Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Đề kiểm tra 45 phút gồm 50% tự luận + 50% TNKQ I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Khảo nghiệm giống cây trồng là gì? Ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng trong công tác giống. Câu 2: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gi? Câu 3: Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa phương pháp sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phương pháp sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng trong quy trình sản suất giống cây trồng. Câu 4 Nuôi cấy mô tế bào là gì? ý nghĩa của ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng? Câu 5: Khả năng hấp phụ của đất là gì? Ý nghĩa của tính hấp phụ của keo đất? Câu 6: Độ phì nhiêu của đất là gì? Để làm tăng độ phì nhiêu của đất, người ta thường sử dụng các biện pháp nào? Câu 7: Cho biết nguyên nhân, đặc điểm, biện pháp cải tạo đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá MỘT SỐ THƠNG TIN LIN QUAN BI HỌC 1. Thông tin bổ sung về vai trò của nông, lâm ngư nghiệp - Năm 2010/2011, Việt nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau thái lan - Tính đến tháng 9/2012, Việt nam tạm thời đứng vị trí thứ nhất thế giới trong xuất khẩu gạo. - Sáu tháng đầu năm 2013 Việt nam vẫn giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu lương thực. a. Các sản phẩm xuất khẩu lương thực của ngành nông nghiệp Việt nam năm 2013
  2. b. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam 6 tháng đầu năm 2013 ( đơn vị triệu tấn) c. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc ngành nông- lâm nghiệp: gồm sắn, gạo, chè, cà phê, cao su, hạt điều, ha tiêu, gỗ …
  3. 2.. Thông tin bổ sung về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào Sản phẩm ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Đà lạt : - Các giống hoa: “…cây giống hoa các loại như hồng môn, cúc, salem, đồng tiền, cẩm chướng, layơn, sao tím, bibi, tuylip... và cả dâu tây cho thị trường giống cả nước”. - Khoai tây xử lý bằng đốt dâm - Chuối tây lấy mẫu từ đỉnh sinh trưởng ... II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Tham khảo) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1 : Trong biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta năm 2004, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ a. 21,7% b. 27,2% c. 38,2% d. 24,5% Câu 2 : Hãy sắp xếp các thí nghiệm trong quy trình khảo nghiệm giống cây trồng theo trật tự đúng. 1. Thí nghiệm trên đồng ruộng 2. Thí nghệm kiểm tra kỹ thuật 3. Thí nghiệm so sánh giống 4. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo a. 1; 2 ; 3 b. 3 ; 2 ; 4 c. 3 ; 2 ; 1 d. 2 ; 3 ; 4 Câu 3; Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là: a. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm b. Đánh giá giống mới về mọi mặt để đưa giống mới vào sản xuất đại trà. c. Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới d. Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà Câu 4: Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là: a. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm b. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà. c. Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới
  4. d. Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà Câu 5: Hệ thống sản xuất giống cây trồng có thể tóm tắt: a. Hạt giống Siêu nguyên chủng (SNC) Xác nhận (XN) Nguyên chủng (NC) b. Hạt giống nguyên chủng  Siêu nguyên chủng  Xác nhận c. Hạt giống Siêu nguyên chủng  Nguyên chủng  Xác nhận d. Hạt giống Nguyên chủng  Xác nhận Siêu nguyên chủng Câu 6: Hạt giống được tạo ra từ giống Nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà, đó chính là : a. Giống Siêu nguyên chủng b. Giống Nguyên chủng c. Giống Xác nhận d. Giống Đại trà Câu 7: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn: a. Vật liệu khởi đầu  Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận b. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận c. Vật liệu khởi đầu  Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận d. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú Siêu nguyên chủng  Nguyên chủng  Xác nhận Câu 8 : Xác định tỷ lệ đúng về năng suất và chất lượng giữa ba cấp giống: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN) a. SNC > XN > NC c. NC > SNC > XN b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC Câu 9 : Xác nhận tỷ lệ đúng độ không thuần khiết về mặt di truyền giữa ba cấp hạt: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN) a. SNC > XN > NC c. XN > NC > SNC b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC Câu 10: Sắp xếp cặp phù hợp giữa các giai đoạn sản xuất hạt giống với các sản phẩm của chúng I. Giai đoạn 1 1. Hạt giống xác nhận II. Giai đoạn 2 2. Hạt giống siêu nguyên chủng III. Giai đoạn 3 3. Hạt giống nguyên chủng a. I -1 ; II - 2 ; III -3 c. I – 2 ; II – 1 ; III – 3
  5. b. I – 2 ; II – 3 ; III – 1 d. I – 3 ; II - 2 ; III – 1 Câu 11: Vật liệu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là: a. Tế bào của mô phân sinh c. Tế bào của mô rễ b. Tế bào của mô lá d. Tế bào của mô lá, rễ Câu 12: Chọn khái niệm đúng nhất về nuôi cấy mô tế bào: a. Từ một mô tế bào sinh vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. b. Từ một mô tế bào thực vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. c. Từ một mô tế bào lai, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. d. Từ một mô tế bào đột biến , được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. Câu 13: Sắp xếp theo thứ tự đúng của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: 1. Tạo rễ 2. Khử trùng bề mặt 3. Cấy cây trong môi trường thích hợp 4. Chọn vật liệu nuôi cấy 5. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo a. 1;2;3;4;5 c. 4;2;5;1;3 b. 4;2;1;5;3 d. 2;4;1;5;3 Câu 14: Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: a. Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu b. Các cây sinh ra có những biến đổi tốt so với tế bào ban đầu c. Các cây sinh ra không đồng nhất về mặt di truyền d. Các cây sinh ra có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất về mặt di truyền . Câu 15: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng là: a. Tất cả tế bào sống có tính toàn năng, đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp b. Các tế bào trong cùng cơ thể đều có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có thể sinh sản để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp
  6. c. Tế bào sinh vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp d. Tế bào thực vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp Câu 16: Keo đất là những phân tử có kích thước nhỏ bé, có tính chất: a. Hòa tan trong nước ở trạng thái huyền phu lơ lửng trong dịch đất b. Không tan trong nước ở trạng thái huyền phù lơ lửng trong dịch đất c. Không tan trong nước ở trạng thái kết lắng d. Có thể hòa tan hoặc không hòa tan trong nước phụ thuộc và lượng nước của dịch đất Câu 17: Sắp xếp thứ tự các lớp ion của keo đất tính từ trong ra ngoài a. Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion khuyếch tán b. Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion khuyếch tán ->Lớp ion quyết định điện c. Nhân keo -> Lớp ion khuyếch tán -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất dộng d. Nhân keo -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất động ->Lớp ion khuyếch tán Câu 18: Để phân loại keo âm hoặc keo dương ta dựa vào: a. Nhân keo c. Lớp ion bất động b. Lớp ion quyết định điện d. Lớp ion khuyếch tán Câu 19: Khả năng trao đổi ion của keo đất phụ thuộc vào; a. Nhân keo c. Lớp ion bất động b. Lớp ion quyết định điện d. Lớp ion khuyếch tán Câu 20: Chọn thông tin đúng khi bàn về quá trình trao đổi chất giữa đất với cây trồng a. Keo đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây b. Keo đất và dung dịch đất cùng trao đổi chất dinh dưỡng với tế bào của rể cây c. Keo đất gián tiếp trao đổi chất dinh dưỡng với cây thông qua dung dịch đất d. Chỉ có keo đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây Câu 21: Độ chua tiềm tàng trong đất là a. do nồng độ H+ trong dung dịch đất gây nên b. do nồng độ AL+++ trong dung dịch đất gây nên c. do nồng độ H+ và AL+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên d. do nồng độ H+ và AL+++ có trong dung dịch đất
  7. Câu 22: Phản ứng kiềm của dung dịch đất là do: a. trong đất có chứa các muối kiềm b. bón phân hóa học có tính chất kiềm c. trong dung dịch đất có chứa NaOH, Ca(OH)2 d. trên bề mặt keo đất có chứa Na2CO3 ; CaCO3 Câu 23: Độ phì nhiêu của đất là khả năng a. cung cấp đồng thời và không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng và không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao b. cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao c. cung cấp đồng thời nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao d. cung cấp không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa các chất độc hại, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao Câu 24: Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất là a. lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp với đất b. sử dụng hợp lý các loại phân bón phù hợp với đất c. nhằm xây dựng biện pháp cải tạo đất hợp lý để nâng cao độ phì cho đất d. nhằm xác định lượng vi sinh vật hoạt động trong đất Câu 25: Sắp xếp các bước trong quy trình thực hành theo trật tự đúng 1. Dùng tay lắc đều 15 phút 2. Dùng ống đong 50 ml dung dịch KCl1N đổ vào bình chứa mẫu đất 3. Cân 20 g mẫu đất cho vào bình tam giác dung tích 100 ml 4. Khi chỉ số ổn định 30 giây , đọc và ghi kết quả 5. Dùng máy đo pH cắm vào giữa dung dịch huyền phù khi ta đổ ra cốc a. 2;1;4;3;5 b. 3;2;1;4;5 c. 3;2;1;5;4 d. 2;3;1;5;4 Câu 26: Những thông tin nào sau đây thuộc đặc điểm của đất xám bạc màu a. Thành phần nhiều sét, ít mùn, nghèo chất dinh dưởng, đất chua b. Lớp đất mặt mỏng , nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất trung tính hoặc kiềm
  8. c. Lớp đất mặt mỏng , nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua d. Lớp đất mặt mỏng , nhiều mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua Câu 28: Xói mòn xảy ra đối với đất trồng cây lâm nghiệp mạnh hơn đất đồng bằng vì: a. Đất trồng cây lâm nghiệp thường có lượng mưa lớn b. Đất trồng cây lâm nghiệp thường có quá trình khoáng hóa mạnh nên đất dễ bị rửa trôi c. Đất trồng cây lâm nghiệp thường là đất đồi, núi có độ dốc lớn d. Đất trồng cây lâm nghiệp độ phì nhiêu thấp nên dễ bị rửa trôi Câu 29 : Trong trồng trọt , muốn tăng độ phì nhiêu cho đất người nông dân cần phải: a. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với vôi và luân xen cây trồng hợp lý b. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân hóa học kết hợp với vôi và luân xen cây trồng hợp lý c. Cày sâu, làm đất kỹ, bón phân vi sinh vật kết hợp với phân vô cơ và luân xen cây trồng hợp lý d. Cày sâu, làm đất kỹ, bón nhiều phân vô cơ kết hợp vôi và luân xen cây trồng hợp lý Câu 30: Nguyên nhân gây chua ở đất trồng trọt là a. do trong trồng trọt sử dụng phân hóa học kết hợp phân hữu cơ và vôi hợp lý b. do lạm dụng phân hóa học kết hợp chế độ canh tác lạc hậu gây nên c. do bón lót nhiều phân hữu cơ kết hợp với vôi trong quá trình trồng trọt d. do hiện tượng luân, xen cây trồng trong quá trình sản xuất gây nên ----------------------------------Hết-----------------------------------
nguon tai.lieu . vn