Xem mẫu

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Thuộc địa kiểu mới Nước thuộc địa đã được giải phóng khỏi ách thống trị trực tiếp của chủ nghĩa đế quốc, nhưng vẫn bị chủ nghĩa đế quốc nô dịch và bóc lột gián tiếp do bị gắn với hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới. Nước thuộc địa kiểu mới về danh nghĩa được độc lập, nhưng trên thực tế vẫn phụ thuộc về chính trị và bị bóc lột về kinh tế. Các nước thuộc địa kiểu mới vẫn phải đấu tranh giành độc lập thực sự về chính trị và kinh tế. Miền Nam Việt Nam đã có thời kì bị biến thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ (1954 ­ 1975). ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Khai thác thuộc địa lần thứ hai ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, đó là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác Lê ­ nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước việt nam Đảng ra đời đã chấm dứt sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước và đường lối cách mạng, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc trong những năm sau. Đảng cộng sản ra đời đã quy tụ ba tổ chức cộng sản thành một dảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam theo đường lối chính trị đúng đắn, dẫn đến sự thống nhất về tư tưởng và hành động của phong trào cách mạng cả nước, tạo nên truyền thống đoàn kết của đảng và dân tộc ta từ đó về sau. Đảng cộng sản ra đời chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài ­ Năm 1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê ­ nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm con đường cứu nước đúng đắn: Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. ­ 1920 ­ 1930: Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. + Năm 1921: Ra báo “Người cùng khổ” vạch trần chính sách đàn áp, bốc lột dã man của chũ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng. + Năm 1923: Sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông Dân, được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế Nông dân. + Năm 1924: Dự đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngoài ra, Người còn viết cho nhiều báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” ­ đòn tấn công quyết liệt vào chũ nghĩa thực dân Pháp. * Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lê ­ nin vào nước ta. ­ Năm 1925: Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây Người tập hợp một số thanh niên Việt Nam hăng hái cách mạng và lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản Đoàn, trực tiếp giảng bài, đào tạo họ thành cán bộ cách mạng… (đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) + Năm 1930: Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Tại hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt: Xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh Quy mô của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Diễn ra trên 1 vùng rộng lớn, hầu như ở tất cả các xã, huyện ở 2 tỉnh: Nghệ An ­ Hà Tĩnh. + Có nhiều cuộc đấu tranh, hàng trăm cuộc biểu tình. + Lôi kéo được dông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, có khoảng hàng chục vạn quần chúng tham gia. Tính chất của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất ­ đấu tranh vì lợi ích, một mất một còn giữa 2 lực lượng : cách mạng và phản cách mạng. + Xô Viết ­ Nghệ Tĩnh là nơi duy nhất có sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. + Xô Viết ­ Nghệ Tĩnh mang tính triệt để, thể hiện: Ở việc lật đổ chính quyền của địch và thành lập chính quyền ta. Ở việc thực hiện chính sách ban bố ruộng đất cho nhân dân. Kết quả của Phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh + Là địa phương duy nhất trong phong trào cách mạng 1930 ­ 1931 đập tan được chính quyền bọn phản cách mạng ở cơ sở, xây dựng được một chính quyền Xô Viết ­ chính quyền của công nhân và nông dân. + Đảng đã tích lũy đượcc nhiều kinh nghiệm + Liên minh Công ­ nông ra đời và khẳng định sứ mệnh của nó. + Tuy còn sơ khai nhưng chính quyền Xô Viết – Nghệ Tĩnh đã trở thành chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân do giai cấp công nhan lãnh đạo Đỉnh cao phong trào cách mạng 1930 – 1931. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, dân sinh ­ Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công khai: nhằm thu thập dân nguyện của quần chúng để đưa lên Chính phủ Pháp, tiến tới Đại hội Đông Dương. Các uỷ ban hành động được thành lập quần chúng sôi nổi tham gia mít tinh, hội họp diễn ra khắp cả nước. ­ Năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương; Đảng đã tổ chức cho quần chúng nhân dân trong đó đông đảo và hăng hái nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mit tinh, biểu tình “ Đón rước” để đưa dân nguyện đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân. ­ Phong trào dân sinh, dân chủ trong những năm 1937 ­1939, với các cuộc mit tinh, biểu tình của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1/5/1938 ở Hà Nội và nhiều thành phố khác. Ý nghĩa của Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ­ Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn , có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Buộc pháp phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ. ­ Qua phong trào quần chúng được giác ngộ và trỏ thành lực lượng chính trị hùng hậu. Đội ngũ cán bộ Đảng viên trưởng thành , dày dạn kinh nghiệm ­ Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. => Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 như một cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám – 1945 Bài học kinh nghiệm của Phong trào 1936 – 1939 Tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai… Đồng thời Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc… ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Mặt trận Việt Minh Ý nghĩa ra đời Mặt trận Việt Minh ­ Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập từ quyết định của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã góp phần hoàn chỉnh những chủ trương của hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. ­ Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng từ công nhân, nông dân đến các địa chủ yêu nước, tầng lớp trí thức tiểu tư sản và cả tư sản dân tộc hình thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc. Mặt trận Việt Minh còn phân hóa và cô lập kẻ thù, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào Pháp – Nhật và tay sai. ­ Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng từng bước hình thành và phát triển, cùng với lực lượng chính trị đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. ­ Mặt trận Việt Minh còn làm tốt vai trò, chức năng của chính quyền khi ta chưa giành được chính quyền như chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa, tổ chức và lãnh đạo Tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. ­ Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng, không những góp phần quyết định vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương,ngày 28­1­1941,Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước,trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Người đã triệu tệp hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8(từ ngày 10­đến ngày 19­5­1941) tại Pác Bó(Cao Bằng).Sau khi phân tích tình hình,xác định nhiệm vụ của cách mạng,Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh(gọi tắt là Việt Minh).Việc thành lập Mặt trận Việt Minh có sự đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Vai trò của Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám Mặt trận việt minh tập hợp mọi lực lượng yêu nước để xây dương khối đoàn kết toàn dân, xây dưng lục lượng chĩnh trị cho cách mạng thắng lợi. Mặt trận việt minh có công lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng 8; trong việc triệu tấp và tiến hành Quốc dân Đại Hội ở tân trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa....trong những ngày tổng khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh của mặt trận việt minh( lần đầu tiên xuất hiện ở cuộc khởi nghĩa nam kì 11/1940), tung bay trong cả nước trở thành Quốc Kì Của nước VN Dân chủ Cộng hòa, đươc Quốc Hội khóa I thông qua ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn