Xem mẫu

VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1 ĐỀ CƢƠNG CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y PHẦN I. Câu hỏi 3 điểm Câu 1. Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn? - Khám bệnh là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu bất thường (triệu chứng, bệnh tích) xuất hiện trên cơ thể gia súc nghi mắc bệnh. - Các yêu cầu khi khám bệnh là: + Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn. + Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con vật + Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ tể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể + Khách quan: Phản ánh đúng tình trạng diễn biến trên con bệnh. + Khoa học: Đúng và đủ (người khám đưa ra các chỉ định khám, xét nghiệm đúng đủ phù hợp với tình trạng củ bệnh súc, điều kiện của cơ sở bệnh súc và điều kiện của khám chữa bệnh. - Ý nghĩa: Tự liên hệ - Câu 2. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc? - Tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc + Đăng ký bệnh súc và điều tra bệnh súc +Hỏi bệnh - Nội dung và ý nghĩa của khâu đăng ký bệnh súc + Mục đích: Quản lý tốt hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh 1 VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1 Là nguồn dữ liệu quan trọng cho việc theo dõi tiến triển của bệnh và nghiên cứu: dich tễ, chẩn đoán, điều trị. + Đăng kí bệnh súc cần có các nội dung: Họ, tên và địa chỉ của chủ gia súc hoặc bất kì thông tin nào có thể giúp cho cơ sởkhams chữa bệnh liên lạc được với chủ bệnh súc nhânh nhất và hiệu quả nhất. điều này rất quan trọng trong điều trị các ca nội trú. VD……… Loại gia súc, số hiệu, nguồn gốc, giống, tính biệt, tuổi, màu lông, cân nặng Để xác định rõ con vật đó là con nàokhông nhầm lẫn, VD có số tai ghi số tai, số chíp,… Nguồn gốc giúp định hướng khám chữa bệnh; những con mua ở chợ nổi rất nguy hiểm vì không có nguồn gốc rõ ràng………… - Ý nghĩa + Gợi ý trong khám và chẩn đoán bệnh. VD: Trâu, bò cày kéo bị vỡ vai do chọn vai không phù hợp cho trâu, bò,… + Định hướng trên lựa chọn phương pháp can thiệp hiệu quả nhất. VD: Chó quý làm giống bị viêm dịch hoàn cấp thì chữa tốn kém và thời gian chữa kéo dài…. Câu 3. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)? Ý 1 giống câu 2 - Nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử (hỏi bệnh) + Mục đích Biết được tình hình diễn biến của bệnh: bệnh súc bị bệnh lâu chưa? Triệu chứng như thế nào? Biểu hiện của bệnh từ lúc bị cho đến bây giờ. Nắm được thông tin về hoàn cảnh xuất hiện bệnh. VD……. Định hướng khám và chẩn đoán bệnh 2 VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1 + Nội dung hỏi bệnh Thời gian nuôi gia súc? Nuôi lâu? Nguồn gốc từ đâu? Tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc? o Tình trạng thức ăn, nước uống: số lượng, chất lượng, nguồn cung cấp, cách bảo quản, chế biến,….? o Số bữa cho ăn trong ngày, thời gian cho ăn, số lượng thức ăn o Tình hình vệ sinh và điều kiện chuồng trại o Chế độ khai thác, sử dụng gia súc trước khi gia súc bị bệnh? o Các loại vacxin và quy trình đã sử dụng? Hoàn cảnh xuất hiện và nguyên nhân của bệnh (nếu biết)? Thời gian mắc bệnh? Mắc lâu? Ddanhs giá mức độ nặng nhẹ của bệnh? Xác định thể bệnh (cấp tính,…) Tình hình dịch bệnh tại chỗ và các khu vực lân cận: số lượng, loại gia súc mắc bệnh, triệu chứng, diễn biến, số lượng gia súc bị chết……khu vực lân cận ở đây là xác định trong ô chuồng, trang trại, làng, xã,… để xác định bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm Đã điều trị hay chưa? Điều trị như thế nào?dùng thuốc gì? Liệu trình? Liều lượng như thế nào? Dùng thuốc gì? Đường đưa thuốc ra sao? + Khi hỏi bệnh cần lưu ý  Hỏi bệnh kỹ càng, càng chi tiết càng tốt và khoa học  Các câu hỏi đưa ra nên ở dạng câu hỏi mở, hạn chế câu hỏi dạng có hay không vì câu hỏi dạng có không không cho ta thu thập thêm được thông tin gì….  Chú ý so sánh với các thông tin thu được từ quá trình hỏi bệnh với quan sát thực tế để loại bỏ thông tin thiếu chính xác. Câu 4. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong Khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa củakhám dung thái khi khám bệnh cho gia súc? 3 Tên các khâu trong khám chung (5): + Khám dung thái + Khám niêm mạc VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1 + Khám lông và da + Kiểm tra thân nhiệt + Khám hạch lâm ba vùng nông - Nội dung, phƣơng pháp và ý nghĩa của khám dung thái là: + Dung thái là những yếu tố cấu thành diện mạo bên ngoài của con vật. Khám dung thái bao gồm khám thể cốt; khám dinh dưỡng, khám tư thế và khám thể trạng Khám thể cốt oKhám thể cốt nhằm để kiểm tra tình trạng phát triển của hệ xương và cơ hay toàn bộ khung xươg và hệ cơ. o Phương pháp khám: Nhìn, sờ, nắn, cân, đo oThể cốt tốt: là kích thước cơ thể đạt hoặc vượt ngưỡng tiêu chuẩn của giống, có bộ khung xương phát triển cân đối, các khớp xương liên kết với nhau chắc chắn, khe sườn hẹp. có bộ cơ phát triển săn chắc và lieen kết chắc chắn với bộ khung xương oThể cốt kém là kích thước cơ thể dưới chuẩn hoặc có bộ khung xương phát triển không cân đối, các khớp xương liên kết lỏng lẻo, khe sườn thưa, hệ cơ kém phát triển. oÝ nghĩa: thể cốt của gia súc phản ánh: cơ địa của con vật(liên quan đến kiểu gen); tình trạng chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và sử dụng gia súc (yếu tố môi trường); tình trạng bệnh tật và sức khỏe của con vậtphòng bệnh Khám dinh dưỡng o Kiểm tra hay đánh giá khả năng đồng hóa của con vật (quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, đây chính là yếu tố cấu thành cơ thể). o Phương pháp khám: quan sát qua thể cốt, da, lông o Con vật có dinh dưỡng tốt khi thể cốt tốt + da lông căng, phẳng, bóng, mượt và đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn của giống. Ngược lại, con vật có dinh dưỡng kém khi thể cốt kém + da khô, lông xù xì và không đạt các tiêu chuẩn của giống. 4 VŨ THỊ HẠNH_SPKT56_ ĐHNN1 Khám tư thế oKhám cách thức con vật đi dứng và thực hiện các hoạt động hàng ngày. VD: tư thế tiểu, tư thế nằm, tư thế ngồi,… o Phương pháp khám: quan sát oCSKH: Trong trạng thái sinh lý bình thường, loài khác nhau, tính biệt khác nhau thì có những tư thế đặc trưng riêng và ổn định. Khi bị bệnh con vật thay đổi tư thế. Dựa vào tư thế mắc bệnh. VD: Khi bị tổn thương trong xoang bụng con chó thì ngồi hóp bụng, cong lưng, tai cụp vì đau o Con vật có thể có các tư thế bất thường như: Đứng co cứng: do tất cả các cơ co đều bị co. VD: tetanos, trúng độc schychnin,… Đứng không vững: thường do các tổn thương ở hệ vận động hay TKTW: VD gãy chân, tổn thương cơ, sốc, choáng, vỡ tạng, tụt P, mất máu,… Chuyển động với quỹ đạo bất thường do trung khu vận động TKTW bị tổn thương: con vật đi quay tròn hoặc chạy lao lung tung không tự chủ Con vật chạy lao về phía trước với tư thế đầu ngẩng cao ngửa về phía lưng hoặc cúi xuống, có lúc lại ngã lăn ra, trong bệnh tăng áp lực nội sọ, xung huyết não (cảm nóng, cảm nắng), viêm màng não hoặc tổn thương làm con vật đau đớn Khám thể trạng o Khám Thể trạng là khám trạng thái của cơ thể, tổng hòa tương tác của các yếu tố kiểu gen, kiểu hình, môi trường và loại hình thần kinh, tình trạng sức khỏe trong đó kiểu hình thần kinh là quan trọng số 1. o Khám thể tạng giúp xác định tiên lượng bệnh định hướng sử dụng vật nuôi cho phù hợp o Con vật có thẩ có một trong các loại hình thể trạng sau đây: Loại hình thô: những cá thể có kích thước cơ thể to lớn thường trên ngưỡng tiêu 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn