Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG §Ò c−¬ng m«n häc NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ LƯU TRỮ Scientific Researches in Archivology 1- Thông tin về giảng viên: 1.1. Họ và tên : Vương Đình Quyền - Chức danh, học hàm học vị : Phó giáo sư - Thời gian và địa điểm làm việc: 9h thứ Hai tại Văn phòng Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. - Địa chỉ liên hệ : Nhà B2, 27 Vạn Bảo, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại : 7622452 - Các hướng nghiên cứu chính: Văn bản học, lịch sử lưu trữ Việt Nam. 1.2. Họ và tên: Vũ Thị Phụng - Học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Thời gian và địa chỉ làm việc: 9h, sáng thứ 2 hàng tuần tại Bộ môn Văn bản và Hành chính học, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 5588315 - Các hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam; Lịch sử hành chính và Hành chính học; Văn bản học và Lưu trữ học; Văn phòng và nghiệp vụ hành chính văn phòng - Trợ giảng: Ths. Cam Anh Tuấn 2- Thông tin chung về môn học : - Tên môn học : Nghiên cứu khoa học về lưu trữ Mã môn học : ARO 6002 Số tín chỉ : 2 Môn học : Bắt buộc - Các yêu cầu đối với môn học: * Yêu cầu đối với học viên: Học viên cần nắm vững các vấn đề lý luận và phương pháp để vận dụng vào việc nghiên cứu các vấn đề thuộc chuyên ngành. - Địa chỉ Khoa / Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (Tầng 4, nhà B, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). 3- Mục tiêu của môn học : - Mục tiêu kiến thức: Nắm hiểu lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, lý luận và phương pháp xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan như công tác văn thư, quản trị văn phòng. - Mục tiêu kỹ năng : Có thể độc lập tổ chức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, gồm các công việc: chọn đề tài, xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến đề tài, viết báo cáo đề tài, bảo vệ đề tài (hoặc báo cáo nghiệm thu). 4- Tóm tắt nội dung môn học: Mônhọc khái quát lý luận, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu khoa học lưu trữ nói riêng; cung cấp những kiến thức về phương pháp xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học về lưu trữ từ khâu chọn đề tài nghiên cứu cho đến khâu nghiệm thu đềtài. 5- Nội dung môn hoc, hình thức tổ chức dạy và học Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng Lên lớp Lý Bài Thảo thuyết tập luận Thực Tự hành học, tự NC Chương 1: Những vấn đề chung về nghiên 5 4 2 11 cứu khoa học lưu trữ 1.1. Khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học. 1.1.1. Khái niệm về khoa học và phân loại khoa học. 1.1.2. Khái niệm về nghiên cứu khoa học và phân loại nghiên cứu khoa học. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu khoa học về lưu trữ. 1.2.1. Xây dựng hệ thống lý luận của Lưu trữ Việt Nam 1.2.2. Giải quyết các vấn đề thực tiễn công tác lưu trữ đặt ra. 1.3. Các hình thức nghiên cứu khoa học về lưu trữ 1.3.1. Các hình thức nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo. 1.3.2. Các hình thức nghiên cứu trong các cơ quan lưu trữ. 1.4. Đặc điểm tình hình nghiên cứu khoa học về lưu trữ ở nước ta. 1.4.1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học lưu trữ. 1.4.2. Thành tựu nghiên cứu và những vấn đề đặt ra. Chương 2: Đề tài nghiên cứu khoa học lưu trữ và các bước thực hiện đề tài. 2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học lưu trữ. 2.1.1. Khái niệm về đề tài nghiên cứu khoa học 2.1.2. Chọn đề tài và đặt tên cho đề tài nghiên cứu về lưu trữ. 2.2. Khái quát về các bước tiến hành nghiên cứu đề tài. 2.2.1. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu 2.2.2. Triển khai nghiên cứu đề tài 2.2.3. Nghiệm thu, bảo vệ đề tài nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp luận và các 5 3 2 10 phương pháp nghiên cứu được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học về lưu trữ. 3.1. Khái niệm về phương pháp luận và cơ sở phương pháp luận của khoa học lưu trữ. 3.1.1. Khái niệm về phương pháp luận 3.1.2. Cơ sở phương pháp luận của lưu trữ học. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu chính được ứng dụng trong nghiên cứu về lưu trữ. 3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu mang tính phổ biến. 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu có tính đặc thù. Chương 4: Bố cục và kỹ thuật trình bày nội dung đề tài nghiên cứu. 4.1. Bố cục nội dung đề tài nghiên cứu 4.1.1. Yêu cầu về bố cục nội dung của một đề tài nghiên cứu khoa học về lưu trữ. 4.1.2. Cách thể hiện các chương mục của đề tài nghiên cứu về lưu trữ. 4.2. Ngôn ngữ văn phong và phương pháp trình bày, chứng minh luận điểm, trong đề tài nghiên cứu về lưu trữ. 4.2.1. Ngôn ngữ, văn phong của đề tài nghiên cứu khoa học về lưu trữ. 4.2.2. Phương pháp trình bày, chứng minh luận điểm trong một đề tài nghiên cứu về lưu trữ. 4.3. Cách viết tóm tắt nội dung đề tài Chương 5: Thu thập và xử lý thông tin 5 3 1 9 trong nghiên cứu khoa học về lưu trữ. 5.1. Thu thập thông tin 5.1.1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu về thu thập thông tin. 5.1.2. Các nguồn, loại hình thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập. 5.2. Phương pháp xử lý thông tin 5.2.1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu về xử lý thông tin 5.2.2. Phương pháp xử lý các nguồn, loại hình thông tin đã thu thập được. Chương 6: Phương pháp trích dẫn, chú thích khoa học và trình bày, sắp xếp tài liệu tham khảo trong đề tài nghiên cứu về lưu trữ. 6.1. Trích dẫn khoa học 6.1.1. Mục đích, ý nghĩa của trích dẫn khoa học 6.1.2. Yêu cầu của trích dẫn khoa học 6.1.3. Phương pháp trích dẫn khoa học 6.2. Chú thích khoa học 6.2.1. Mục đích ý nghĩa của chú thích khoa học 6.2.2. Phương pháp chú thích khoa học 6.3. Trình bày, sắp xếp tài liệu tham khảo 6.3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc trình bày tài liệu tham khảo 6.3.2. Cách sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo và trình bày các yếu tố thông tin của các loại tài liệu tham khảo. 6 - Học liệu: 6.1. Bài giảng môn học 6.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc: 6.2.1. Tài liệu tham khảo bắt buộc: 1) Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005. 2) Lê Huy Bá (chủ biên), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. 3 ) Vương Đình Quyền (chủ biên), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990. 6.2.2. Tài liệu tham khảo thêm : 4) Mấy vấn đề về phương pháp luận sử học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970. 5) Nguyễn Gia Thơ, Lôgic quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005. 6) Vương Đình Quyền, Vận dụng cơ sở phương pháp luận lưu trữ học trong phân loại tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ, số 1-1984. 7) Vương Đình Quyền, Vấn đề thu thập và nghiên cứu các nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoâ học lưu trữ, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4/1991. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn