Xem mẫu

1 | ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Đề cương lí luận nhà nước và pháp luật PHẦN I : LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC Câu 1: Đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lí luận nhà nước và pháp luật Trả lời: Đối tượng nghiên cứu - Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật, sự thay thế các kiểu nhà nước và pháp luật; - Bản chất, vai trò, giá trị xã hội của nhà nước và pháp luật; - Pháp luật và các quy tắc xã hội, thiết chế xã hội; - Hình thức, chức năng của nhà nước và pháp luật, nguồn pháp luật; - Tổ chức bộ máy nhà nước , mối quan hệ nhà nước và cá nhân, trách nhiệm nhà nước về bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; - Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; - Hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; - Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật; - Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật; - Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật; - Bản chất, đặc trưng của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật; - Pháp chế, dân chủ và trật tự pháp luật; - Sự tồn tại và phát triển của các lý thuyết luật học (các học thuyết, trường phái pháp luật, nhà nước). Phương pháp luận: Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là một hiện tượng phức tạp, được thể hiện trên ba nghĩa cụ thể: - Khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức nhà nước và pháp luật; - Hệ thống các nguyên tắc chung nhật, phương pháp tiếp cận cơ bản và phương pháp tạo thành cơ sở của lý luận nhà nước và pháp luật; - Tổng hợp các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. VŨ THỊ CHUNG – K61LKD 2 | ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Nội dung phương pháp luận: Trên bình diện phổ quát, các nguyên tắc, quan điểm xuất phát điểm trong việc tiếp cận các vấn đề về nhà nước và pháp luật bao gồm: các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của triết học duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các quan điểm triết học xã hội, chính trị, văn hóa khác, khách quan, toàn diện, cụ thể, đa dạng hóa. Trong bối cảnh nhà nước pháp quyền, toàn cầu hóa, cần bổ sung them các nguyên tắc khác thuộc nội dung phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tiếp cận quyền, tự do và phát triển của con người trong các vấn đề nhà nước và pháp luật. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trừu tượng khoa học; - Phương pháp phân tích – tổng hợp; - Phương pháp hệ thống; - Phương pháp xã hội học; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp nêu vấn đề. Câu 2: Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc (sự hình thành nhà nước và pháp luật), các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước: - Học thuyết thần quyền (ph. Akvinxki): Giải thích nguồn gốc nhà nước bắt nguồn từ sự sáng tạo của Thượng đế, rắng mọi vạn vật trên thế giới, nhà nước là do thượng đế sang tạo nên và thượng đế trao cho nhà nước quyền lực vô hạn, siêu nhiên để bảo vệ trật tự chung. Gồm: -Phái quân chủ: Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị cho một ông vua ( Martin Luther, Robert Filmer ) -Phái dân quyền: Nhân dân nhận quyền lực từ Thượng đế rồi thỏa thuận ủy thác cho nhà vua ( John Calvin ) -Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, giáo hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị về thể xác thì trao cho vua để vua cai quản xã hội. - Học thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuốc sống con người ( Arixtot, Khổng Tử ). - Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là do sự thỏa thuận, giao ước giữa những người tự do để thành lập ra nhà nước ( Jean Bodin, Thomas Hobbes, John Locke, Charles Louis Montesquieu, Đeni Điđơrô, Jean Jaccuen Rousseau…) VŨ THỊ CHUNG – K61LKD 3 | ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - Học thuyết bạo lực: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực, là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu ( Gumplôvich, E. Đuyring, Hume…) - Học thuyết tâm lý: Nhà nước ra đời là sản phẩm của hoạt động tâm lý con người ( L. Petozazitki, Phoreder…) - Học thuyết thủy lợi: Nhà nước ra đời gắn liền với nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở các nước phương Đông ( K. A. Vittphogel….) - Học thuyết Mác-Lênin: Giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cơ sở kinh tế và giai cấp. Nội dung: Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội,là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử: Châu Âu: - Nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại - Nhà nước Giecmanh - Nhà nước Rôma Phương Đông cổ đại So với ở Châu Âu nhà nước được hình thành sớm hơn về thời gian, về mức độ sâu sắc của các điều kiện kinh tế, xã hội, túc là sự hình thành chế độ tư hữu chưa rõ nét, vấn đề giai cấp chưa đạt đến mức độ sâu sắc như ở nhiều nước Châu Âu. Câu 3: Một số cách tiếp cận, quan niệm tiêu biểu về nhà nước. Một số cách tiếp cận về nhà nước: Nhà nước đã được nhận thức từ nhiều góc độ khác nhau trong tư tưởng, trường phái học thuật và trong thực tế đời sống. trong nhận thức chính trị, xã hội và tư tưởng. Ở Trung Hoa cổ đại, nhà nước được biểu hiện tập trung ở vị thế, uy quyền của người đứng đầu. Ở phương Tây, tại Hy Lạp, La Mã cổ đại, nhà nước được nhận thức như liên hiệp của con người được liên kết với nhau bởi những lợi ích chung và sự thỏa thuận về pháp luật. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lê_nin về nhà nước được nhấn mạnh đén tính giai cấp của nhà nước, nhà nước là công cụ, bộ máy của giai cấp thống trị về kinh tế. Các nhóm quan niệm, cách tiếp cận về nhà nước: Nhà nước là liên minh, nhà nước là công cụ, là phương tiện, là bộ máy đặc biệt, là tầng lớp người đặc biệt có nhiệm vụ quản lí xã hội. Một số quan niệm tiêu biểu về nhà nước VŨ THỊ CHUNG – K61LKD 4 | ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - Aristotle: Nhà nước là sự tập trung tất cả những lợi ích trí tuệ và đạo đức của công dân, nhà nước là sự biểu hiện tập trung vì lợi ích chung của con người vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Xixêrôn: Nhà nước là một cộng đồng pháp lý, nhà nước là trật tự pháp lý chung. - Đêmôcơrít: Nhà nước có tính chất cộng đồng pháp lý, nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng. - Platôn: Ở đâu có pháp luật – cái được xuất phát từ bản chất của con người được định ra – thì ở đó mới có một chế độ nhà nước. - John Locke: Nhà nước là cộng đồng chính trị, được thành lập bởi các cá nhân tự do với mục đích đảm bảo một cách hiện hữu các quyền tự nhiên, tự do, an toàn cá nhân và sở hữu. - Thomas Hobbes: Nhà nuocs là phục vụ các mục đích đảm bảo an ninh chung. Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. - Moutesquieu: Tác giả của tác phẩm “Tinh thần của pháp luật’’đã đề ra nguyên tắc phân chia quyền lực thành các quyền lập pháp, hành pháp vá tư pháp để vì lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân. - Ngoài ra còn có các quan niệm về nhà nước của: Immanuel Kantơ, Heghen, Mác – Lênin….. Câu 4: Bản chất nhà nước, các đặc trưng cơ bản của nhà nước, định nghĩa nhà nước. Bản chất nhà nước - Tính giai cấp: nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức thành, quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào, bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu. tính giai cấp của nhà nước quy định nội dung hoạt dộng của nhà nước. Và tính giai cấp của nhà nước giảm dần theo sự phát triển của xã hội. - Tính xã hội: nhà nước phải quan tâm bảo vệ, giải quyết lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội. nhà nước thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Tính xã hội tăng dần theo sự phát triển của xã hội. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước Đặc trưng của nhà nước là những dấu hiệu thuộc tính riêng của nhà nước, là những tiêu chí để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác và với tổ chức thị tộc nguyên thủy xa xưa. Nhà nước có năm đặc trưng cơ bản: - Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt - Lãnh thổ và dân cư VŨ THỊ CHUNG – K61LKD 5 | ĐỀ CƯƠNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - Chủ quyền quốc gia - Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật - Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc Định nghĩa nhà nước Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội. Câu 5: Khái niệm hình thức nhà nước, hình thức chính thể, phân loại, so sánh các loại hình thức chính thể nhà nước. Khái niệm hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và cấu truucs của quyền lực nhà nước, tổng thể các phương pháp thực hiện quyêng lực nhà nước, thể hiện những đặc điểm cơ bản của sự phát triển về truyền thống, lịch sử, kinh tế, chính trị của quốc gia, trình độ phát triển về dân chủ và văn hóa của nhân dân Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và với nhân dân. Phân loại hình thức chính thể: - Hình thức chính thể quân chủ: Chính thể quân chủ tuyệt đối Chính thể quân chủ hạn chế Chính thể quân chủ lập hiến: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị. - Hình thức chính thể cộng hòa: Chính thể cộng hòa tổng thống Chính thể cộng hòa đại nghị Chính thể cộng hòa lưỡng tính (cộng hòa hỗn hợp) So sánh các loại hình thức chính thể nhà nước Câu 6: Hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên minh nhà nước: khái niệm, xu hướng phát triển Hình thức cấu trúc nhà nước VŨ THỊ CHUNG – K61LKD ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn