Xem mẫu

  1. Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Trường THPT Thuận An NĂM HỌC 2013 – 2014 Tổ Vật Lí – Công Nghệ MÔN: VẬT LÍ 11 I. LÍ THUYẾT Câu 1: Thế nào là tương tác từ? Nêu khái niệm từ trường? Tính chất cơ bản của từ trường là gì? Câu 2: Từ trường là gì? Nêu các tính chất của đường sức từ? Câu 3: Phát biểu định nghĩa và nêu phương, chiều của cảm ứng từ tại một điểm của từ trường? Đơn vị đo cảm ứng từ? Câu 4: Lực Lo-ren-xơ là gì? Viết công thức tính lực lo-ren-xơ? Câu 5: Viết công thức tính từ thông qua một diện tích và nêu được đơn vị đo từ thông? Nêu các cách làm biến đổi từ thông? Câu 6: Phát biểu định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng ? Phát biểu định luật Fa- ra-đây về cảm ứng điện từ? Câu 7: Xác định chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ và theo quy tắc bàn tay phải? Viết biểu thức xác định suất điện động cảm ứng của đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường cảm ứng từ? Câu 8: Nêu các tác dụng có lợi và cách hạn chế tác dụng bất lợi của dòng Fu-cô? Câu 9: Hiện tượng tự cảm là gì? Viết biểu thức tính suất điện động tự cảm? Nêu rõ đơn vị các đại lượng? II. BÀI TẬP BÀI TẬP CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG Bài 1: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện 10 A chạy qua nó đặt trong không khí. a) Xác định cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm M cách dòng điện 20 cm. b) Xác định vị trí tại đó có cảm ứng từ do dòng điện gây ra là 2,5.10-5 T. Bài 2: Một vòng dây tròn bán kính 5 cm đặt trong không khí. a) Khi cho dòng điện 15A chạy qua vòng dây. Tính cảm ứng từ do vòng dây gây ra tại tâm vòng dây? b) Khi cảm ứng từ do vòng dây gây ra tại tâm là 5.10-4 T. Tính cường độ dòng điện chạy qua vòng dây?
  2. Bài 3: Một ống dây dài 20 cm có 5000 vòng dây quấn đều theo chiều dài ống đặt trong không khí. a) Khi cho dòng điện 0,5 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống dây là bao nhiêu ? b) Để cảm ứng từ trong lòng ống dây là 62,8 mT thì dòng điện chạy qua ống dây là bao nhiêu ? Bài 4 : Người ta dùng 1 dây đồng có phủ 1 lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh 1 hình trụ dài 50 cm, đường kính d = 4cm để làm 1 ống dây. Hỏi nếu cho dòng điện cường độ I = 0,1 A vào ống dây thì cảm ứng từ trong ống dây là bao nhiêu? Biết sợi dây làm ống dây dài l = 95 m và các vòng quấn sát nhau Bài 5: Người ta dùng 1 dây đồng đường kính d = 0,8 mm có 1 lớp sơn cách điện mỏng quấn quanh 1 hình trụ có đường kính D = 4 cm để làm 1 ống dây. Khi nối 2 đầu ống dây với nguồn điện có điện áp U = 3,3 V thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 15,7.10-4 T. Tính chiều dài của ống dây và cường độ dòng điện trong ống. Biết điện trở suất của đồng là 1,76.10-8 .m . Biết các vòng dây được quấn sát nhau Bài 6: Hai dây dẫn thẳng dài song song nhau cách nhau 16 cm đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ 10A . Xác định cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại M nằm trong mặt phẳng của hai dòng điện cách đều hai dây dẫn khí: a) Hai dòng điện cùng chiều? b) Hai dòng điện ngược chiều? Bài 7: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 15A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M khi: a) cách dây dẫn mang dòng I1 5 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 25 cm. b) cách dây dẫn mang dòng I1 16cm và cách dây dẫn mang dòng I2 12cm. c) cách dây đều hai dẫn một đoạn 20 cm. Bài 8: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 20A, I2 = 10A chạy qua. Xác định điểm N mà tại đó cảm ừng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0. Bài 9: Đoạn dây dẫn CD dài 50 cm khối lượng 100 g treo bằng 2 dây mềm cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang trong từ trường đều có B = 2 mT và các đường sức từ là các
  3. đường nằm ngang vuông góc với đoạn CD có chiều đi vào. Khi cho dòng điện I = 15 A chạy qua dây dẫn CD. Xem khối lượng dây treo rất nhỏ; lấy g = 10 m/s2 Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây CD và lực căng của mỗi sợi dây treo khi a) Dòng điện chạy từ C đến D ? b) Dòng điện chạy từ D đến C ? Bài 10: Cho dây dẫn thẳng dài có dòng điện 15 A chạy qua dây đặt trong không khí. a) Xác định cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm M cách dòng điện 15 cm? b) Xác định từ tác dụng lên 1 m dòng điện thứ hai có cường độ dòng điện 10 A chạy qua dây dẫn song song cùng chiều với điện trên cách 5 cm? Bài 11: Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc các đường cảm ứng từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,6.106 m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f1 = 2.10-6N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4.107 m/s thì lực Lorenxơ f2 tác dụng lên hạt là bao nhiêu? Bài 12: Một prôtôn bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường sức từ có vận tốc 3.107m/s, từ trường có cảm ứng từ 50 mT. Biết m = 1,67.10-27 kg a) Tính lực Lo-ren-xơ tác dụng lên prôtôn? b) Tính bán kính quỹ đạo của prôtôn? Bài 13: Tính cảm ứng từ tại tâm của 2 vòng tròn dây dẫn đồng tâm; bán kính mỗi vòng là R = 8 cm, vòng kia là 2R; trong mỗi vòng có dòng điện cường độ I = 10 A chạy qua. Xét các trường hợp sau: a) Hai vòng nằm trong cùng một mặt phẳng, 2 dòng điện cùng chiều ? b) Hai vòng nằm trong cùng một mặt phẳng, 2 dòng điện ngược chiều ? c) Hai vòng nằm trong 2 mặt phẳ ng vuông góc với nha u ? Bài 14: Một chùm electron hẹp được tăng tốc bởi điện áp 220 V sau đó đi vào vùng không  gian có từ trường đều có B = 5 mT sao cho B vuông góc với vận tốc của chùm electron. a) Xác định tốc độ của electron khi bắt đầu bay vào từ trường đều ? b) Xác định lorenxơ tác dụng lên các electron ? c) Tính bán kính quỹ đạo của electron lúc đó ? d) Tính thời gian electron bay được một vòng ? e) Để các electron không lệch khỏi phương chuyển động khi bắt đầu bay vào từ trường đều thì ta phải đặt thêm một điện trường đều E có phương chiều và độ lớn thế nào ?
  4. Bài 15: Một chùm electron hẹp được tăng tốc bởi điện áp 220 V sau đó đi vào  vùng không gia n có từ trường đều có B = 5 mT sao cho B vuông góc với vận tốc của chùm e lectron. a) Xác định tốc độ của electron khi bắt đầu bay vào từ trường đều ? b) Xác định lorenxơ tác dụng lên các electron ? c) Tính bán kính quỹ đạo của electron lúc đó ? d) Tính thời gian electron bay được một vòng ? e) Để các electron không lệch khỏi phương chuyển động khi bắt đầu bay vào từ trường đều thì ta phải đặt thêm một điện trường đều E có phương chiều và độ lớn thế nào ? Bài 16: Hạt electron chuyển động với vận tốc v= 10 6 m/s    trong vùng có điện trường E vuông góc với từ trường B , B = 5.10 -3 T điện tích Electron q = -1,6.10 -1 9 C (hình vẽ) a) Vẽ và tính lực lorenxơ tác dụng lên hạt electron.  b) Vẽ và tính độ lớn cường độ điện trường E để electron chuyển động thẳng đều trong điện từ trường. BÀI TẬP CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Bài 17: Một vòng dây dẫn phẳng giới hạn hai diện tích S = 5cm 2 đặt trong từ   trường đều cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với vectơ B một góc  = 30 0 . Tính từ thông qua diện tíc h S Bài 18: Cuộn dây có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây 25cm 2 . Hai đầu cuộn dây được nối với điệ n kế. Trong khoảng thời gia n 0,5s đặt hai cuộn dây đó vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B =10 -2 T, có đường cảm ứng từ song song với trục cuộn dây a) Tính độ biến thiên của từ thông. b) Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. c) Tính cường độ dòng điện qua điện kế. Biết rằng điện trở cuộn dây 50  . Bài 19: Một ống dây có chiề u dài 31,4c m gồm có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây 10cm 2 , dòng điện chạy qua cuộn dây có cường độ 2A đi qua. a) Tính từ thông qua mỗi vòng.
  5. b) Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s. c) Tính độ tự cảm của cuộn dây. Bài 20: Một khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mặt phẳng bị giới hạ n bởi mỗi vòng dây là 2dm 2 . Cảm ứng từ của từ trường giảm 1 đều từ giá trị từ 0,5T đến 0,2 T trong thời gian s. Tính suất điện động cảm 10 ứng trong mỗi vòng dây và trong toàn khung dây. Bài 21: Một cuộn dây dẫn phẳng có 100 vòng, bán kính cuộn dây là 0,1m. Cuộn dây được đặt trong từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Lúc đầu cảm ứng từ của từ trường có giá trị 0,2T. Hãy tìm suất điện động cảm ứng trong cuộn dây nếu trong thời gian 0,1s a) Cảm ứng từ của từ trường tăng đều gấp đôi. b) Cảm ứng từ của từ trường giảm đều đến không. Bài 22: Một khung dây dẫn phẳng hình vuông ABCD có 500 vòng. Cạnh của khung dây dài 10cm. Hai đầu của khung nối lạ i với nhau. Khung chuyển động thẳng đều tiến lại khoảng không gian trong đó có từ trường đều (hình vẽ)Trong khi chuyển động các cạnh AB và CD luôn luôn nằm trên ha i đường thẳng song song. Tính cường độ dòng điện trong khoảng thời gian từ khi cạnh BC của khung bắt đầu gặp từ trườngđến khi khung vừa vặn nằm trong từ trường. Chỉ rõ chiều của dòng điện trong khung cho biết điện trở của khung là 3  , vận tốc của khung là 1,5m/s và cảm ứng từ của từ trường 0,005T.
  6. Bài 23: Trong một mạch điện độ tự cảm L = 0,6H có dòng điện giảm đều từ I 1 =0,2A đến I 2 = 0 trong khoảng thời gian 0,2 phút. Tính xuất điện động tự cảm trong mạch. Bài 24: Ống dây điện hình trụ đặt trong không khí, chiều dài 20 cm, gồm có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 1000 cm2. a) Tính độ tự cảm L của ống dây? b) Dòng điện qua ống dây đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1 s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây? c) Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt tới giá trị I = 5A thì năng lượng tích luỹ trong ống dây bằng bao nhiêu? Bài 25: Một khung dây dẫn hình chữ nhật kích thước 10 cm x 20 cm đặt trong từ trường đều có B=0,01 T. Các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc  . Tính từ thông qua khung dây đó khi a)  = 600 ? b)  = 300 ? c)  = 900 ? Bài 26: Một khung dây phẵng diện tích 20cm2, gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Véc tơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẵng khung dây góc 300 và có độ lớn bằng 2.10-4T. Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi? Bài 27: Một khung dây dẫn phẳng, diện tích 50 cm2 gồm 20 vòng đặt trong 1 từ trường đều. Véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 300 và có độ lớn 4.10-4 T. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi. Xét các trường hợp sau: a) Khung dây chuyển động tịnh tiến trong từ trường trong khoảng thời gian 0,1 s b) Từ trường giảm đều đặn đến không trong thời gian 0,01 s c) Tăng từ trường lên gấp 2 lần trong 0,02 s d) Quay đều khung quanh trục đối xứng của nó với vận tốc góc 1 rad/s ? Bài 28: Một ống dây có chiều dài 31,4 cm, N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 10cm2, có dòng điện I = 2A đi qua. a) Tính từ thông qua mỗi vòng?
  7. b) Tính suất điện động cảm úng trong mỗi dây khi ngắt dòng điện trong thời gian  t = 0,1s? Bài 29: Một ống dây dẫn hình trục dài gồm N = 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 2R = 10cm; dây dẫn có diện tích tiết diện S = 0,4mm, điện trở suất  =1,75.10 -8  m.   Ống dây đó đặt trong từ trường đều, vectơ B song song với trục chính hình trụ, có độ lớn B tăng đều theo thời gian = 10 -2 T/s. t a) Nếu nối hai đầu ống dây vào 1 tụ điện C = 10-4 F, hãy tính năng lượng tụ điện? b) Nếu nối đoản mạch hai đầu ống dây, hãy tính công suất toả nhiệt trong ống dây? Bài 30: Ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài l = 20cm, có N = 1000 vòng, diện tích mỗi vòng S = 1000 cm2. a) Tính độ tự cảm L của ống dây. b) Dòng điện qua cuộn cảm đó tăng đều từ 0 đến 5A trong 0,1s, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. c) Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt tới giá trị I = 5A thì tăng lượng tích luỹ trong ống dây bằng bao nhiêu? BÀI TẬP CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Bài 31: Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) được bố trí tiếp giáp nhau từng đôi một. Chùm tia tới có góc tới i=600 ( không đổi). - nếu ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (2) thì góc khúc xạ là r1 = 450. - nếu ánh sáng truyền từ môi trường (1) vào môi trường (3) thì góc khúc xạ là r2 = 300. Nếu ánh sáng truyền từ môi trường (2) vào môi trường (3) thì góc khúc xạ là bao nhiêu? BÀI TẬP CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Bài 32: Có một chất lỏng chiết suất n = 3 /3 . Một tia sáng truyền từ không khí vào chất lỏng. Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. a) Tính góc tới của tia sáng? b) Tính góc khúc xạ? Bài 33: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. Một vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh, chiều cao ảnh vẽ hình đúng tỉ lệ khi: a) d = 60 cm?
  8. b) d = 40 cm? c) d = 30 cm? d) d = 10 cm? Bài 34: Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40 cm. Một vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn 60cm. Xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh, chiều cao ảnh vẽ hình đúng tỉ lệ? Bài 35: Một thấu kính hôi tụ có tiêu cự 40 cm Một vật sáng AB = 4 cm đặt vuông góc với trục chính A nằm trên trục chính qua thấu kính cho ảnh A’B’ = 8 cm. Hãy xác định vị trí vật và ảnh , vẽ hình đúng tỉ lệ? Bài 36: Thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 20cm và thấu kính phân kì L2 có tiêu cự f2 = - 10cm được ghép đồng trục, thấu kính L1 đặt trước thấu kính L2 và cách thấu kính L2 một đoạn a = 40cm. a) Một vật thật AB = 2cm đặt vuông góc với quang trục của hệ và trước L1 cách L1 một khoảng 45cm. Tìm vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh. Vẽ hình minh hoạ. b) Giữ AB và L1 cố định. Hỏi khoảng cách giữa hai thấu kính phải thoả mãn điều kiện gì để ảnh của AB qua hệ luôn luôn là ảnh ảo? Bài 37: Một người dùng một kính lúp có tiêu cự 4 cm dùng để quan sát một vật nhỏ AB = 4 cm cách thấu kính một đoạn 2cm, mắt đặt sát kính. a) Xác định vị trí của ảnh quakinhs lúp và chiều cao của ảnh qua kín lúp? b) Tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực? Bài 38: Một người có điểm cực cận cách mắt 12 cm điểm cực viễn cách mắt 50 cm dùng một kính lúp có tiêu cự 4 cm dùng để quan sát một vật nhỏ AB = 4 cm cách thấu kính một đoạn 2cm, mắt đặt sát kính. c) Hỏi phải đặt vật cách kinhhs một đoạn bao nhiêu để quan sát được vật qua kính lúp? d) Tính độ biến thiên số bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ?
nguon tai.lieu . vn