Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

-------------------------------

TẬP THỂ KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

TÂM LÝ HỌC
(Lưu hành nội bộ)

Hưng Yên, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG
1.1. Khoa học tâm lý
Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
người và các vấn đề có liên quan đến tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện
tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi
trong mỗi con người, nhóm người và cả loài người.
Khoa học này có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng và có hệ
thống phương pháp nghiên cứu riêng.
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
 Những tư tưởng tâm lý học thời cổ đại
Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học là một quá trình tiến triển lâu
dài, là quá trình đấu tranh phức tạp của quan điểm duy tâm và duy vật về mối quan
hiện giữa vật chất – tinh thần, tâm lý – vật chất.
- Quan điểm duy tâm
Thời cổ đại đến nay vẫn tồn tại quan niệm cho rằng linh hồn là lực lượng
siêu nhân bất diệt do thượng đế, trời, phật ban cho con người. Con người luôn bất
lực trước thế giới linh thiêng và huyền bí.
+ Khổng Tử (551- 479) và học trò của ông cho rằng: Số phận con người là
do trời định, con người không thể thay đổi được thứ hạng đẳng cấp “quân tử” và
“tiểu nhân”.
+ Platông (428 -348 TCN) cho rằng: Tâm hồn con người là có trước, thực
tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra, nhập vào thể xác.
- Quan điểm duy vật
Ngay thời cổ đại cũng có quan điểm cho rằng tâm lý, ý thức của con người
cũng là một “chất” gì đó giống như một dạng vật chất đặc biệt.
+ Nhà Triết học duy vật Talet (thế kỷ VII –VI TCN) cho rằng tâm lý, tâm
hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất.
+ Nhà Triết học Đêmôcrít (460 – 370 TCN) cho rằng: tâm hồn do nguyên
tử cấu tạo thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân lõi tạo nên tâm lý.
+ Gần một thế kỷ sau, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat (469 - 399 TCN)
đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình”.

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lý học: con nguời có thể và
cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
+ Arixtốt (384 – 322 TCN) đã cho ra đời cuốn sách mới nhan đề “Bàn về
tâm hồn”. Ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con
người. Arixtốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác.
 Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước
- Thuyết nhị nguyên:
R. Đêcac đại diện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng: vật chất và tâm hồn
là hai thực thể song song tồn tại, không cái gì quyết định cái gì.
- Đến thế kỷ XVIII, tên gọi tâm lý học mới xuất hiện trong tác phẩm “Tâm
lý học kinh nghiệm”, “Tâm lý học lí trí” của nhà triết học Đức Vôn Phơ.
- Trong thời kỳ này một quan điểm duy vật cho rằng: tất cả vật chất đều có
tư duy, chỉ có cơ thể người mới có cảm giác. Nhưng đây là một quan điểm duy vật
máy móc khi cho rằng: Não tiết ra tư tưởng gống như gan tiết ra mật bởi vì phải
vật chất nào cũng có tư duy.
L. Phơbach nhà duy vật lỗi lạc nhất trước khi CN Mác đã khẳng định: Tinh
thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát
triển tới mức độ cao là bộ não. (Ông chưa vạch ra được là có não nhưng chưa chắc đã
có tâm lý).
 Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
- Từ đầu thế kỷ 19 trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy
sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực KHKT đã tạo điều kiện cho tâm lý học
trở thành một khoa học độc lập.
- Đặc biệt vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã
sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Laixic.
Một năm sau nó trở thành viện tâm lý học đầu tiên trên thế giới, xuất bản các tạp
chí tâm lý học. Vuntơ đã bắt đầu nghiên cứu tâm lý ý thức một cách khách quan
bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc…
 Đầu thế kỷ 20, các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời đó là:
Tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học, tâm lý học nhân văn,
tâm lý học nhận thức.

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Sau cách mạng tháng mười Nga thành công vào năm 1917, dòng phái tâm
lý học hoạt động của các nhà tâm lý học Xôviết ra đời đã đem lại những bước
ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học.
1.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu tâm lý học
 Đối tượng nghiên cứu
Là các hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới
khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý
như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú,
năng lực, khí chất, tính cách…. Nói cách khác là nghiên cứu sự hình thành, vận
hành và phát triển các hoạt động tâm lý.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý, cả về mặt số lượng và chất
lượng.
- Vạch ra được mối quan hệ và sự tác động giữa các hiện tượng tâm lý.
- Tìm ra cơ chế của các hoạt động tâm lý, đó là cơ chế nảy sinh, diễn biến
và thể hiện tâm lý.
 Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học
- Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối
tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng…
- Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận,
quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp…
- Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể,
khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người. Tuy nhiên nó cũng có hạn
chế như: mang tính thụ động, chờ đợi, yếu tố ngẫu nhiên nhiều, mất thời gian, tốn
nhiều công sức…
- Muốn quan sát đạt kết quả cao cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống
+ Ghi chép tài liệu quan sát một cách khách quan, trung thực…
Phương pháp thực nghiệm

3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý.
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động,
trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện
về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại
nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan về các hiện tượng
cần nghiên cứu.
-Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên:
+ Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới
điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm
thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội
dung tâm lý cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương chủ động
hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. Người bị nghiên cứu biết là mình
đang bị thực nghiệm.
+ Phương pháp thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình
thường của cuộc sống hoạt động. Đối tượng thực nghiệm không biết mình đang bị
thực nghiệm và tiến hành những điều kiện thực nghiệm một cách tự nhiên.
Phương pháp trắc nghiệm (Test)
- Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hoá
trên một số lượng người đủ tiêu chuẩn.
- Test trọn bộ thường bao gồm 4 phần: Văn bản test; Hướng dẫn quy trình
tiến hành; Hướng dẫn đánh giá; Bản chuẩn hoá,
Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
- Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để
trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
- Muốn đàm thoại thu được tài liệu tốt thì cần phải:
+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu)
+ Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một số đặc điểm
của họ
+ Có một kế hoạch để “lái hướng” câu chuyện
Phương pháp điều tra bằng phiếu

4

nguon tai.lieu . vn