Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
`

Hưng Yên
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Ch­¬ng 5: kÕ to¸n tiÒn l­¬ng
Vµ c¸c kho¶n trÝch theo l­¬ng
*) Môc tiªu, vÞ trÝ, ý nghÜa m«n häc.
Môn học Kế toán tài chính 2 là môn học tiếp theo của môn Kế toán tài chính 1.
Trên cơ sở sinh viên đã nắm được phương pháp kế toán các nội dung kế toán vốn bằng
tiền, TSCĐ, nguyên vật liệu trong kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2 sẽ tiếp tục phát
triển kỹ năng của sinh viên để giải quyết các nội dung tổng hợp hơn liên qua đến giá
thành và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Học xong học phần này, người học có
khả năng:
Về kiến thức:
Hiểu được các khái niệm chung liên quan đến hạch toán như khái niệm về tiền
lương, các phương pháp tính lương, chi phí sản xuất, khái niệm bán hàng, tiêu thụ thành
phẩm và nguồn vốn trong doanh nghiệp
Phân tích kết cấu và nội dung các tài khoản tiền lương, chi phí, giá thành, kết quả
kinh doanh và nguồn vốn chủ sở hữu
Nắm vững các quy định liên quan đến các khoản trích theo lương, các quy định về
điều kiện ghi nhận doanh thu, chi phí; quy định về nguồn vốn chủ sở hữu và các quy định
liên quan đến công nợ
Xác định các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Nắm vững phương pháp hạch toán kế toán các nội dung kinh tế về kế toán tiền
lương, giá thành và xác định kết quả kinh doanh;
Về kỹ năng:
Thực hiện hạch toán kế toán các nội dung kinh tế về kế toán tiền lương, giá thành
và xác định kết quả kinh doanh, nợ phải trả, nguồn vốn
Phân tích, giải thích cách tính lương, tỷ lệ trích bảo hiểm, cách ghi nhận doanh thu
chi phí theo các quy định mới nhất của nhà nước
Vận dụng xử lý các tình huống kế toán thực tế thường gặp phải trong các phần hành
kế toán tiền lương, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, nguồn vốn
Về thái độ:

1

Thể hiện sự chăm chỉ, miệt mài, say mê trong giải quyết nhiệm vụ học tập; biết rèn
luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ phân tích các vấn đề kế toán và sẵn sàng làm việc, chia sẻ với
mọi người
Môn Kế toán tài chính 2 cung cấp những kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính
trong các doanh nghiệp như: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
kinh doanh
*) Phương pháp học tập và nghiên cứu học phần, tài liệu phương tiện cần thiết trong
học tập
Để có thể trở thành một kế toán giỏi, phải biết cách học kế toán một cách khoa
học, đạt hiệu quả. Vậy cách học kế toán tốt nhất là gì?
Lượng kiến thức trên nhà trường là một khối lượng khổng lồ, nếu như bạn không biết cách
sắp xếp và phân bố tốt lượng thời gian, không biết học bài một cách khoa học thì những
kiến thức đó cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi.
Cần sắp xếp khoa học:Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì? Hãy bắt đầu bằng
những việc dễ hoặc đơn giản để có được sự tự tin cần thiết. Sau đó sẽ hướng đến cho mình
những việc khó khăn hơn, phức tạp hơn. Đơn giản hoá những chỉ dẫn phức tạp và nâng
dần lên từ đó. Luyện tập và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức. Sự
khoa học trong học tập là một yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công.
Chịu khó học hỏi:Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử. Tìm
những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên bạn chưa thật sự hiểu
bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt bài giảng, hoặc nguồn thông tin có
kiến thức tương tự. Bạn cũng có thể học hỏi những người đi làm kế toán xung quanh bạn.
Nguồn kiến thức luôn vô tận, nếu bạn chịu khó học hỏi, lượng kiến thức của bạn sẽ ngày
một phong phú hơn
Bên cạnh đó cũng cần chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm
tòi, làm mô hình… Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan, dùng tay khi giải thích,
hoặc cơ thể để diễn đạt.
Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở, sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để miêu tả các luận
điểm. Trao đổi về những ghi chép với một người khác cũng khá về kỹ năng thể chất. Bạn
cũng có thể tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ở các doanh nghiệp thực tế để ứng dụng vào
bài học của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách tốt hơn, cụ thể hơn
Luyện tập kỹ năng viết, cần tập cho mình kỹ năng viết, bạn sẽ thành thạo được các nghiệp
vụ khi bạn tập viết ra trên giấy.
Sử dụng kỹ năng sơ đồ hóa, để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách tốt hơn những
điều bạn muốn học, bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu
thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau. Những trò chơi hoặc ứng dụng trên máy
vi tính có thể giúp bạn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học là vô cùng quan
trọng. Bởi công việc kế toán ở các Doanh nghiệp luôn luôn đòi hỏi bạn làm việc với công
nghệ, phương pháp hiện đại thông qua công nghệ thông tin.
2

Hình dung rõ ràng vấn đ, làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm. Đồng
thời phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống tương tự có thể gặp phải
ở ngoài đời. Mình học là để làm do đó việc xử lý các tình huống thực tế sẽ giúp cho bạn
hình dung rõ ràng được vấn đề, hiểu biết một cách tốt hơn các kiến thức có ở trên lớp.
Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp, tập viết nháp các câu trả lời. Thử làm
như mình đang làm bài kiểm tra. Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô
hình, diễn thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết.
Bạn nên đối chiếu với bạn cùng lớp bởi bạn không thể chắc chắn là mình hoàn toàn đúng,
sự trao đổi đối chiếu sẽ giúp bạn tìm ra được những sai sót đồng thời học hỏi những kiến
thức, kỹ năng từ những người bạn của mình
Tài liệu cần thiết bao gồm:
Tập bài giảng Kế toán tài chính 2 (2015), Đại học SPKT Hưng Yên
Tài liệu tham khảo:
GS.TS Ngô Thế Chi (2013), Kế toán tài chính, NXB tài chính.
PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), Kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính.
Bộ tài chính, TT200/2014/TT-BTC, 2014, NXB Tài chính
Bộ tài chính, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, 2006, NXB Tài chính
Các tài liệu điện tử như: tapchiketoasn.com; danketoan.com; webketoan.com...
*) Các nội dung cơ bản của học phần
Học phần Kế toán tài chính 2 bao gồm ba phần hành kế toán cơ bản trong doanh nghiệp
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Muốn làm được công việc của người kế toán tiền lương phải là người phải am hiểu các
chính sách về nhân sự và tiền lương.
Công việc chính của kế toán tiền lương:
+ Theo dõi nhân sự.
+ Cập nhật bảng lương.
+ Hạch toán lương và các khoản trích theo lương.
Yêu cầu cơ bản của kế toán tiền lương:
+
Hiểu biết các thông số có ảnh hưởng đến toàn bộ nghiệp vụ nhân sự và tiền lương
của doanh nghiệp như phạm vi của kỳ lương, số giờ / số ngày mặc định làm việc trong
tháng, số giờ làm việc trong các ngày trong tuần, cách tính lương khi có thay đổi trong
kỳ, mức bảo hiểm xã hội - y tế, các thông số thuế TNCN…
+ Biết cách tính và khai báo các loại phụ cấp, các khoản thu nhập / khấu trừ khác...
+ Biết cách khai báo nhiều biểu thuế TNCN khác nhau cùng với ngày hiệu lực của biểu
thuế.
+ Nắm vững các thông tin về lương của nhân viên như loại lương, lương ròng hay gộp,
lương cơ bản, ngày hiệu lực, các thông tin về phụ cấp, các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập…
Kế toán tiền lương quản lý việc tạm ứng lương:
3

+ Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng. Có thể sử dụng nhiều loại tiền tệ trong
một đợt tạm ứng lương.
+ Tính tạm ứng lương cho toàn thể công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc chỉ một nhân
viên.
+ Xây dựng mức tạm ứng linh hoạt như: chọn một giá trị tiền chung cho mọi nhân viên,
số % theo lương cơ bản hoặc giá trị tiền riêng cho từng nhân viên.
Kế toán tiền lương quản lý kỳ lương chính:
+ Xây dựng kỳ tính lương với nhiều thông số chi tiết như loại lương, cách tính giờ làm,
ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính ...
+ Tính các khoản thu nhập / giảm trừ lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm nhân viên
hoặc cho một nhân viên cụ thể.
+ Áp dụng các tỷ giá hối đoái mới nhất để đảm bảo tính lương chính xác.
+ Đưa bảng tính các đợt tạm ứng lương trong tháng vào bảng lương cuối kỳ để tính ra
mức thực lãnh cụ thể cho mọi nhân viên.
+ Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ
liệu chấm công
+ Tính các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước theo lương như thuế TNCN, BHXH-YT
đầy đủ và chính xác
+ Quản lý và theo dõi các khoản quỹ của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi
chi tiêu quỹ
+ Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường
hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc cơ bản là làm sao đảm
bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích lũy, tái sản
xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công việc của
kế toán chi phí và giá thành sản phẩm, là chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là việc
hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có
thể được của doanh nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần:





Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù
hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý.
Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp
đã lựa chọn.
Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá
thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

Công việc của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm


Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất,
loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh
4

nguon tai.lieu . vn