Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG IX LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM NGƯỜI BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG IX LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ I. HỘI VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ NHẬN THỨC LẠI VỀ CNXH VÀ CON II. ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
  3. I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ I. VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NÓ 1. Những cơ sở xuất phát để xây dựng 1. lý luận hình thái kinh tế-xã hội - Các quan điểm trước Mác Các Trong lịch sử, đã có nhiều cách xuất phát để xem xét xã hội: - Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo: xuất phát từ một lực lượng siêu tự nhiên.
  4. - Một khuynh hướng khác, xuất phát từ chính con người, từ chính xã hội loài người - đó là trào lưu chủ nghĩa nhân bản. Tuy nhiên, do hạn chế duy vật máy móc siêu hình, duy tâm chủ quan nên những nhà triết học thuộc trào lưu này chưa có cái nhìn toàn diện đời sống xã hội.
  5. Chẳng hạn, CNDV Phoiơbac, chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartre đều tự coi mình là chủ nghĩa nhân bản, nhưng chủ nghĩa nhân bản của Phoiơbắc thì xuất phát từ con người trừu tượng tách rời quan hệ xã hội và hoạt động thực tiễn; còn chủ nghĩa hiện sinh thì xem con người như một thực thể ý thức thuần túy, cuộc sống con người là phi lý (không thể dùng lý trí để giải thích được).
  6. - Quan điểm triết học mácxít Quan Xây dựng CNDV lịch sử, Mác và Ăngghen xuất phát từ tiền đề sau đây: + Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử là sự tồn tại của những cá nhân con người đang sống.
  7. C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra. Như vậy, những tiền đề ấy là có thể kiểm nghiệm bằng con đường kinh nghiệm thuần túy”. (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.3, tr. 28-29).
  8. - Hoạt động xã hội cơ bản của con người trước hết là lao động sản xuất vật chất. Sản xuất là hành vi lịch sử đầu tiên của con người, là yếu tố cơ bản phân biệt con người với con vật, là động lực cơ bản nhất của sự phát triển của xã hội, là cơ sở nảy sinh tất cả những hiện tượng khác trong đời sống xã hội.
  9. Mỗi thời kỳ lịch sử có một cách thức sản xuất nhất định, gọi là phương thức sản xuất. Loài người đã biết đến 5 phương thức sản xuất (PTSX): cộng đồng nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN và XHCN. - PTSX trước hết là phương thức sinh sống của con người, con người sống như thế nào, trước hết phụ thuộc vào việc họ sản xuất như thế nào.
  10. C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương tiện hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ. Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ” (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t.3, tr. 30).
  11. - Phương thức sản xuất quy định đời sống chính trị, tinh thần, quan hệ dân tộc, nhà nước. “Những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định, đều nằm trong những quan hệ xã hội và chính trị nhất định... Cơ cấu xã hội và nhà nước luôn luôn nảy sinh ra từ quá trình sinh sống của những cá nhân nhất định, ... của những cá nhân đúng như trong hiện thực, nghĩa là đúng như họ đang hành động, sản xuất một cách vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ” (Sđd, t.3, tr. 36).
  12. - Trên cơ sở PTSX, các nhà sáng lập ra CNDV lịch sử tiến lên phân tích hai mặt của PTSX là lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). LLSX quy định QHSX. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. QHSX tác động trở lại (thúc đẩy hay kìm hãm) sự phát triển của lực lượng sản xuất.
  13. - PTSX là yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội (TTXH). TTXH là đời sống vật chất của xã hội. Xã hội còn có đời sống tinh thần phong phú bao gồm những hình thái ý thức xã hội (YTXH), những hoạt động tinh thần gắn liền với những hình thái ý thức xã hội đó. Các nhà sáng lập ra CNDVLS chỉ ra mối quan hệ giữa TTXH và YTXH, vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH và sự tác động to lớn của YTXH trở lại TTXH.
  14. 2. Cấu trúc xã hội và phạm trù hình thái 2. kinh tế-xã hội Các nhà triết học trước Mác khi nghiên cứu xã hội chỉ xem xét một mặt, tuyệt đối hóa một bộ phận nào đó của xã hội, do đó chưa đưa ra được một mô hình lý luận phản ánh xã hội trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó. Xã hội loài người là một bộ phận, một trình độ phát triển cao nhất của thế giới vật chất nên cấu trúc của nó vô cùng phức tạp bao gồm nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận có mối liên hệ tác động lẫn nhau, quy định lẫn nhau. Do đó, xem xét xã hội đòi hỏi phải có một cách tiếp cận toàn diện.
  15. Đóng góp khoa học của Mác và Ăngghen là các ông đã xác định đúng vị trí, vai trò của từng mặt, từng bộ phận, vạch ra mối liên hệ bản chất, tất yếu giữa các mặt, các bộ phận của xã hội và chỉ ra quy luật vận động, phát triển của xã hội với tính cách là một hệ thống toàn vẹn. Tất cả những mặt, những mối liên hệ, những quy luật vận động, phát triển của xã hội được các ông nghiên cứu trong chỉnh thể và được phản ánh trong phạm trù hình thái kinh tế-xã hội.
  16. Trong Lời nói đầu tác phẩm Góp phần phê phán khoa Kinh tế chính trị, Mác viết: “Kết quả chung mà tôi đã đạt được và đã trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này của tôi, có thể trình bày vắn tắt như sau. Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”. (Toàn tập, t.13, tr. 14-15).
  17. Xã hội là tổng hợp tất cả những quan hệ giữa người với người. Quan hệ xã hội có nhiều mặt, trong đó, Mác coi quan hệ kinh tế tức quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản nhất, là cơ sở nảy sinh và phát triển của tất cả những quan hệ xã hội khác. Lênin nhận xét: “Bằng cách là trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ông đã làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế, bằng cách là trong tất cả mọi quan hệ xã hội ông đã làm nổi bật riêng những quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác”.
  18. “Cho đến nay, trong cái mạng lưới phức tạp những hiện tượng xã hội, các nhà xã hội học lúng túng không phân biệt được những hiện tượng nào là quan trọng, và những hiện tượng nào là không quan trọng (đó là căn nguyên của chủ nghĩa chủ quan trong xã hội học), và họ không thể tìm được một tiêu chuẩn khách quan cho sự phân biệt đó. Chủ nghĩa duy vật đã cung cấp một tiêu chuẩn hoàn toàn khách quan bằng cách tách riêng những quan hệ sản xuất, với tư cách là cơ cấu của xã hội, và bằng cách cho chúng ta có khả năng ứng dụng vào những quan hệ ấy cái tiêu chuẩn khoa học chung về tính lặp lại, tiêu chuẩn mà phái chủ quan cho là không thể đem ứng dụng vào xã hội học được.
  19. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, QHSX không tách rời lực lượng sản xuất. Mác chỉ ra rằng QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. LLSX và QHSX hợp thành một phương thức sản xuất. Sự thay đổi trong LLSX dẫn đến sự thay đổi trong PTSX.
  20. C. Mác viết: “Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.” (C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 4, tr. 187)
nguon tai.lieu . vn