển) Chu trình Axit piruvic (C3) AM (C4) CO2 C3 C6H12O6 Tại lục lạp của tế bào mô giậu Tại lục lạp của tế bào bao bó mạch + Thực vật CAM: Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long… Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm và cố định CO2 theo con đường CAM. Chu trình CAM gần giống với chu trình C4, điểm khác biệt là về thời gian: giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng. Hai quá trình này đều diễn ra ở tế bào mô giậu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp a. Ánh sáng là nhân tố cơ bản để tiến hành quang hợp. * Cường độ ánh sáng: ­ Điểm bù áng sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. ­ Điểm no ánh sáng: Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. * Quang phổ ánh sáng: ­ Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím, trong đó tia đỏ được diệp lục hấp thụ nhiều năng lượng. ­ Thực vật không hấp thụ tia lục. ­ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, protein. ­ Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat. b. Nồng độ CO2 quyết định cường độ của quá trình quang hợp. ­ CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp. ­ Nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng. ­ Điểm bù CO2: nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. ­ Điểm bão hòa CO2 : nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. c. Nước là yếu tố ra quang trọng đối với quang hợp. ­ Là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp. ­ Điều tiết đóng mở khí khổng ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp. ­Là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. ­Là dung môi hòa tan các chất. ­Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của lá. ­Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang hợp. ­ Điều hòa nhiệt độ của lá ảnh hưởng đến quang hợp. d. Nhiệt độ ­Khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp tăng. + Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp là 25 – 35oC. + Quang hợp ngừng ở 45 – 50oC. ­ Khi nhiệt độ quá thấp, tổng hợp sắc tố diễn ra chậm. Khi nhiệt độ quá cao, cấu trúc lục lạp bị tổn thương, diệp lục bị biên tính, hoạt động của enzyme rối loạn và quang hợp có thể bị ngừng. e. Dinh dưỡng khoáng ­Các nguyên tố khoáng vừa là thành phần cấu trúc của bộ máy quang hợp, vừa tham gia vào các hoạt động của nó . ­ Do đó ,dinh dưỡng khoáng có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với cường độ, hiệu suất QH IV. Ứng dụng ­ Quang hợp tạo ra 90 – 95% chất khô trong cây. *Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng qua điều tiết quang hợp: 1. Tăng diện tích lá: ­ Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp tăng sự tích luỹ chất hữu cơ cho cây tăng năng suất cây trồng. ­ Tăng diện tích lá bằng cách: + Chọn giống có hệ số lá tôi ưu cao. + Áp dụng các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước, mật độ cây trồng hợp lí. + Thực hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp với từng loại cây khác nhau. + Phòng trừ sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ của lá. 2. Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp: ­ Chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao. ­ Bố trí thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp. ­ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, bón phân hợp lí tuỳ thuộc vào từng giống và loại cây trồng khác nhau, tưới đủ nước, nhất là vào giai đoạn ra hoa kết quả và hình thành cơ quan dự trữ, phòng ngừa sâu bệnh. 3. Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế ­ Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải. ­ Áp dung các biện pháp kĩ thuật, chăm sóc hợp lý. ­ Giảm hô hấp sáng. ­ Tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế. B – HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I. Khái niệm: Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. ­ Nguyên liệu: C6H12O6(Glucôzơ) và O2 ­ Sản phẩm tạo thành: H2O; CO2 và ATP ­ Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + H2O + Q (ATP, nhiệt) II. Vai trò: Hô hấp được xem là quá trình sinh lý trung tâm của cây xanh, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng: ­ Giải phóng năng lượng ATP để cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây. ­ Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và tổng hợp các chất khác trong cây. ­ Tạo nhiệt năng cần thiết để duy trì các hoạt động sống diễn ra thuận lợi. III. Cơ chế hô hấp ­ Cơ chế của quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 : Đường phân: ở tế bào chất, trong điều kiện yếm khí. C6H12O6 2CH3­CO­COOH +2ATP +2NADH (Glucôzơ) (Acid pyruvic) Giai đoạn 2 : Hô hấp hiếu khí hoặc phân giải kị khí (lên men) tùy theo sự có mặt của O2 Nếu có O2 :Hô hấp hiếu khí ở chất nền ti thể theo chu trình Krebs : Acid pyruvic CO2 + ATP + NADH + FADH2 Nếu không có O2 : Phân giải kị khí (lên men) ở tế bào chất tạo ra rượu etylic hoặc axit lactic Acid pyruvicRượu êtylic+CO2+N.lượng Acid pyruvic Axit Lactic + N.lượng Giai đoạn 3 : Chuyền êlectron và phốtphorin hóa ôxi tạo ATP và H2O, cần có O2 ; xảy ra ở màng trong ty thể 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp a. Nhiệt độ ­ Hô hâp gồm các phản ứng hóa học với sự xúc tác của các enzyme phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. ­ Nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng, tối ưu ở khoảng 30 – 35oC. ­ Nhiệt độ tăng quá cap thì cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp khoảng 40 – 45oC. b. Hàm lượng nước ­ Nước là môi trường để các phản ứng hóa học xảy ra và là ng.liệu cho quá trình OXH các chất hữu cơ. ­ Hàm lượng nước tăng cường độ hô hấp tăng. c. Nồng độ O2 ­ O2 là chất tham gia vào oxi hóa các chất hữu cơ và tham gia vào chuỗi chuyền electron trong hô hấp hiếu khí để tạo ATP ­ Khi [O2] giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. ­ Khi [O2] giảm xuống dưới 5% thì cây sẽ chuyển sang hô hấp kị khí bất lợi cho cây trồng. d. Nồng độ CO2 ­ CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. ­ Các phản ứng decacboxi hóa để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch hô hấp bị ức chế. IV. Ứng dụng ­ Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ làm giảm số lượng và chất lượng nông sản. ­ Hâp hấp làm thay đổi thành phần khí tring môi trường: khí CO2 tăng, O2 giảm. Khi CO2 tăng quá mức và O2 giảm quá mức chuyển sang phân giải kị khí nông sản sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Vì vậy, cần giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu để giữ được đến mức tối đa số lượng và chất lượng của nông sản. * Các biện pháp bảo quản nông sản chính: Các biện pháp bảo quản Bảo quản khô Bảo quản lạnh Đối tượng Các loại hạt Phần lớn các loại thực phẩm, rau quả Cách thực hiện Hạt được phơi khô với độ ẩm khoảng 13 – 16% Giữ trong kho lạnh, tủ lạnh ở các ngăn có to khác nhau. Cơ sở khoa học Giảm lượng nước giảm cường độ hô hấp. Giảm nhiệt độ Giảm hoạt động của enzyme hô hấp Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao Các loại hạt, rau quả Cho vào kho kín có nồng độ CO2 cao hoặc cho vào các túi polietylen. Nồng độ CO2 Ức chế hô hấp. C­ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. Khái niệm * Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. ­ Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật: + Cấu tạo ngày càng phức tạp. + Sự chuyên hóa về chức năng ngày càng rõ rệt. + Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. II. Hình thức tiêu hóa 1. Tiêu hóa nội bào ­ Là hình thức tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. ­ Là hình thức tiêu hóa của động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (động vật đơn bào). ­ Thức ăn được tiêu hóa trong không bào nhờ hệ thống enzyme do lizoxom cung cấp, biến đổi thành chất đơn giản đi vào tế bào chất, chất cặn bã thải ra ngoài. ­ Nhược điểm: chất thải và chất dinh dưỡng còn trộn lẫn hiệu quả tiêu hóa chưa cao. 2. Tiêu hóa ngoại bào ­ Là hình thức tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. ­ Ở động vật có túi tiêu hóa: Thức ăn được biến đổitrong khoang tiêu hóa nhờ enzim (do các TB tuyến tiết ra) thành chất dinh dưỡng đơn giản hấp thụ qua màng TB vào trong các TB. ­ Ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hóa nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tuyến tiêu hóa. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đỏi cơ học và hóa học tạo thành chất dung dịch đơn giản rồi hấp thu vào máu và bạch huyết. ­ Ưu điểm: đã có cơ quan tiêu hóa riêng biệt và tiêu hóa được những loại thức ăn có kích thước lớn hơn. III. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp 1.Cấu tạo cơ quan tiêu hóa a. Khoang miệng Động vật ăn thịt ­ Răng cửa: hình nêm, nhọn, sắc gặm và lấy thịt ra khỏi xương. ­ Răng nanh: to, nhọn, dài cắn, giữ chặt con mồi. ­ Răng cạnh hàm và răng ăn thịt: to, sắc, có nhiều mấu dẹt, chắc cắt nhỏ thức ăn. ­ Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng. b. Dạ dày Động vật ăn tạp ­ Răng nanh, răng cửa: không nhọn, không sắc đưa thức ăn vào miệng, cắn, xé thức ăn. ­ Răng hàm: dẹt, có bề mặt nghiền rộng, có nhiều nếp nhai, nghiền thức ăn. Thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau. ­ Niêm mạc có nhiều nếp gấp phù hợp với chức năng chứa thức ăn. ­ Thành dạ dày có 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo co bóp, nhào trộn, giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa và đẩy thức ăn xuống ruột non. ­ Lớp niêm mạc chưa các tuyến tiết dịch vị biến đổi thức ăn. c. Ruột non ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn