Xem mẫu

  1. Chương 3: TƯ DUY (Lý thuyết: 9; Thảo luận, thực hành: 2; KT: 1) Môc tiªu häc tËp 1. VÒ kiÕn thøc: Sau khi học xong SV trình bày được bản chất phản ánh của tư duy, các đặc điểm, vai trò của tư duy và chứng minh được tư duy là một quá trình có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng.. 2. Về kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện, phát triển tư duy. 3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục. NỘI DUNG 3.1. Khái niệm chung về tư duy 3.1.1. Tư duy là gì ? Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có vô số những thuộc tính và vô số những mối liên hệ, quan hệ. Trong đó có những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ bên ngoài; có những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ bên trong, bản chất. - Ở mức độ nhận thức cảm tính con người mới chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài (như hình dáng, màu sắc...) là những thuộc tính có thể thay đổi, và nhận thức được bằng các giác quan khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động. Nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất. + Đó là những thuộc tính (đặc điểm) cố hữu (vốn có) tương đối ổn định (có thể mất) gắn liền với sự vật hiện tượng, nhưng nếu mất sẽ không còn sự vật hiện tượng. + Đây là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác về phương diện bản chất. 24
  2. + Những thuộc tính bản chất không phải là bản thân vật chất bên trong mà nó là những thuộc tính tương đối trừu tượng chỉ có thể nhận thức được chủ yếu thông qua tư duy. + Những thuộc tính bản chất này tương đối ổn định, tiềm tàng ở bên trong, nhưng nó được bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cái bên trong, bản chất đó không bộc lộ hoàn toàn mà tùy theo từng điều kiện, từng hoàn cảnh, tức là cái bên ngoài chỉ là một mặt, một biểu hiện của cái bản chất. (nó nói lên một phần nào cái bản chất bên trong). + Những thuộc tính bản chất rất trừu tượng và cũng rất cụ thể tức là cái bên ngoài nói lên một phần nào cái bên trong. + Cái bản chất có tính chất độc lập tương đối, tức là nhiều khi sự vật, hiện tượng thay đổi nhưng về bản chất chưa thay đổi. Vậy: giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ gắn bó với nhau có tính chất biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn (cái bên trong ổn định, khó mất mâu thuẫn với cái bên ngoài thường thay đổi). Các Mác: “Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật trùng khớp nhau thì mọi thứ khoa học đều trở nên thừa”. (Tư bản quyển III - 1963 trang 281) Vì nếu bản chất bộc lộ ra toàn bộ bằng cái bên ngoài thì con người sẽ nhận biết được bằng các giác quan tức là con người không cần suy nghĩ, tìm tòi. + Một sự vật hiện tượng có vô số những thuộc tính bản chất (tuy rằng trong đó có những thuộc tính bản chất nhất) tùy theo góc độ mà ta phản ánh, tùy theo mức độ mà ta đi sâu. + Do phản ánh cái bản chất, cái bên trong mà tư duy giúp ta nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn nhiều so với nhận thức cảm tính. - Ở mức độ nhận thức cảm tính con người mới chỉ phản ánh được những mối liên hệ, quan hệ về mặt không gian, thời gian và trạng thái vận động - Đó là mối quan hệ bên ngoài trực quan, cảm tính nói lên sự tồn tại của vật trong không gian, thời gian, trạng thái vận động cụ thể. Nhưng đến tư duy đã phản ánh được những mối liên hệ, quan hệ bản chất, bên trong của hàng 25
  3. loạt những sự vật, hiện tượng, những mối quan hệ ấy mang tính quy luật. Đó là mối liên hệ bên trong và tất yếu giữa các hiện tượng, mối liên hệ có tính quy luật, rất trừu tượng chỉ có thể nhận thức được thông qua tư duy. - Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người chỉ phản ánh những cái đang có trong hiện thực, trực tiếp tác động vào giác quan ta, đến tư duy con người hường vào việc tìm kiếm cái mới, cái bản chất, cái khái quát, những cái mà con người chưa biết. Đó là những thuộc tính bản chất, bên trong, những mối liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, những cái mà bằng giác quan và phương thức nhận thức cảm tính con người chưa thể phản ánh được, con người cần phải tìm kiếm và nắm được để tiếp tục nhận thức, cải tạo và sáng tạo thế giới. Tóm lại: Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc bậc thang nhận thức lý tính, cao hơn hẳn so với cảm giác, tri giác. 3.1.2. Bản chất xã hội của tư duy Mặc dù tư duy được tiến hành trong bộ óc của từng người cụ thể, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân mỗi người, nhưng tư duy bao giờ cũng có bản chất xã hội. Bản chất xã hội của tư duy được thể hiện ở những mặt sau: - Tư duy của con người nảy sinh từ tình huống có vấn đề được đặt ra do nhu cầu của cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội. Nói cách khác, tư duy của con người bị quy định bởi nguyên nhân xã hội, do nhu cầu xã hội quy định. - Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội, tư duy của con người không dừng lại ở trình độ tư duy bằng thao tác tay chân, bằng hình tượng mà con người còn đạt tới trình độ tư duy bằng ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, tư duy khái quát - hình thức tư duy đặc biệt của con người. - Trong quá trình tư duy, con người sử dụng phương tiện ngôn ngữ, sản phẩm có tính xã hội cao để nhận thức tình huống có vấn đề, để tiến hành các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để đi đến những khái niệm, phán đoán, suy lý, những quy luật - những sản phẩm khái quát của tư duy. 26
  4. - Trong quá trình phát triển của mình, con người không chỉ tư duy nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà con người còn tiến hành tư duy nhằm lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển nhân cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp những kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hóa của loài người. - Trong điều kiện phát triển cao của xã hội loài người, hoạt động tư duy của con người mang tính tập thể cao hơn, tức là tư duy phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra. Tư duy của tập thể, tư duy của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cùng góp phần đem lại những thành tựu vĩ đại, góp phần cải tạo thế giới, phục vụ cuộc sống con người. 3.1.3. Đặc điểm của tư duy Thuộc bậc thang nhận thức cao - nhận thức lý tính, tư duy có những đặc điểm mới về chất so với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm cơ bản sau: a) Tính có vấn đề của tư duy Đây là đặc điểm rất quan trọng nói lên nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng về tư duy. Quan niệm duy tâm: Tư duy là do ý thức bản ngã, do cái tôi quyết định. Do vậy tư duy không xuất phát từ thực tế khách quan. Quan niệm duy vật: Tư duy dù có trừu tượng, cao siêu đến đâu cũng xuất phát từ thực tiễn khách quan (xuất phát từ đòi hỏi của lao động sản xuất, nhu cầu xã hội ...). Theo Lê Nin: “Thực ra thì mục đích hoạt động của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra, lấy thế giới khách quan làm tiền đề”. (V.I. Lê nin - Bút ký triết học 209 - 210) Song không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy, phải đồng thời có hai điều kiện: - Trước hết phải gặp hoàn cảnh (hay tình huống) có vấn đề. + Vấn đề: Là một câu hỏi, một thắc mắc nào đó về mặt lý thuyết hoặc về mặt thực tiễn, một điều ta chưa hiểu, hay một nhiệm vụ mà ta cần giải quyết, nó chứa đựng những dữ kiện và những điều cần tìm. 27
  5. + Tình huống có vấn đề: Là một tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã tiềm tàng ở bên trong. Nghĩa là, đã chứa đựng những cái chưa biết từ những cái đã biết. Con người có nhu cầu cần nhận biết những cái chưa biết. + Tình huống có vấn đề xuất hiện khi con người cảm thấy không có khả năng giải thích bản chất vấn đề, hoặc không có khả năng giải quyết vấn đề bằng vốn hiểu biết cũ, bằng phương thức hành động cũ, lúc đó buộc con người phải có nhu cầu tìm phương thức hành động mới, tìm cách giải quyết mới. Trạng thái đó dẫn đến tình huống có vấn đề nảy sinh trong đầu ta. Vậy: Tình huống có vấn đề đó là tình huống (hoàn cảnh) có chứa đựng một mục đích mới, một vấn đề mới, một cách thức giải quyết mới, mà bằng vốn hiểu biết cũ, những phương tiện cũ, phương pháp hoạt động cũ đã có (mặc dù vẫn cần thiết) nhưng không đủ sức giải quyết vấn đề mới đó, để đạt mục đích mới đó. Con người phải tìm cách giải quyết mới tức là phải tư duy. - Thứ hai: Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân. Tức là, cá nhân phải xác định được cái gì (dữ kiện) đã biết, đã cho và cái gì chưa biết (phải tìm) đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó và phải có tri thức cần thiết để giải quyết (trên cơ sở đó tư duy nảy sinh). Những điều kiện quen thuộc hoặc nằm ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì tư duy không xuất hiện. Như vậy: Tư duy chỉ nảy sinh khi đứng trước tình huống (hoàn cảnh) có vấn đề. b) Tính gián tiếp của tư duy Chức năng của tư duy là đi vào cái bản chất và quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, những cái mà trước đó bằng các giác quan, bằng nhận thức cảm tính chưa phản ánh được (cái không trực tiếp tác động vào các giác quan). Do vậy, buộc tư duy phải phản ánh gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện: + Tư duy phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan thông qua ngôn ngữ. Ở con người đến tư duy là phản ánh bằng ngôn ngữ, tư duy phản ánh thế giới bằng ngôn ngữ là chủ yếu, hay lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Tư duy 28
  6. ngôn ngữ là phương thức hoạt động gián tiếp. Tức là, nhờ có ngôn ngữ tư duy dựa vào mối quan hệ giữa đối tượng này và đối tượng khác, dựa vào mối quan hệ giữa các thuộc tính, các mặt của đối tượng... để phản ánh. + Tư duy phản ánh gián tiếp khi ta không có mặt hoặc chưa có mặt ở nơi sự vật, hiện tượng xảy ra. Có được như vậy là do nắm được cái chung của nhiều đối tượng nên lúc nào đó chỉ cần gặp một dấu hiệu, hoặc quan hệ nào đấy là ta có thể phản ánh được trọn vẹn về một hoặc một số đối tượng. + Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế, máy móc...) và các kết quả nhận thức (như quy tắc, công thức, quy luật...) của loài người và kinh nghiệm cá nhân mình. + Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người. Tức là nhờ khả năng phản ánh gián tiếp mà tư duy phản ánh được cả quá khứ, hiện tại và tương lai. c) Tính trừu tượng và khái quát của tư duy Khác với nhận thức cảm tính, tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật, hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng. Hay nói khác, tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung nhất, bản chất nhất của một loạt đối tượng cùng loại - Tư duy phản ánh khái quát hiện thực khách quan. Tư duy phản ánh khái quát nghĩa là phản ánh những nguyên tắc, nguyên lý, phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật - phản ánh tính phổ biến, phản ánh cái chung. Song, không phải mọi cái chung đều là cái bản chất vì cái chung (thuộc tính chung) có cái chung giống nhau, cái chung bản chất. ở đây tư duy chỉ khái quát cái chung bản chất. Quá trình đi đến khái quát hóa hiện thực khách quan, tư duy phải trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt xét về một phương diện nào đó - tức là trừu tượng để chỉ giữ lại 29
  7. những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật, hiện tượng... rồi trên cơ sở đó mà khái quát. Tóm lại: Tư duy phản ánh cái bản chất chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù, đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, cá biệt. Vì vậy, tư duy đồng thời vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính khái quát. d) Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Khi nói mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ có nhiều quan điểm khác nhau. * Có quan điểm tách biệt tư duy và ngôn ngữ, cho rằng: Tư duy và ngôn ngữ không có quan hệ với nhau, nếu có là do ta gắn cho nó. Họ cho rằng tư duy như là mắc áo, ngôn ngữ là cái áo, khi cái áo khoác lên mắc thì lúc đó tư duy và ngôn ngữ có quan hệ với nhau, còn bình thường thì không có quan hệ với nhau. * Có quan điểm đồng nhất tư duy và ngôn ngữ: Cho rằng: Ngôn ngữ chẳng qua là tư duy phát ngôn ra thành tiếng, hay tư duy là một chuỗi kỹ xảo của những ngôn ngữ. Tức là nghĩ giỏi thì nói giỏi. Quan niệm này có phần đúng là nêu được mối quan hệ gắn bó, nhưng sai là đã nhập cục tư duy và ngôn ngữ. * Quan điểm duy vật biện chứng: Cho rằng: Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện. Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy. Ở mức độ nhận thức cảm tính có thể chưa cần đến ngôn ngữ vẫn có hình ảnh trên não. Còn đến tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện.Vì: - Nhờ quá trình ngôn ngữ trong đầu ta mới ý thức được, nhận thức được tình huống có vấn đề. 30
  8. - Tiếp theo, trong sự diễn biến của quá trình tư duy, con người phải sử dụng ngôn ngữ để tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa - Ngôn ngữ tham gia vào chính quá trình tư duy. - Ngôn ngữ còn biểu đạt kết quả của quá trình tư duy. Sản phẩm mà tư duy đem lại là những khái niệm,... ngôn ngữ sẽ làm khách quan hóa, vật chất hóa ra khỏi đầu ta để ta nhận thức nó bằng tìm tòi những từ, những mệnh đề biểu đạt cái đó. Như vậy: Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy mà ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy. Giữa ngôn ngữ và tư duy khác nhau: + Ở chức năng: Tư duy là phản ánh thế giới (nhận thức thế giới) và cho sản phẩm là khái niệm - tư duy là nội dung. Còn ngôn ngữ thì không phản ánh mà biểu đạt, thông báo - ngôn ngữ là hình thức, là phương tiện. + Ở sản phẩm: Tư duy đi đến mặt nội dung là khái niệm, phán đoán, suy lý... Còn ngôn ngữ là những từ, những câu, những tín hiệu, kí hiệu - ngôn ngữ là cái vỏ vật chất. + Một khái niệm có thể biểu đạt bằng nhiều từ, nhiều câu tùy theo mức độ nhận thức. Ngược lại, một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm tùy theo phương diện, mục đích phản ánh. e) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính Mặc dù tư duy và nhận thức cảm tính thuộc hai mức độ nhận thức khác nhau. Song, giữa tư duy và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, chi phối lẫn nhau trong hoạt động thống nhất và biện chứng. Thể hiện: - Tư duy bao giờ cũng bắt nguồn từ nhận thức cảm tính (từ trực quan sinh động) nhờ nó làm nảy sinh tình huống có vấn đề là nguồn kích thích để nảy sinh tư duy. Tiếp theo, trong quá trình diễn biến của mình, tư duy nhất thiết phải sử dụng nguồn tài liệu phong phú do nhận thức cảm tính đem lại để tư duy nhằm giải quyết vấn đề. - Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng phản ánh của cảm giác và tri giác (đến nhận thức cảm tính) làm 31
  9. cho năng lực cảm giác tinh vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác mang tính lựa chọn, ý nghĩa, ổn định. Đồng thời, còn bổ sung, điều chỉnh và khắc phục những sai lầm của nhận thức cảm tính. Những đặc điểm tư duy trên đây có ý nghĩa rất to lớn đối với công tác giáo dục và dạy học. 3.1.4. Sản phẩm của tư duy Bản thân quá trình tư duy đi đến sản phẩm là những ý nghĩ, những ý nghĩ đó khác nhau về mức độ. Đó là những khái niệm, phán đoán, suy lý... a. Khái niệm Là những tri thức bản chất, những qui luật cơ bản, chung nhất của hàng loạt sự vật, hiện tượng. Là sản phẩm cao nhất của nhận thức. Có quan hệ chặt chẽ với từ ngữ biểu đạt khái niệm, khái niệm là nội dung, từ ngữ là vỏ vật chất, là hình thức biểu đạt. b. Phán đoán Là tư tưởng phủ định hoặc khẳng định về một điều gì đấy hoặc có tính chất giả thuyết. Nội dung của phán đoán là kết của các quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. - Căn cứ vào tính chất, người ta chia phán đoán thành 3 loại: + Phán đoán phủ định. Ví dụ: Động vật không có ý thức. + Phán đoán khẳng định. Ví dụ: Chỉ có ở người mới có ý thức. + Phán đoán có tính chất giả thuyết. Ví dụ: Có lẽ, ngoài trái đất, trên các hành tinh khác cũng có sự sống. - Căn cứ vào khối lượng, người ta chia phán đoán thành 2 loại: + Phán đoán toàn thể: Là phán đoán có lượng toàn thể. Khi những đối tượng của phán đoán phản ánh chiếm toàn bộ lớp đối tượng mà người ta đề cập tới thì lượng của phán đoán gọi là toàn thể. Khi những đối tượng được phán đoán phản ánh chỉ chiếm một bộ phận trong lớp đối tượng mà người ta đề cập tới thì lượng của phán đoán là lượng bộ phận. 32
  10. c. Suy lý - Là một hình thức của tư duy đi từ phán đoán này đến phán đoán khác để chúng ta nhận thức đầy đủ thế giới. Ví dụ: Mọi thầy giáo đều phải học lý luận dạy học và chúng ta là thầy giáo nên chúng ta phải học lý luận dạy học. - Suy lý có hai loại: Quy nạp và diễn dịch. + Quy nạp: Là suy lý đi từ cái riêng đến cái chung. Do đó, là yếu tố cấu trúc của tri thức khái quát, của việc hình thành khái niệm, định luật và quy tắc. Ví dụ: Vàng - là kim loại - dẫn điện. Đồng - là kim loại - dẫn điện.  Mọi kim loại đều dẫn điện. Sắt - là kim loại - dẫn điện. Nhôm - là kim loại - dẫn điện. + Diễn dịch: Là suy lý đi từ cái chung đến cái riêng, rút ra kết luận về các sự vật đơn nhất bằng cách giải thích chúng dựa vào các định luật hoặc quy tắc tương ứng đã biết. Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện - Sắt là kim loại - Sắt dẫn điện. Hai hình thức quy nạp và diễn dịch gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, còn có hình thức suy lý tương tự. Đó là suy lý từ những trường hợp riêng biệt này đến trường hợp riêng biệt khác. 3.1.5. Vai trò của tư duy Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và hoạt động nhận thức của con người. Cụ thể: - Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng vượt ra ngoài những giới hạn của kinh nghiệm cảm tính trực tiếp do cảm giác, tri giác mang lại để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật giữa chúng với nhau. - Tư duy không chỉ giải quyết nhiệm vụ trước mắt, ngày hôm nay mà còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ của ngày mai, trong tương lai do nắm được bản chất và quy luật vận động của tự nhiên, xã hội, con người. 33
  11. - Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người. Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp giải quyết những cái tương tự, nhưng chưa biết. Do đó làm tiết kiệm công sức của con người. Nhờ tư duy con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn, hành động có kết quả hơn. 3.2. Các giai đoạn của tư duy Tư duy là một hành động. Mỗi hành động tư duy là quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn. Quá trình tư duy từ khi gặp phải tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề cho đến khi vấn đề được giải quyết bao gồm nhiều giai đoạn (khâu) kế tiếp nhau. Các giai đoạn đó là: 3.2.1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình tư duy. Vì hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tư duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó. Khi gặp một tình huống có vấn đề, chủ thể tư duy phải ý thức được đó là tình huống có vấn đề đối với bản thân mình. Tức là, đặt ra vấn đề cần giải quyết, phát hiện ra mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống có vấn đề, mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái phải tìm, phải tạo ra nhu cầu cần giải quyết. Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó - Tức là càng xác định rõ những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết. Chính việc xác định vấn đề và việc biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy và chiến lược tư duy. 3.2.2. Huy động các tri thức kinh nghiệm Khâu này làm xuất hiện trong đầu những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định và biểu đạt. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng này hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định (đúng hướng hay lạc hướng là do nhiệm vụ đặt ra chính xác hay không). 34
  12. 3.2.3. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết Các tri thức, kinh nghiệm, liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm. Do vậy cần được sàng lọc cho phù hợp nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở này sẽ hình thành giả thuyết, tức cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy. 3.2.4. Kiểm tra giả thuyết Việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả kiểm tra sẽ dẫn đến khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu. Trong quá trình kiểm tra này có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới, do đó bắt đầu một quá trình tư duy mới. 3.2.5. Giải quyết vấn đề Khi giả thuyết được kiểm tra và khẳng đinh thì nó sẽ được thực hiện, tức là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra. Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp là: - Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán (nhiệm vụ). - Chủ thể đưa vào bài toán một điều kiện thừa. - Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy. Nhà tâm lý học Xô Viết K.K.Platônốp đã tóm tắt các giai đoạn của một hành động (quá trình) tư duy bằng sơ đồ sau: NhËn thøc vÊn ®Ò XuÊt hiÖn c¸c liªn t­ëng Sµng läc c¸c liªn t­ëng vµ h×nh thµnh gi¶ thuyÕt KiÓm tra gi¶ thuyÕt ChÝnh x¸c hãa Kh¼ng ®Þnh Phñ ®Þnh Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò Hµnh ®éng t­ duy míi 35
  13. Chú ý: Một quá trình tư duy nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn trên và theo đúng trình tự xác định. Song, tính giai đoạn của tư duy mới chỉ phản ánh được cấu trúc bề mặt của tư duy, còn nội dung bên trong là một quá trình phức tạp diễn ra trên cơ sở những thao tác tư duy đặc biệt (thao tác trí tuệ hay thao tác trí óc). 3.3. Các thao tác tư duy Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ được đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này ở trong đầu mình hay không. Cho nên, các thao tác này còn gọi là quy luật bên trong (quy luật nội tại) của tư duy. Thao tác tư duy là thao tác trí tuệ nằm trong hành động tư duy trong đó con người phải sử dụng một năng lượng thần kinh (não) nhằm giải quyết vấn đề để đi đến đáp số không phải là sản phẩm vật chất mà là sản phẩm tinh thần như phán đoán, suy lý... 3.3.1. Phân tích - tổng hợp a) Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng thành các bộ phận, các thành phần, các thuộc tính, các liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn. b) Tổng hợp: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách ra nhờ sự phân tích, thành một chỉnh thể giúp ta nhận thức đối tượng bao quát hơn. Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, bổ xung cho nhau trong một quá trình thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp, sự tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích. 3.3.2. So sánh Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng). So sánh có quan hệ chặt chẽ và dựa trên cơ sở phân tích - tổng hợp. 36
  14. 3.3.3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa a) Trừu tượng hóa: Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy. b) Khái quát hóa: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định. Những thuộc tính chung gồm hai loại: + Những thuộc tính chung giống nhau. + Những thuộc tính chung bản chất. Đây là hai thao tác tư duy đặc trưng, cơ bản của tư duy con người. Chúng quan hệ qua lại với nhau giống như phân tích - tổng hợp nhưng ở mức cao hơn. Chú ý: - Các thao tác tư duy đều có quan hệ mật thiết với nhau thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định. - Trong thực tế tư duy, các thao tác đó đan chéo nhau chứ không theo trình tự máy móc nêu trên. - Tùy theo nhiệm vụ và điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên. Như vậy, kết quả của quá trình thực hiện các thao tác phân tích - tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa sẽ cho ta một khái niệm. Do đó, những khái niệm khoa học đều là những mô hình của hiện thực. Tư duy nếu chỉ dừng lại ở khái quát hóa thì con người mới chỉ lĩnh hội được những khái niệm hoặc quy luật trừu tượng, chung chung. Nhưng hoạt động của con người có ý nghĩa hơn cả là cải tạo thế giới. Bởi thế, những tri thức khái quát chỉ trở thành chân lý khi nó được vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn nghĩa là cái trừu tượng tổng quát phải được cụ thể hóa trong thực tế. Vì vậy, ngoài những thao tác trên tư duy còn có thao tác cụ thể hoá. 37
  15. Cụ thể hóa: Là sự vận dụng những khái niệm, định luật hoặc quy tắc khái quát trừu tượng đã lĩnh hội được vào hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. 3.4. Các loại tư duy 3.4.1. Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tư duy , người ta chia tư duy làm 3 loại a. Tư duy trực quan - hành động Là loại tư duy có cả ở người và ở một số loài vật cao cấp (tất nhiên là ở con người khác xa về chất). Đó là loại tư duy bằng các thao tác chân tay cụ thể hướng vào việc giải quyết một số tình huống cụ thể trực quan (có thể quan sát được) Ví dụ: Tư duy bằng cách xếp hình; Trẻ làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật, hay dùng vật thay thế như que tính… b. Tư duy trực quan - hình ảnh Chỉ có ở người, là loại tư duy mà việc giải quyết vấn đề dựa vào các hình ảnh của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng. Sở dĩ như vậy là vì tư duy của các em phụ thuộc vào hình ảnh của đối tượng đang tri giác. c. Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - lô gíc) Là loại tư duy phát triển ở mức cao nhất, cũng chỉ có ở người. Đó là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ phải dựa trên các khái niệm, các mối quan hệ lôgíc và gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ là phương tiện. Ví dụ: Học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tiện. Các loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn phát triển tư duy về phương diện chủng loại. 38
  16. 3.4.2. Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy, người ta chia tư duy làm 3 loại a. Tư duy thực hành Là loại tư duy mà nhiệm vụ đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ: Giáo viên lên lớp bằng việc sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau sau đó đối chiếu, so sánh để tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho việc truyền đạt tri thức (Đây là kiểu cứ làm rồi sẽ rõ). b. Tư duy hình ảnh cụ thể Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: Sau khi đã đi dự giờ, quan sát lớp học, các giáo viên họp nhau lại, tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất. c. Tư duy lý luận Là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận. Ví dụ: Tư duy của học sinh khi nghe giảng. Tư duy của giáo viên khi soạn bài... Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành rất ít khi sử dụng thuần túy một loại tư duy mà thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó có một loại giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ: - Người công nhân sử dụng tư duy thực hành là chính nhưng vẫn có cả tư duy hình ảnh và tư duy lý luận. - Người nghệ sỹ thiên về tư duy hình ảnh, nhưng để xây dựng hình ảnh mới họ cũng sử dụng tư duy lý luận. - Nhà bác học thường tư duy lý luận, nhưng nhiều khi vẫn sử dụng tư duy trực quan hình ảnh. 39
  17. TÀI LIỆU HỌC TẬP [1]. Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2]. Hội đồng bộ môn tâm lý - giáo dục học, Đề cương bài giảng tâm lý học đại cương, tài liệu dùng trong các trường Đại học sư phạm, Hà Nội 1975. [3]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. [4]. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) Tâm lý học đại cương, dùng cho các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, Hà Nội 1995. [5]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Tâm lý học đại cương, giáo trình đào tạo giáo viên THCS có trình độ cao đẳng sư phạm, Hà Nội 2003. [6]. GS Phạm Tất Dong, PGS. PTS. Nguyễn Hải Khoát, PGS. PTS. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Bộ GDĐT, Viện Đại học mở Hà Nội, Hà Nội 1995. [7]. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Tâm lý học, Tập 1, Sách dùng cho các trường ĐHSP, NXB Giáo dục 1988. [8]. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Bài tập thực hành Tâm lý học, NXB GD 1990. TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP Phấn, bảng, máy tính và máy chiếu... PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Kiểm tra 45 phút kiến thức thuộc chương 3. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Nội dung tri thức 1.Tư duy là gì? 2. Trình bày các đặc điểm tư duy và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết. 3.Trình bày các sản phẩm của tư duy. 4.Vẽ sơ đồ tóm tắt các giai đoạn của một quá trình tư duy và phân tích sơ đồ đó. 5.Trình bày các thao tác tư duy. 2. Bài tập thực hành Các bài tập từ 172 - 204 (trang 137 - 154) Bài tập thực hành Tâm lý học - Trần Trọng Thuỷ chủ biên - NXBGD 1990. 3. Câu hỏi thảo luận Tại sao tư duy lại được xếp vào mức độ nhận thức lý tính? 40
  18. Chương 4: TƯỞNG TƯỢNG (Lý thuyết: 3; Thảo luận, thực hành: 2; KT: 1) Môc tiªu häc tËp 1. VÒ kiÕn thøc: Sau khi học xong SV trình bày được tưởng tượng là gì? Các đặc điểm của tưởng tượng, vai trò của tưởng tượng và các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. Phân biệt được tưởng tượng với tư duy. 2. Về kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện, phát triển trí tưởng tượng. 3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển trí tưởng tượng cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục. NỘI DUNG 4.1. Khái niệm chung về tưởng tượng. 4.1.1. Tưởng tượng là gì ? Thực tiễn luôn đặt ra cho con người nhiệm vụ nhận thức, cải tạo và sáng tạo thế giới, một trong những phương thức đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn là tư duy. Song, không phải trong bất cứ trường hợp nào các vấn đề do thực tiễn đặt ra đều được giải quyết bằng tư duy. Có nhiều trường hợp khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, con người khó có thể dùng tư duy để giải quyết nó mà phải dùng một phương thức hoạt động nhận thức khác - nhận thức bằng tưởng tượng . Sở dĩ có những hoạt động đó là do cá nhân có những kinh nghiệm và nhờ có ngôn ngữ con người đã nhào nặn những kinh nghiệm của mình thành những sản phẩm mới. Tâm lý học gọi hoạt động này là hoạt động tưởng tượng. Vậy: Tưởng tượng là một quá trình tâm lý, phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Phân tích bản chất của tưởng tượng ta thấy: 41
  19. - Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, chỉ phản ánh cái mới, chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân hoặc xã hội. Cái mới của tưởng tượng được tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách chủ thể sáng tạo ra nó, xây dựng nên nó trên cơ sở những biểu tượng đã biết. Như vậy, tưởng tượng thực chất là phản ánh cái mới, cái chưa biết – tưởng tượng mang bản chất sáng tạo. - Về phương thức phản ánh (khác với tư duy): Tư duy là quá trình vạch ra những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, những liên hệ, quan hệ có tính quy luật, những cái mà con người chưa biết, phải trải qua quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa mới phát hiện ra được. Tưởng tượng tạo hình ảnh mới (biểu tượng mới - biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp , nhấn mạnh... Như vậy, tưởng tượng phản ánh chủ yếu bằng cách cá nhận tự xây dựng những hình ảnh, những biểu tượng, những mô hình... Tưởng tượng xây dựng chủ yếu bằng cách cá nhân tự hình dung cho nên tưởng tượng đòi hỏi cá nhân phải có quá trình liên kết, phối hợp... những hình ảnh cũ ở trong đầu, hình ảnh của tưởng tượng mang tính chất tự do, bay bổng. - Sản phẩm phản ánh của tưởng tượng: Là các biểu tượng của tưởng tượng, là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, khái quát hơn do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở biểu tượng của trí nhớ, nó không là hình ảnh của chính sự vật hiện tượng mà là kết quả của quá trình chắp ghép, chế biến, liên kết... những biểu tượng của trí nhớ, hay nói khác nó là hình ảnh mới, được chế biến, sáp nhập, chắp ghép... từ nhiều hình ảnh của nhiều sự vật, hiện tượng để đi đến hình ảnh mới, khái quát hơn. 4.1.2. Đặc điểm của tưởng tượng - Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề. 42
  20. Tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện làm sáng tỏ cái mới nhưng chỉ khi tính bất định của hoàn cảnh quá lớn (không xác định rõ ràng) thì phải giải quyết bằng tưởng tượng (bằng cách hình dung ra kết quả cuối cùng). Giá trị của tưởng tượng là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy. Nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là điểm yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng vì kết quả có thể không có sự chuẩn xác và chặt chẽ. - Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng. Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng mà ta đã tri giác trước đây, còn biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh mới, hình ảnh mới của tưởng tượng là sự kết hợp độc đáo của các yếu tố nằm trong sự vật, hiện tượng có thật. Đó là quá trình xây dựng biểu tượng mới từ những biểu tượng đã có (biểu tượng của trí nhớ). Cho nên, hình ảnh của tưởng tượng mang tính gián tiếp, khái quát cao. + Tính gián tiếp: Tưởng tượng không phải là phản ánh trực tiếp các đối tượng của thế giới mà nó hướng vào các biểu tượng đã có trước đây để mà nhào nặn và chế biến. + Tính khái quát biểu hiện: Sản phẩm của tưởng tượng là kết quả của hoạt động chế biến, sáp nhập, chắp ghép... từ nhiều hình ảnh của nhiều sự vật hiện tượng để đi đến hình ảnh mới, hình ảnh mới là sự khái quát từ nhiều hình ảnh. - Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng biểu tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp. 4.1.3. Vai trò của tưởng tượng Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong đời sống, lao động, học tập của con người... 43
nguon tai.lieu . vn