Xem mẫu

HỌC VIỆN TƯ PHÁP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ (6 tiết) Ths. Trần Minh Tiến A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật Tố tụng dân sự Chương XII 2. Nghị quyết 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24 tháng 12 năm 2004 3. Nghị quyết 1036/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27 tháng 7 năm 2006 4. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất « Những quy định chung » của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 5. Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC - TANDTC ngày 01 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia giải quyết của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết vụ việc dân sự 6. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Hàng hải, Luật Thương mại 2005, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật hàng không dân dụng, Luật giao thông đường thuỷ nội địa.... 7. Nghị định của Chính phủ số 70/CP ngày 12 tháng 6 năm 1997 về án phí, lệ phí của Toà án B.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm 2006, 2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2005f 3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005 4. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao, 5. http ://www.sotaythamphan.gov.vn C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG 1 HỌC VIỆN TƯ PHÁP 1.KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Đơn kiện Chỉ ra mục đích, ý nghĩa của việc xem xét khởi kiện Yêu cầu đơn kiện (Điều 164 BLTTDS) Phân tích nội dung đơn kiện trong một số loại án cụ thể Chỉ ra các sai sót thường gặp trong đơn kiện đối với các loại án (về hình thức, nội dung, người ký đơn kiện) Xây dựng cách thức yêu cầu người nộp đơn sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện. 1.2. Hồ sơ khởi kiện Xác định những yếu tố cấu thành hồ sơ khởi kiện Giới thiệu chi tiết các giấy tờ cần có trong hồ sơ giải quyết một số loại án thường gặp như (ly hôn, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở, tranh chấp kinh doanh - thương mại, tranh chấp lao động) và ý nghĩa của từng loại giấy tờ. Đánh giá tính đầy đủ và tính hợp pháp của các giấy tờ kèm đơn khởi kiện. Vấn đề bổ sung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ khởi kiện. 1.3. Thủ tục khởi kiện Xác định thủ tục khởi kiện Xử lý những tình huống nảy sinh trong thủ tục khởi kiện (đương sự ở nước ngoài, luật sư khởi kiện, khởi kiện bằng văn bản hoặc bằng miệng) 2. THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ 2.1. Quy trình thụ lý vụ án dân sự 2 HỌC VIỆN TƯ PHÁP Xác định quy trình thụ lý vụ án dân sự (các bước cần tiến hành để thụ lý vụ án) Phương pháp tính tạm ứng án phí. Cách thông báo việc nộp tạm ứng án phí cho người nộp đơn. Kỹ năng vào sổ thụ lý vụ án. 2.2. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự Giới thiệu khái quát các điều kiện thụ lý vụ án dân sự (bình luận về các điều kiện thụ lý được xác định trong Sổ tay Thẩm phán 2.2.1. Kiểm tra quyền khởi kiện của người khởi kiện Kiểm tra năng lực tố tụng dân sự của người khởi kiện: Lưu ý các trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên; là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; người khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước (theo Điều 162 BLTTDS); tư cách người khởi kiện trong các tranh chấp phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh là các đối tượng không phải là pháp nhân và cũng không phải là cá nhân. Kiểm tra việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Kiểm tra người khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện hay không. Lưu ý thủ tục hoà giải đối với một số tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; thủ tục khiếu nại đối với các tranh chấp thương mại; thủ tục hoà giải cơ sở đối với một số tranh chấp lao động và một số trường hợp người khởi kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện khác. 2.2.2. Kiểm tra điều kiện về thẩm quyền Xác định vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Toà án nói chung hay của cơ quan khác (ví dụ: Uỷ ban nhân dân, Trọng tài thương mại). Nêu và phân tích một số vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Toà án nói chung mà thuộc thẩm quyền của cơ quan khác. Xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án địa phương mình hay không? Lưu ý cho học viên sự khác biệt trong việc vận dụng các 3 HỌC VIỆN TƯ PHÁP tiêu chí để phân định thẩm quyền theo cấp xét xử đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Có thể nêu ví dụ để minh hoạ. Một số vướng mắc thường gặp trong thực tiễn xác định thẩm quyền và nêu cách thức khắc phục các vướng mắc đó. 2.2.3. Kiểm tra điều kiện về thời hiệu khởi kiện Cần phân tích rõ cho học viên trường hợp nào áp dụng quy định về thời hiệu trong pháp luật nội dung, trường hợp nào áp dụng quy định về thời hiệu trong BLTTDS. Liệt kê một số lĩnh vực mà pháp luật nội dung có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện. Phương pháp xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật nội dung và theo quy định của BLTTDS; thời điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nộp đơn trực tiếp tại Toà án và trường hợp gửi đơn qua đường bưu điện. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (Điều 170 BLDS); bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện (Điều 171 BLDS). Những sai sót thường gặp trong thực tiễn khi xác định thời hiệu khởi kiện 2.2.4. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, trừ các trường hợp quy định tại điểm (c) khoản 1 Điều 168. Lưu ý trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại đã được trọng tài thương mại giải quyết thì Toà án phải trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003. Nếu có đương sự nộp đơn yêu cầu Toà án huỷ phán quyết thì thụ lý giải quyết với tính chất là một yêu cầu về kinh doanh, thương mại. Bình luận các trường hợp khởi kiện lại. 2.2.5. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai trong thời hạn được thông báo, trừtrường hợp có lý do chính đáng. 4 HỌC VIỆN TƯ PHÁP Lưu ý các trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí: điều kiện và thủ tục miễn nộp tạm ứng án phí. 3.SOẠN THẢO VĂN BẢN TỐ TỤNG 3.1. Trả lại đơn Phân tích điều kiện trả lại đơn kiện theo Điều 168 BLTTDS. Cần lưu ý cho học viên là Toà án chỉ trả lại đơn khởi kiện do tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Toà án nhân dân. Nếu tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của hệ thống Toà án nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án địa phương mình thì không trả lại đơn mà cần áp dụng thủ tục chuyển đơn cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS. Thủ tục trả lại đơn khởi kiện. Cách thức soạn văn bản trả lại đơn khởi kiện hoặc giới thiệu mẫu của loại văn bản này. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn kiện. 3.2. Chuyển vụ án cho Toà án khác Quy định của BLTTDS về việc chuyển vụ án cho Toà án khác Thời điểm chuyển: Trước khi thụ lý, sau khi thụ lý. Sự khác biệt trong 2 trường hợp này. Điều kiện chuyển, phân biệt với điều kiện trả đơn kiện. Thủ tục chuyển. - Nêu các điểm chưa rõ ràng, các vướng mắc có thể phát sinh trong thực tiễn, hướng dẫn của TANDTC, giải pháp khắc phục theo ý kiến giảng viên. 3.3. Thông báo về việc thụ lý vụ án 3.3.1. Nhận hồ sơ vụ án đã được thụ lý, kiểm tra hồ sơ để kịp thời phát hiện các sai sót trong thủtục thụlý và đưa ra phương án xửlý các sai sót đó - Ý nghĩa của việc kiểm tra hồ sơ trước khi Thẩm phán (được phân công giải quyết vụ án) xây dựng kế hoạch hoàn thiện hồ sơ. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn