Xem mẫu

  1. ÔN TẬP HKI I HÓA HỌC LỚP 8 A/-LÝ THUYẾT I/- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG: 1. Nguyên tử: - Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. - Cấu tạo: + Hạt nhân mang điện tích (+) + Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-) chuyển động nhanh quanh hạt nhân và xếp thành các lớp. 2. Nguyên tố hóa học: - Là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân. - Số p là số đặc trưng của một NTHH. 3. Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 NTHH. Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên. 4. Phân tử: - Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ TCHH của chất. - Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng ĐVC. 5. Hóa trị - Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. a b - Quy tắc hóa trị: Ax B y a. x = b. y Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. 6. Phản ứng hóa học - Là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Trong các phản ứng hóa học có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. các nguyên tử được bảo toàn. 7. Đinh luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng khối lượng các chất tham gia phản ứng. A +B C+D mA + mB = mC + mD 8. Mol - Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. N = 6.1023 gọi là số Avogađro. - Định luật Avogađro: Ở đktc (0oC, 1 atm), thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 l. Trang 1
  2. II. CÁC CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG m 1. Số mol: n= M Vkhí Ở 0oC, 1 atm (đktc): nkhí = 22, 4 2. Thể tích: Vkhí = 22,4 . nkhí 3. Khối lượng: m = n. M 4. Tỉ khối hơi: MA dA/B là tỷ khối của khí A so với khí B dA/B = MB MA: Khối lượng mol chất A MB: Khối lượng mol chất B MA dA/ kk là tỷ khối của khí A so với không khí dA/kk = 29 B/- CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1. BT LÝ THUYẾT Bài 1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống: a) Nguyên tử có cấu tạo gồm hai phần: …………….. ở giữa, mang điện tích ……… và ……………. bên ngoài, mang điện tích …………. b) Những nguyên tử có cùng số ………….. trong hạt nhân đều là ………….. cùng loại, thuộc cùng một ………….. hóa học. c) Nguyên tử của đa số các nguyên tố được cấu tạo bởi 3 loại hạt sau:………,….. …,……..trong đó: ……..mang điện tích dương, ……….mang điện tích âm và ……… không mang điện. d) Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở………… vì khối lượng của…………. không đáng kể so với khối lượng của…………. e) Chất được chia làm hai loại lớn là ……………và ……………; đơn chất được tạo nên từ một....………………. còn ……………. được tạo nên từ hai ……….. nguyên tố hóa học trở lên. f) Đơn chất được chia thành ………. và ……….. Kim loại có ánh kim, dẫn được điện và nhiệt, khác với ………….. không có những tính chất này (trừ than chì dẫn điện được). Bài 2. Hãy ghép các thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với cột (I) Khái niệm(I) Thí dụ(II) A. Đơn chất 1. C2 , Fe , H2 B. Hợp chất 2. H2O, NaCl, Cl2 C. Nguyên tử 3. O3, N2, F2 D. Phân tử 4. Mg, S, H 5. Zn, H3PO4, Br 6. KOH, K2O,KNO3 Bài 3. Trang 2
  3. Với nguyên tử Ca, hãy xác định: - Số electron: - Số proton trong nhân: - Số lớp e: - Số electron lớp ngoài cùng: - Hóa trị: Bài 4. Lập CTHH và tính phân tử khối. Điền công thức hợp chất thích hợp vào ô trống K (I) Na (I) Ca (II) Mg (II) Al (III) Zn (II) Fe(III) OH (I) CO3 (II) PO4(III) Cl (I) S (II) Bài 5. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. 1. Đốt cháy khí hiđro, sinh ra nước. 2. Nước để trong ngăn đá tủ lạnh thành nước đá. 3. Vôi sống cho vào nước thành vôi tôi. 4. Hiện tượng cháy rừng. 5. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. 6. Pháo hoa bắn lên trời cháy sáng rực rỡ. 7. Đốt cháy dây sắt trong không khí, tạo ra chất rắn màu nâu là oxit sắt từ. 8. Pha loãng axit sunfuric bằng cách cho từ từ axit sunfuric đặc vào nước. 9. Mở chai nước khoáng loại có ga thấy có bọt sủi lên. 10. Cho mẫu natri vào nước, mẫu natri tan dần và có khí thoát ra. Bài 6. Lập các PTHH của các phản ứng theo sơ đồ sau: 1. Cu + AgNO3 o Cu(NO3)2 + Ag t 2. C2H2 + O2 CO2 + H2O 3. NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + NaCl 4. Ba(OH)2 + Na2SO4 o BaSO4 + NaOH t 5. C2H4 + O2 o CO2 + H2O t 6. Fe + Cl2 FeCl3 Trang 3
  4. Dạng 2. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ Bài 7. a. Tính khối lượng của một đơn vị Cacbon biết một nguyên tử Cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23g.. b. Xác định khối lượng tính bằng gam của các nguyên tử: Ca, Na, Al biết Ca = 40 đvC, Na = 23 đvC, Al = 27 đvC. Dạng 3. ĐINH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Bài 8. Phân huỷ một tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 tạo ra 480 kg CaO và khí CO2. Tính khối lượng CO2 tạo thành. Bài 9. Cho 5,6 g sắt (Fe) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) tạo ra 12,7 g sắt (II) Clorua FeCl2 và 0,2 g khí Hidro. Viết PTHH và tính khối lượng HCl đã dùng. Bài 10. Khi phân hủy hoàn toàn 2,45g Kaliclorat thu được 9,6g khí oxi và Kaliclorua. Khối lượng của Kaliclorua thu được là bao nhiêu? Dạng 4. SỰ CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT Bài 11. Hãy cho biết: a. Số mol và số nguyên tử của 28g sắt (Fe), 6,4 g đồng (Cu) , 9g nhôm (Al). b. Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2 ; 1,5 mol O2 ; 1,15 mol CO2 ; 1,15 mol CH4. Bài 12. Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc: a. CO2 b. CH4 c. N2 d. Cl2 Bài 13. Tìm thể tích của hỗn hợp khí (đktc) gồm có: 3,4g khí H2S và 0,3.1023 phân tử khí SO3. Dạng 5. TỈ KHỐI CHẤT KHÍ Bài 14. Có những khí sau: N2, O2, SO2, H2S, CH4. Hãy cho biết: a. Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? b. Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần? c. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần? d. Khí nào nặng nhất, khí nào nhẹ nhất? Dạng 6. BT TỔNG HỢP Bài 15. Phân đạm ure có CTHH là CO(NH2)2. Hãy xác định: a. Khối lượng mol phân tử ure. b. Thành phần % (theo khối lượng) của mỗi nguyên tố có mặt trong phân đạm ure. c. Trong 2 mol phân đạm ure có bao nhiêu mol nguyên tử của mỗi nguyên tố. Bài 16. Hãy tìm CTHH của những hợp chất có thành phần nguyên tố như sau: Trang 4
  5. a. Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5 g, thành phần nguyên tố là 60,68% Cl và còn lại là Na. b. Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106 g, thành phần nguyên tố là 43,4% Na, 11,3% C và còn lại là O. c. Một hợp chất khí có thành phần % theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H, biết tỷ khối đối với khí H2 là 8,5. Bài 17. Hãy tìm công thức hóa học của khí A, biết rằng: a. Khí A nặng hơn khí Hiđro là 18,25 lần. b. Thành phần theo khối lượng của khí A là: 2,74% H và còn lại là Cl. Bài 18. Cho 2,4g kim loại magie vào dung dịch axit clohiđric (HCl) thu được muối magie clorua (MgCl2) và khí hiđro. a. Lập phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng c. Tính khối lượng và thể tích của khí hiđro thu được (ở đkc). d. Tính khối lượng muối thu được theo hai cách. Bài 19. Cho 5,3g muối natri cacbonat (Na2CO3) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) thì thu được sản phản gồm muối natri clorua NaCl, khí cacbonic CO 2, nước. a. Lập phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng của axit đã phản ứng. c. Tính thể tích khí thu được (ở đkc). d. Tính tỉ khối của khí thu được so với khí nitơ. Bài 20. Đốt 0,62g photpho trong bình chứa 0,896 lít khí oxi (ở đkc), phản ừng hoàn toàn thu được photpho (V) oxit P2O5. a. Lập phương trình phản ứng. b. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng. c. Tính khối lượng sản phẩm thu được. Ghi chú: Cho Mg=24 Cl=35,5 H=1 Na=23 C=12 O=16 P=31 N=14 K=39 S = 32 Lưu ý: Các em ôn tập bám sát nội dung SGK trước khi rèn luyện làm các dạng lý thuyết, bài tập theo đề cương hướng dẫn ôn tập. C/- PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Có các hiện tượng sau: - Đốt cháy khí hiđro, sinh ra nước - Hiện tượng cháy rừng - Nước để trong ngăn đá tủ lạnh thành - Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi nước đá - Pháo hoa bắn lên trời cháy sáng rực rỡ. - Vôi sống cho vào nước thành vôi tôi a. Số hiện tượng vật lý là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 b. Số hiện tượng hóa học là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Trong các trường hợp sau trường hợp nào là hiện tượng hóa học? a. Đốt cháy dây sắt trong không khí, tạo ra chất rắn màu nâu là oxit sắt từ. b. Pha loãng axit sunfuric bằng cách cho từ từ axit sunfuric đặc vào nước. c. Mở chai nước khoáng loại có ga thấy có bọt sủi lên. Trang 5
  6. d. Cho mẫu natri vào nước, mẫu natri tan dần và có khí thoát ra. A. a,d B. a,c C. b,c D. a,c,d Câu 3: Cho CTHH của một số chất: Cl2, FeCl3, Al2O3, Cu, NaNO3, KOH A. 3 đơn chất và 3 hợp chất B. 4 đơn chất và 3 hợp chất C. 2 đơn chất và 4 hợp chất C. 1 đơn chất và 5 hợp chất Câu 4: Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với H và hợp chất của Y với Cl như sau: XH2 và YCl3. CTHH của hợp chất X và Y là: A. XY3 B. XY C. X3Y2 D. X2Y3 Câu 5: Hóa trị II của Fe ứng với CTHH nào sau đây: A. FeO B. Fe3O2 C. Fe2O3 D.Fe3O4 Câu 6: Dãy gồm các hợp chất là: A. Cl2, NO2, CO2 O2 B. MgO, K2O, FeO C. H2O, Br2, Cu, FeO D. Cu, Fe, CuO, Na Câu 7: Biết Al có hóa trị III, SO4 (II). Chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau A. Al3(SO4)2 B. AlSO4 C. Al2SO4 D. Al2(SO4)3 Câu 8: Cho biết sơ đồ nguyên tử của Natri phù hợp với số liệu nào trong bảng sau: Số p trong Số e trong Số lớp Số e lớp Ě hạt nhân nguyên tử e ngoài cùng Ě Ě Ě Ě A 11 11 2 2 B 11 8 3 2 Ě 11 Ě + C 11 11 3 1 D 11 10 1 1 Ě Ě Ě Ě Câu 9: Nước giếng là: Sơ đồ nguyên tử Na A. Hợp chất B. Đơn chất C. Chất tinh khiết D. Hỗn hợp Câu 10: Khi phân hủy hoàn toàn 2,45g Kaliclorat thu được 9,6g khí oxi và Kaliclorua. Khối lượng của Kaliclorua thu được là: A. 13g B. 14g C. 14,9g D. 15,9g Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + CuSO4 Alx(SO4)y + Cu a. Các chỉ số x, y lần lượt là: A. 3, 2 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1,1 b. Các hệ số cân bằng trong phương trình lần lượt là: A. 1,2,1,2 B. 3,2,1,2 C. 1,1,1,1 D. 2,3,1,2 Câu 12: Điều kiện chuẩn là điều kiện: A. 20oC; 1atm B. 0oC; 1atm C. 1oC; 0 atm D. o 0 C; 2 atm Câu 13: Ở đkc, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 24,2 lít D. 42,4 lít Câu 14: Số Avôgađrô có giá trị là A. 6.1022 B. 6.1023 C. 6.1024 D. 6.1025 Trang 6
  7. Câu 14: Thành phần % về khối lượng của S trong SO2 là A. 50% B. 40% C. 60% D. 70% Câu 15: Khối lượng của nguyên tố O có trong 16g CuSO4 là A. 1,6g B. 3,2g C. 4,8g D. 6,4g Câu 16: Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, so sánh thể tích của 4g CH4 và 1g H2 ta có A. Thể tích của CH4 lớn hơn B. Thể tích của H2 lớn hơn C. Bằng nhau D. Không thể so sánh được Câu 17: Tìm phát biểu đúng trong các phát biểu sau. A. Số mol bằng khối lượng chia cho khối lượng mol. B. Số mol bằng số hạt chia cho số Avôgađrô. C. Số mol bằng thể tích chia cho 22,4. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 18: Cho các chất khí sau H2, O2, Cl2, N2, CO2, CH4, NH3. Số các chất khí nặng hơn không khí là? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Tìm phát biểu đúng trong số các phát biểu sau? A. Khối lượng mol phân tử của Oxi là 16g/mol. B. Khối lượng mol nguyên tử của nitơ là 28g/mol. C. Khối lượng mol nguyên tử của clo là 35,5g/mol. D. Khối lượng mol phân tử của hiđro là 2g/mol. Câu 20: Cho 5,6g sắt phản ứng với 2,4g lưu huỳnh phản ứng hoàn toàn thu được sắt (II) sunfua FeS. Chọn phát biểu đúng. A. Sắt còn dư sau phản ứng. B. Cả 2 đều còn dư. C. Lưu huỳnh hết sau phản ứng. D. Cả A, C đều đúng. Trang 7
nguon tai.lieu . vn