Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 – THPT THANH KHÊ
  2. A. LÝ THUYẾT 1. HALOGEN - Vị trí, tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế Cl2. - Sự biến đổi tính chất của các halogen. - Tính chất axit của HCl, phương pháp điều chế HCl. - Tính chất, điều chế,ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorua. - Tính chất của flo, brom, iot. - Nhận biết ion F-, Cl-, Br-, I-. 2. OXI – LƯU HUỲNH. - Vị trí, tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế O2. - Tính chất, ứng dụng của O3. - Vị trí, tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng của S. - Tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế các hợp chất của S: H2S, muối sunfua, SO2, SO3. - Tính chất vật lí, tính chất hoá học của H2SO4, muối sunfat. - Phương pháp sản xuất H2SO4 (công thức của oleum) - Nhận biết ion sunfat. 3. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC - Khái niệm, công thức tính tốc độ phản ứng, ghi chú đơn vị? - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. - Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng. - Khái niệm cân bằng hoá học. Tại sao nói cân bằng hoá học là cân bằng động? - Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học. Xác định sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng khi có sự thay đổi các yếu tố (nhiệt độ, áp suất, nồng độ).
  3. B. BÀI TẬP DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH Câu 1: Viết phản ứng theo sơ đồ sau đây: c) MnO2  Cl2  FeCl3  Fe(OH)3  FeCl3  AgCl b. I2→KI → KBr → Br2 → NaBr → NaCl → Cl2 HI → AgI HBr → AgBr f) H2  H2S  SO2  SO3 H2SO4  HCl Cl2  S  FeS  H2S  Na2S  NaNO3 g) FeS2  SO2  H2SO4  Na2SO4 NaCl  Cl2  SO3 H2SO4  K2SO4  KCl KNO3 Câu 2: Viết phương trình: a) Điều chế nước Javen, clorua vôi, axít clohiđric từ khí Cl2 b) Điều chế axít H2SO4 từ quặng pirit sắt FeS2. Câu 3: Viết phản ứng thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố: a) S0→S-2→S0→S+4→S+6→S+4→S0→S+6 b) Cl0 →Cl+5→Cl-1→Cl0→Cl+1 DẠNG 2: NHẬN BIẾT Câu 1: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: a. Ca(OH)2, HCl, HNO3, NaCl b. NaOH, KCl, NaNO3, K2SO4, HCl.
  4. c. HCl, Na2SO4, HNO3, KOH d. BaCl2, K2SO4., NaOH, KNO3 e. K2SO4, KCl, KBr, KI. Câu 2: Phân biệt các bình khí mất nhãn sau: a. O2, SO2, Cl2, CO2. . b. O2, H2, CO2, HCl. c. O2, H2, Cl2, CO2, HCl DẠNG 3: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI O2, S Câu 1: Cho 2,4 gam 1 kim loại hóa trị II, tác dụng vừa đủ với 3,2 gam S. Xác định tên kim loại và tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? Câu 2: Cho 55,2 gam 1 kim loại hóa trị I, tác dụng vừa đủ với 13,44 lít O2 (đktc). Xác định tên kim loại và tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng? Câu 3: Nung 11,2g Fe, 26g Zn với một lượng dư lưu huỳnh thu lấy sản phẩm rồi cho tan vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được (đktc)? Câu 4: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6g Fe và 1,6g S đến phản ứng hoàn toàn rồi cho hỗn hợp thu được phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl. Tính CM của dung dịch HCl ban đầu và thể tích khí thu được sau phản ứng? DẠNG 4: BÀI TOÁN SO2, H2S TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM Câu 1: Dẫn toàn bộ 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3M. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng? Biết thể tích dung dịch không đổi. Câu 2: Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
  5. Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa. Tính m ? DẠNG 5: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT Câu 1: Cho 19,2 (g) kim loại R thuộc nhóm II vào dung dịch HCl dư thu được 17,92 (l) khí (đktc). Tìm R và tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 1,17 (g) một kim loại A có hoá trị không đổi vào dung dịch HCl 1,2 (M) (phản ứng vừa đủ) thì thu được 0,336 (l) khí. Tìm tên kim loại A và thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 3: Cho 10g hh Mg và Cu vào dd HCl 20% (pứ vừa đủ) thu được 5,6 (l) khí đktc. a. Tính khối lượng từng kim loại trong hh ban đầu? b. Tính khối lượng dd HCl đã dùng? c. Cho dd AgNO3 dư vào dd sau phản ứng, tính khối lượng kết tủa thu được? Câu 4: Cho 24 (g) hỗn hợp G gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 (l) hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong G. Câu 5: Hoàn tan hoàn toàn 1,28 gam hỗn hợp gỗm Mg và MgO vào 500ml dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? b. Tính nồng độ mol của mối muối trong dung dịch sau phản ứng? Biết thể tích dung dịch xem như không đổi. Câu 6: Cho hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg, Cu. Hòa tan 11,2 gam A bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lit
  6. khí H2. Phần không tan cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được V(lit) khí SO2. Các khí đều đo ở đktc a. Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A? b. Tính V Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 3,6 gam Mg và 14g Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc). a. Tính V và khối lượng muối thu được sau phản ứng? b. Cho BaCl2 dư vào dung dịch muối thu được. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng? Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? b. Nếu cho 9,65 gam hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc thì thể tích khí thu được sau phản ứng là bao nhiêu? Câu 9: Hòa tan 31,2 (g) hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 (l) CO2 (đkc). Tính khối lượng từng chất trong A. DẠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Câu 1: Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng ? a. Tốc độ đốt cháy lưu huỳnh tăng lên khi đưa lưu huỳnh đang cháy trong không khí vào bình chứa oxi nguyên chất. b. Tốc độ của phản ứng giữa hiđrô và oxi tăng lên khi đưa bột platin vào hỗn hợp phản ứng c. Tốc độ của phản ứng giữa hiđro và iot tăng khi đun nóng d. Tốc độ đốt cháy than tăng lên khi đập nhỏ than Câu 2: Cho 6 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ
  7. thường. Mỗi biến đổi sau đây sẽ làm cho tốc độ phản ứng tăng lên, giảm xuống hay không đổi? a. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột b. Dùng dung dịch H2SO4 2M thay dung dịch H2SO4 4M c. Tăng nhiệt độ phản ứng lên 50oC d. Tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi Câu 3: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,4 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,2 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng? DẠNG 7: MỘT SỐ CÂU HỎI THỰC TẾ Câu 1: Cho mẫu giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí clo thì lúc đầu quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra? Câu 2: Vì sao không nên dùng bình thuỷ tinh để đựng dung dịch HF? Viết phương trình phản ứng xảy ra? Câu 3: Nêu cách pha loãng axit đặc? Giải thích vì sao không làm ngược lại? Câu 4: Nhiệt kế bị vỡ làm rơi các giọt thủy ngân ra ngoài, em sẽ xử lý như thế nào? Viết phương trình phản ứng? Câu 5: Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, nêu 1 số ví dụ từ thực tế về sự ảnh hưởng của các yếu tố này? Câu 6: Khi điều chế Cl2 từ NaCl bằng phương pháp điện phân dung dịch thì thiết bị phải có màng ngăn, tại sao?
nguon tai.lieu . vn