Xem mẫu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 VẬT LÍ 11 CB NĂM HỌC 2012 2013 THPT THANH KHÊ I. LÝ THUYẾT Chương : TỪ TRƯỜNG Câu 1: Định nghĩa từ trường. Nêu quy ước hướng của từ trường. Câu 2: Định nghĩa đường sức từ. Nêu các tính chất của đường sức từ. Câu 3: Định nghĩa lực Lorenxơ. Nêu các đặc điểm của Lorenxơ (có phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định lực Loren xơ). (tr135-136) Chương : CẢM ỨNG TỪ Câu 4: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng. Câu 5: Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm và năng lượng từ trường. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. Chương : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Câu 6: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức định luật dưới dạng đối xứng. Câu 7: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần Chương : MẮT VÀ CÁC DỤNGCỤ QUANG Câu 8: Nêu cấu tạo lăng kính, đặc trưng của lăng kính. Các công thức của lăng kính. Câu 9: Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận. Câu 10: Công dụng và cấu tạo của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Lực từ. 2. Cảm ứng từ của dòng điện thẳng, tròn, ống dây. Cảm ứng từ tổng hợp của các dòng điện đó. 3. Lực Loren-xơ.
  2. 4. Từ thông. 5. Suất điện động cảm ứng. 6. Suất điện động tự cảm, hệ số tự cảm, năng lượng từ trường của ống dây. 7. BT khúc xạ ánh sáng. 8. BT lăng kính. 9. Bài tập thấu kính. Lưu ý: Học sinh soạn vào vở các câu hỏi. Soạn các công thức ở mục II. (Các dạng bài tập) có nêu tên đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Hướng dẫn trả lời có tại trang web: www.thinh1003.violet.vn; www.thptthanhkhe.edu.vn, và tại Email: hstkvl11@gmail.com với mật khẩu thanhkhe11. Các bài tập cụ thể cho từng dạng GV bộ môn sẽ photo cho các lớp.
  3. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1: Định nghĩa từ trường. Nêu quy ước hướng của từ trường. ĐN1: - Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện khác đặt trong nó. ĐN2: - Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. - Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam (South) – Bắc (North) của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. Câu 2: Định nghĩa đường sức từ. Nêu các tính chất của đường sức từ. a. Đường sức từ là những đường cong vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. b. Các tính chất của đường sức từ + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. + Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định. + Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chổ có từ trường mạnh, thưa ở chổ có từ trường yếu. Câu 3: Định nghĩa lực Lorenxơ. Nêu các đặt điểm của Lorenxơ (phương, chiều, độ lớn). (2đ) - Định nghĩa: Lực Lorenxơ là lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. - Lực Lorentz có đặt điểm: v v + Phương : vuông góc với v , B + Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng, sao cho từ trường v hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều v khi q > 0 và ngược v chiều v khi q < 0. Lúc đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorentz. + Độ lớn của lực Lorentz: f = q .B.v. sin a
  4. Câu 4: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng. (1đ) a. Hiện tượng cảm ứng điện từ : Là hiện tượng khi từ thông Φ qua khung dây biến thiên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện – gọi là dòng điện cảm ứng Ic. b. Định luật Lenzt về chiều dòng điện cảm ứng Dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. Câu 5. Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm và năng lượng từ trường. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. - Hiện tượng tự cảm : Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch kín. -7 N2 - Độ tự cảm của ống dây: L = 4π.10 . .S. l Trong đó: S(m2) diện tích tiết diện ngang của ống dây, l (m) chiều day ống dây, N số vòng dây, L (H) độ tự cảm - Suất điện động tự cảm: Suất điện động tự cảm xuất hiện trong hiện tượng tự cảm và có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của dòng điện trong mạch : Di etc = - L Dt - Năng lượng từ trường sinh ra bên trong ống dây: W = 1 2 L.i 2 Chương : KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Câu 6: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức định luật dưới dạng đối xứng. a. Định luật khúc xạ ánh sáng + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi:
  5. sin i = hằng số. sin r b. Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng: n1sini = n2sinr. Câu 7: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần a. Định nghĩa Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. b. Điều kiện để có phản xạ toàn phần + Anh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn. + Góc tới i phải lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh: i ³ igh. Chương : MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG Câu 8: Nêu cấu tạo lăng kính, đặc trưng của lăng kính. Các công thức của lăng kính. *Cấu tạo lăng kính Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác. * Một lăng kính được đặc trưng bởi + Góc chiết quang A; + Chiết suất n. Các công thức của lăng kính sini1 = nsinr1; A = r1 + r2; sini2 = nsinr2; D = i1 + i2 – A . Câu 9: Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận. a. Sự điều tiết Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới. + Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của mắt lớn nhất (fmax, Dmin). + Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự của mắt nhỏ nhất (fmin, Dmax). b. Điểm cực viễn. Điểm cực cận + Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rỏ. Mắt không có tật CV ở xa vô cùng (OCV = ¥).
  6. + Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rỏ. Càng lớn tuổi điểm cực cân càng lùi xa mắt. + Khoảng cách giữa CV và CC gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. OCV gọi là khoảng cực viễn, Đ = OCC gọi là khoảng cực cận. Câu 10: Công dụng và cấu tạo của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn a.+ Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. + Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm). b. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi + Kính hiển vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ra ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp. + Kính hiễn vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất nhỏ (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng truc, khoảng cách giữa chúng O1O2=l không đổi. Khoảng cách F1’F2 = d gọi là độ dài quang học của kính. Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát. Đó thường là một gương cầu lỏm. c. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn + Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa. + Kính thiên văn gồm: Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m). Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được.
  7. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Lực từ. 2. Cảm ứng từ của dòng điện thẳng, tròn, ống dây. Cảm ứng từ tổng hợp của các dòng điện đó. 3. Lực Loren-xơ. 4. Từ thông. 5. Suất điện động cảm ứng. 6. Suất điện động tự cảm, hệ số tự cảm, năng lượng từ trường của ống dây. 7. BT khúc xạ ánh sáng. 8. BT lăng kính. 9. Bài tập thấu kính. III. Phần bổ sung kiến thức Câu : Viết biểu thức tính cảm ứng từ do các dây dẫn có hình dạng đặt biệt gây ra: dây dẫn thẳng, dây dẫn uốn thành hình tròn, ống dây hình trụ. Câu 11: Thấu kính là gì. Phân loại thấu kính. Nêu các công thức thấu kính. Câu 11: Thấu kính là gì. Phân loại thấu kính. Nêu các công thức thấu kính. + Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. + Phân loại: - Thấu kính lồi (rìa mỏng) là thấu kính hội tụ. - Thấu kính lỏm (rìa dày) là thấu kính phân kì. * Các công thức của thấu kính + Công thức xác định vị trí ảnh: 1 1 1 = + f d d ' + Công thức xác định số phóng đại:
  8. A' B ' d ' k= =- AB d + Qui ước dấu: Vật thật: d > 0. Vật ảo: d < 0. Ảnh thật: d’ > 0. Ảnh ảo: d’ < 0. k > 0: ảnh và vật cùng chiều trái tính chất; k < 0: ảnh và vật ngược chiều cùng tính chất. Câu 12: Viết biểu thức tính từ thông. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. Câu 12: Viết biểu thức tính từ thông. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. Từ thông là đại lượng đặc trưng cho số đường sức từ xuyên qua bề mặt S của một khung dây có diện tích S và được xác định theo công thức : F = B.S . cosa Trong đó: Φ là từ thông – đơn vị Wb (Vê be), B là cảm ứng từ – đơn vị (T), r r S là diện tích của khung dây – đơn vị (m2), α là góc tạo bởi B và pháp tuyến n của mặt S. Câu 13: Viết công thức tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong biểu thức. Phát biểu quy tắc bàn tay trái để xác định lực từ. (tr126) Câu 13: - Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn: F = B.I.l.sinα. Trong đó α là góc tạo bởi đoạn dây mang điện và vectơ cảm ứng từ, I(A), l (m) - Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang điện có đặc điểm: r + Phương : vuông góc với B và đoạn dây l. + Chiều: Tuân theo quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái xòe rộng, sao cho lòng bàn tay hứng các đường cảm ứng từ, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ” + Độ lớn: F = B.I.l.sinα.
nguon tai.lieu . vn