Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Hưng Yên

Kế toán hành chính sự nghiệp

Mục lục
Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HCSN ............... 2
1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong đơn vị HCSN....................................... 2
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệp. ........................................ 2
1.1.2. Nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp. ........................................................ 2
1.2 Tổ chức công tác kế toán HCSN ........................................................................ 3
1.2.1. Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp. ........................................... 3
1.2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán HCSN ...................................................... 4
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán. ................................................................................. 21
Chương 2: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ............................................................. 28
2.1. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền. .............................................................. 28
2.1.1. Quy định hạch toán kế toán vốn bằng tiền .................................................... 28
2.1.2. Quy định hạch toán vật tư ............................................................................ 28
2.2. Kế toán vốn bằng tiền ..................................................................................... 30
Chương 3: KẾ TOÁN VẬT TƯ, SẢN PHẨM HÀNG HOÁ ................................. 39
3.1. Nhiệm vụ của kế toán vật tư, sản phẩm, hàng hóa. .......................................... 39
3.2. Tài khoản sử dụng ........................................................................................... 42
3.3.Phương pháp hạch toán. ................................................................................... 43
Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ........................................................... 48
4.1. Phân loại, đánh giá TSCĐ. .............................................................................. 48
4.2. Tài khoản sử dụng: ........................................................................................... 50
4.3. Phương pháp kế toán ........................................................................................ 51
CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN ..................................... 55
5.1. Kế toán thanh toán với công nhân viên, đối tượng khác và các khoản trích theo
lương ..................................................................................................................... 55
5.2. Kế toán các khoản nợ phải thu, tạm ứng: ........................................................... 65
5.3. Kế toán các khoản phải trả, phải nộp. .............................................................. 68
Chương 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU ............................................................. 80
6.1. Các khoản thu ................................................................................................. 80
Chương 7. KẾ TOÁN CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG ................................................. 83
7.1. Kế toán chi và nguồn kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp. ........................... 83
7.2. Kế toán chi và nguồn kinh phí dự án. .............................................................. 95

Bộ môn kế toán – Khoa Kinh tế- Trường Đại học SPKT Hưng Yên

Page 1

Kế toán hành chính sự nghiệp
Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HCSN
1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong đơn vị HCSN
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đơn vị HCSN là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một
nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lí Nhà nước về một hoạt động nào đó. Đặc
trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện
nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ
công theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo chuẩn mực, định mức của Nhà
nước.
Kế toán HCSN là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lí và
kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình chấp hành dự
toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước tại đơn vị.
1.1.2. Nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp.
Để thực hiện tốt chức năng của mình, kế toán công trong đơn vị hành chính sự
nghiệp phải làm tốt công tác các nhiệm vụ sau đây:
-

Thu thập, phản ánh, xử lí và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được
tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí cũng như các
khoản thu khác phát sinh tại đơn vị.

-

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước. Kiểm
tra tình hình chấp hành kỉ luật thu, chi, nộp Ngân sách, chấp hành kỉ luật thanh toán
và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.

-

Kiểm tra tình hình quản lí sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị.

-

Theo dõi, kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới,
tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của đơn vị cấp dưới.

-

Lập, nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí và cơ quan tài chính đúng
hạn và đúng quy định.

-

Cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các
định mức chi tiêu. Đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn
kinh phí, vốn và các quỹ ở đơn vị.

Bộ môn kế toán – Khoa Kinh tế- Trường Đại học SPKT Hưng Yên

Page 2

Kế toán hành chính sự nghiệp
1.2 Tổ chức công tác kế toán HCSN
1.2.1. Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp.
Bản thân công tác kế toán bao gồm các công việc về chứng từ, ghi sổ, tính giá và
lập các báo cáo tài chính. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán là tạo ra mối liên hệ giữa
các công việc trong từng phần hành kế toán cụ thể. Mỗi phần hành kế toán là sự cụ thể hoá
nội dung hạch toán kế toán cụ thể. Mức độ cụ thể hoá tuỳ thuộc vào quy mô của từng đơn
vị cũng như số lượng nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên về tổng thể, trong một đơn vị HCSN
thường bao gồm các phần hành kế toán sau đây:
* Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng (bao gồm cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và các
chứng chỉ có giá của đơn vị).
* Kế toán vật tư, tài sản
Kế toán vật tư, tài sản có nhiệm vụ phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến
động theo từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tại đơn vị. Riêng đối với TSCĐ
bên cạnh việc theo dõi từng loại tài sản về mặt hiện vật, kế toán còn phải theo dõi về
nguyên giá và giá trị còn lại của từng loại. Ngoài ra kế toán còn nhiệm vụ phản ánh công
tác đầu tư xây dựng cơ bản và tình hình sửa chữa lớn tài sản cố định.
* Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán có nhiệm vụ phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản
phải nộp, phải cấp cũng như tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với các đối tượng
(người mua, người bán, người cho vay, cấp trên, Ngân sách, công nhân viên…).
* Kế toán nguồn kinh phí
Nhiệm vụ của kế toán nguồn kinh phí là phản ánh tình hình hiện có và biến động tăng
giảm trong kì của các nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ, NVKD, các quỹ cơ quan, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của
đơn vị.
* Kế toán các khoản thu
Kế toán các khoản thu có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh
trong đơn vị như các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động SXKD… tại đơn
vị cũng như tình hình phân phối, sử dụng và thanh toán các khoản thu.

Bộ môn kế toán – Khoa Kinh tế- Trường Đại học SPKT Hưng Yên

Page 3

Kế toán hành chính sự nghiệp
* Kế toán các khoản chi
Kế toán các khoản chi có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản chi phát sinh
trong đơn vị như các khoản chi hoạt động chuyên môn, chi dự án cũng như tình hình xét
duyệt và thanh quyết toán theo từng khoản chi. Ngoài ra tại các đơn vị có tiến hành hoạt
động SXKD kế toán còn phải theo dõi các khoản chi hoạt động SXKD, trên cơ sở đó, xác
định kết quả hoạt động tại đơn vị.
1.2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán HCSN
Khi tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN đều phải căn cứ vào 2 yếu tố
cơ bản sau:
- Quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị
- Các quy định của luật kế toán, chế độ kế toán HCSN và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
Nội dung tổ chức công tác kế toán HCSN bao gồm:
a) Tổ chức vận dụng một số quy định chung:
*) Phân loại kế toán
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
- Kế toán đơn và kế toán kép.
*) Yêu cầu tổ chức kế toán HCSN
Trên cơ sở yêu cầu chung đặt ra cho kế toán và đặc điểm hoạt động của các đơn vị
HCSN, khi tổ chức thực hiện công tác kế toán HCSN phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đầy đủ
- Rõ ràng
- Trung thực
- Liên tục
- Hệ thống
- Tiết kiệm, hiệu quả
*) Nguyên tắc tổ chức kế toán HCSN
- Giá gốc
- Nhất quán
- Khách quan

Bộ môn kế toán – Khoa Kinh tế- Trường Đại học SPKT Hưng Yên

Page 4

nguon tai.lieu . vn