Xem mẫu

Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN – Bộ môn TTHCM và ĐLCM của ĐCSVN – 2015 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng * Hoàn cảnh ra đời: ­ Cho đến cuối năm 1929, lần lượt 3 tổ chức cộng sản đã ra đời ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ và Trung Kỳ. Sau khi ra đời, 3 tổ chức này hoạt động riêng rẽ, làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng trong nước bị phân tán. Do đó, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư yêu cầu cần phải sớm thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất. ­ Hội nghị bắt đầu từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng ­Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. + Hội nghị quyết định hơp nhât cac tô chưc cộng sản lây tên laĐảng Cộng sản Việt Nam. + Hội nghị thao luân vathông qua cac văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt và Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Những văn kiện này hợp thành Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. * Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: Cương linh xac đinh cac vấn đề cơ ban cua cách mạng Việt Nam: ­ Vêphương hương chiến lược của cách mạng Việt Nam là: "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". ­ Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền vathô đia cách mạng: 3 nhiệm vụ chính: + Chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông. + Kinh tế: Thủ tiêu hết quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp tư bản giao cho chính phủ công nông. Tịch thu toàn bộ ruộng đát của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo, xóa bỏ sưu thuế, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ. + Văn hoá, xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ được bình quyền phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. – Lực lượng cách mạng: + Thu phục đông đảo bộ phận dân cày và dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến. 1 Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN – Bộ môn TTHCM và ĐLCM của ĐCSVN – 2015 + Phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền dân cày (công hội – hợp tác xã) không nằm dưới quyền ảnh hưởng của tư bản quốc gia. + Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để kéo họ về phía cách mạng. + Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rỏ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ, bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. – Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, lãnh đạo được dân chúng. – Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Nhận xét: Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị đã phát triển lý luận cách mạng thuộc địa trên một số vấn đề cơ bản: vấn đề nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. * Ý nghĩa: ­ Cương lĩnh chính trị đúng đắn là cơ sở để Đảng lãnh đạo phát triển cách mạng Việt Nam. ­ Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX. ­ Tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc. ­ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. ­ Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp với đất nước Việt Nam, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Câu 2: Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn 1939 – 1945 và ý nghĩa của sự chuyển hướng chiến lược đó * Hoàn cảnh lịch sử: ­ 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức. ­ Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, 2 Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN – Bộ môn TTHCM và ĐLCM của ĐCSVN – 2015 giải tán các hội hữu ái, nghiệp đoàn và tịch thu tài sản của các tổ chức đó, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người, ban bố lệnh tổng động viên, ra sức vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp để làm bia đỡ đạn. ­ Lợi dụng lúc Pháp thua Đức, ngày 22­9­1940, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23­9­1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật, đặt nhân dân ta dưới cảnh một cổ hai tròng. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít Pháp­Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. * Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ­ Căn cứ vào tính chất cách mạng Đông Dương đã có sự thay đổi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ Sáu (11­1939, Nguyễn Văn Cừ chủ trì, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương), Hội nghị lần thứ Bảy (11­1940), và Hội nghị lần thứ Tám (10/5 – 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì). Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau: + Một là, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. BCH Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta cần được giải quyết cấp bách là mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với bọn đế quốc, phát xít Pháp – Nhật. Tạm gác lại khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày nghèo. + Hai là, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. Để tập hợp lực lượng đông đảo, BCH Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi vì mục tiêu chung giải phóng dân tộc. + Ba là, quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Ra sức phát triển các lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đồng thời, chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng. 3 Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN – Bộ môn TTHCM và ĐLCM của ĐCSVN – 2015 * Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: ­ Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, BCH Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc. ­ Đường lối gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, là ngọn cờ dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng và đưa cách mạng Việt Nam trở về với đúng quỹ đạo. Câu 3: Đặc trưng của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới Hội nghị Trung ương Bảy Khóa VII (1/1994) đã đưa ra khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học ­ công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Thời kỳ trước đổi mới (1960 – 1985), Đảng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với những đặc trưng chủ yếu sau đây: ­ Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng. ­ CNH chủ yếu dựa vào các nguồn lực lao động, tài nguyên đất đai, sự viện trợ của các nước XHCN; chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước; việc phân bổ nguồn lực CNH được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp không tôn trọng các quy luật của thị trường. ­ Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh ham làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả xã hội. Câu 4: Nêu quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thời kỳ đổi mới ­ Một là: Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. 4 Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN – Bộ môn TTHCM và ĐLCM của ĐCSVN – 2015 Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ đã tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh đó xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất nước nên nước ta cần phải và có thể tiến hành CNH theo kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp CNH với HĐH. Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải là nóng vội, duy ý chí. Nên Đại hội X nêu rõ quan điểm coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH, HĐH. ­ Hai là: CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. CNH, HĐH không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. CNH, HĐH gắn với kinh tế thị trường giúp khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Còn hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm thế giới... ­ Ba là: lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tăng trưởng kinh tế cần có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, khoa học công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người được coi là yếu tố cơ bản quyết định. CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, trong đó, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. ­ Bốn là: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Phát triển khoa học, công nghệ trong quá trình tiến hành CNH, HĐH là yêu cầu tất yếu và bức xúc. ­ Năm là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn