Xem mẫu

MSMH TT105DV01 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Tên môn học TRUYỀN THÔNG VÀ XÃ HỘI Số tín chỉ 03 Sử dụng kể từ học kỳ: 1A năm học 2013 - 2014 theo quyết định số …… ngày …..…. A. Quy cách môn học: Số tiết Số tiết phòng học Tổng Lý số tiết thuyết (1) (2) 45 30 Bài tập (3) 15 Thực Đi thực Tự hành tế học (4) (5) (6) 90 Phòng lý thuyết (7) 45 Phòng Đi thực thực hành tế (8) (9) (1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9) B. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học: Liên hệ Môn tiên quyết: 1. 2. Môn song hành: 1. … Điều kiện khác: 1. … Mã số môn học TT104DV01 Tên môn học Tổng quan về truyền thông nghe nhìn C. Tóm tắt nội dung môn học: Internet, điện thoại thông minh, truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất và vệ tinh, truyền hình thông minh…: cùng với thế kỷ 21, các phương tiện truyền thông số đang khiến xã hội con người thay đổi, gây những ảnh hưởng to lớn lên đời sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Những phương tiện truyền thông đó là gì? Chúng tuân theo nguyên lý hoạt động nào? Chúng gây ra những ảnh hưởng như thế nào? Con người có là nạn nhân? Hay là tác nhân của truyền thông?... Môn học này trả lời những câu hỏi đó. D. Mục tiêu của môn học: Stt 1. 2. 3. Mục tiêu của môn học Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu phân tích xã hội học ứng dụng Phân tích những tác động của truyền thông lên xã hội, tổ chức và cá nhân Phân tích về mặt xã hội vai trò của các chủ thể tham gia hệ thống truyền thông Đề cương môn học TT105DV01 Trang 1 E. Kết quả đạt được sau khi học môn học: Stt 1. 2. 3. Kết quả đạt được Ứng dụng được phương pháp nghiên cứu xã hội học trong thu thập và phân tích thông tin Phân tích và trình bày được những vấn đề xung quanh tác động của truyền thông lên xã hội hiện đại Trình bày được các vấn đề về trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong thông tin, đặc biệt là trách nhiệm của người làm sản xuất nội dung nghe nhìn F. Phương thức tiến hành môn học: Loại hình phòng Số tiết 1 Phòng lý thuyết 45 2 Phòng thực hành 0 3 Đi thực tế 0 Tổng cộng 45 Yêu cầu : Giảng trên lớp (Lecture) Môn học này được tiến hành bằng cách giảng viên hướng dẫn các vấn đề lý thuyết cốt lõi trên lớp và sinh viên được giao bài tập cá nhân hoặc chia nhóm nhỏ.  Giảng trên lớp: - Sỉ số tối đa để giảng trên lớp là 40. Số giờ giảng tên lớp là 45 tiết, diễn ra từ tuần 1 đến tuần 15. Giảng viên sẽ giảng bằng tiếng Việt, slide trình chiếu bằng tiếng Việt hoặc Anh. Sinh viên đọc tài liệu bằng tiếng Anh và tiếng Việt. - Trước khi đến lớp sinh viên đọc trước ở nhà tài liệu đã quy định tại đề cương (nếu có). - Ở lớp giảng viên sẽ nhấn mạnh các khái niệm và các ý tưởng quan trọng hoặc khó ở mỗi phần. - Các vấn đề chưa hiểu có thể thảo luận cùng bạn bè hoặc đề nghị giảng viên hướng dẫn thêm.  Làm bài tập: - Bài tập về các phương pháp nghiên cứu xã hội học  Sinh viên được hướng dẫn và sửa bài tập tại lớp  Sinh viên được giao vận dụng các phương pháp nghiên cứu đã học để thu thập thông tin và phân tích theo đề tài theo hướng dẫn của giảng viên - Bài tập về phân tích các vấn đề truyền thông và xã hội  Mỗi nhóm từ 4-7 sinh viên sẽ được giảng viên phân công đề tài.  Trên quan điểm xã hội học truyền thông, các nhóm sẽ tiến hành thu thập thông tin và phân tích, phản biện, trình bày. G. Tài liệu học tập: 1. Tài liệu bắt buộc: [1] Bài giảng của giảng viên. [2] Xã hội học Báo chí (Trần Hữu Quang, NXB Trẻ, 2006). 2. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo): [1] Medias et Societé (Francis Balle – Montchretien - 2011) [2] Sciences de la communication (tác giả Bruno Olivier, NXB Armand Colin , 1/8/2007) [3] Bùng nổ truyền thông - Sự ra đời của một ý thức hệ mới (Philippe Breton, Serge Proux,Vũ Đình Phòng dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, 1996) Đề cương môn học TT105DV01 Trang 2 [4] A first look at communication theory (EM Griffin, Mc Graw Hill, 2009) [5] Media Research Methods: Audiences, Institutions, Texts (Ina Bertrand, Peter Hughes, Palgrave Macmillan, 2004) [6] Tâm lý học đám đông (Gustave Le Bon, Nguyễn Xuân Khánh dịch, NXB Tri thức, 2008) [7] Teaching youth media: A critical guide to literacy, video production and social change. (Goodman, S. New York: Teachers College Press, 2003) [8] The Media Equation: How People Treat Computers, Television, and New Media Like Real People and Places (tác giả Byron Reeves and Clifford Nass, CSLI Publications 2002) H. Đánh giá kết quả học tập môn học: 1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập Sinh viên học môn “Truyền thông và xã hội” sẽ được đánh giá trên 3 loại hình 1) Bài tập tập tại lớp: Sinh viên sẽ được giao đề tài đề làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Dươi sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên được khuyến khích tham khảo tài liệu, bài giảng của giảng viên, tìm tòi thông tin qua tiếp xúc tại hiện trường, và các nguồn đa dạng sáng tạo khác… để thực hiện bài tập. Điểm thu hoạch này chiếm 20% tổng số điểm môn học 2) Bài kiếm tra giữa kỳ: Bài kiểm tra giữa kỳ sẽ được tiến hành vào tuần thứ 9 của chương trình dưới hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Điểm này chiếm 30% tổng số điểm của môn học.. 3) Trình bày kết quả nghiên cứu theo nhóm cuối học kỳ (Project): Nhóm sinh viên tối đa 5 em được phân công đề tài nghiên cứu và sẽ trình bày kết quả vào cuối học kỳ, theo lịch thi của phòng đào tạo. Bài trình bày có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: thuyết trình, phim ngắn, video clip… Phần kết quả này chiếm 50% tổng số điểm của môn học. 2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập * Đối với học kỳ chính: Thành Thời phần lượng Bài tập Bài kiểm tra 60 phút giữa kỳ Tóm tắt biện pháp đánh giá Bài tập cá nhân hoặc theo nhóm Trắc nghiệm hoặc tự luận Trọng số 20% 30% Thời điểm Tuần 2 đến tuần 15 Tuần 9 Báo cáo Thuyết trình theo nhóm trước hội 50% Theo lịch cuối kỳ đồng giảng viên PĐT Tổng 100% 3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity) Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau: 1) Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp Đề cương môn học TT105DV01 Trang 3 đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào. 2) Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu: i. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp. ii. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác. iii. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp. iv. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau. 3) Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này. Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được. I. Phân công giảng dạy: STT Họ và tên 1 Hồ Tố Phương Email, Điện thoại, Phòng làm việc Phuong.hoto@hoasen.edu.vn Lịch tiếp SV Vị trí giảng dạy GVĐP 2 Hồ Thị Hòa 3 Nguyễn Tấn Vũ 4 Đặng Thị Mai Phương Hothihoa.ulb@gmail.com onlyforvu@gmail.com Phuong.dangthimai@hoasen.edu.vn GV GV Trợ giảng J. Kế hoạch giảng dạy:  Đối với học kỳ chính: Tuần Đầu đề bài giảng Tài liệu tham khảo Phần 1: Tổng quan về xã hội học truyền thông và phương pháp nghiên cứu 1 Ôn tập: mô thức truyền thông, phương tiện truyền thông – định nghĩa, phân loại, chức năng truyền thông… Ảnh hưởng xã hội của truyền thông Mục tiêu môn học, lộ trình, phương pháp đánh già Bài giảng của giảng viên Xã hội học Báo chí, Trần Hữu Quang, Chương 1, NXB Trẻ, 2006, p.1-36. A first look at communication theory, EM Griffin, Mc Graw Hill, p. Đề cương môn học TT105DV01 Trang 4 2 Các phương pháp nghiên cứu xã hội học • Điều tra - Bảng hỏi • Phỏng vấn sâu • Phân tích văn bản Bài tập ứng dụng 309-359. Bài giảng của giảng viên Media Research Methods: Audiences, Institutions, Texts, Ina Bertrand, Peter Hughes, Palgrave Macmillan, 2004 Phần 2 : Truyền thông và các vấn đề xã hội 3 Xã hội thông tin Tuyên truyền – Đám đông – Dư luận 4 Bài tập phân tích và thảo luận 5 Không gian công cộng – Không gian cộng đồng thời đại số Bài tập phân tích và thảo luận 6 Xã hôi tiêu thụ và truyến thông quảng cáo Bài tập phân tích và thảo luận 7 Xã hội tiêu thụ: Văn hóa đại chúng và bản sắc Bài tập phân tích và thảo luận 8 Truyền thông và giáo dục Bài tập phân tích và thảo luận Bài giảng của giảng viên Tâm lý học đám đông, Gustave Le Bon, Nguyễn Xuân Khánh dịch, NXB Tri thức, 2008 Bùng nổ truyền thông, Sự ra đời của một ý thức hệ mới, Philippe Breton, Serge Proux, Vũ Đình Phòng dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, 1996., p. 305-325. Bài giảng của giảng viên Jurgën Habermas, Louis Quéré, « Médias de communication et espace publique », In : Reseaux, 1991, volume 5 n°1, p. 73-88. Bài giảng của giảng viên Bài giảng của giảng viên Turkle, Sherry. Life on the Screen: Identity inthe Age of the Internet.New York: Simon and Schuster, 1995. Bài giảng của giảng viên Buckingham, D Đề cương môn học TT105DV01 Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn