Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

-------------*-------------

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TÍCH HỢP
VÀ CÓ ĐIỀU KHIỂN CỦA Ô TÔ

SỐ TÍN CHỈ: 02
HỆ ĐÀO TẠO: THẠC SỸ
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hưng Yên, 2015

CHƯƠNG 1
HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ÔTÔ
1.1. Các khái niệm cơ bản
Hệ thống truyền lực trên ôtô có nhiệm vụ thay đổi mômen và vận tốc quay của
động cơ đến bánh xe chủ động của ôtô nhằm đáp ứng các điều kiện chuyển động. Trị số
của lực hay mô men xoắn này có thể thay đổi, tùy theo điều kiện làm việc của ôtô.
1.2. Hệ thống truyền lực cơ khí
1.2.1. Hệ thống truyền lực có cấp
Hệ thống truyền lực là HTTL cơ khí có cấp, ở đó tỷ số truyền được thay đổi bằng
cách thay đổi cấp trong hộp số.

Hình 1.1. Sơ đồ truyền lực oto có cầu sau chủ động.
1. Động cơ; 2. Ly hợp; 3. Hộp số; 4. Trục các đăng; 5. Truyền lực chính; 6.
Bán trục
Trong hình 1.1 là một số ví dụ của HTTL cơ khú có cấp. nhược diểm lớn nhất của
loại HTTL này là số cấp số có hạn nên không thể đáp ứng một cách chính xác các điều
kiện chuyển động.
1.2.2. Hệ thống truyền lực vô cấp
Hệ thống truyền lực vô cấp thay đổi tỷ số truyền một cách liên tục trong phạm vi
điều chỉnh của nó, nhờ vậy mà đáp ứng được 1 cách tốt nhất các điều kiện chuyển động.
Nguyên lý chung của truyền lực vô cấp bằng ma sát được thể hiện trên hình 1.1 –
a. momen được truyền từ cầu chủ động 1 sang đĩa bị động 2 nhờ lực ma sát tại điểm tiếp
xúc giữa hai đĩa. Để thay đổi tỷ số truyền, người ta thay đổi bán kính làm việc r2 bằng
cách bố trí cho đĩa chủ động có thể trượt được dọc trên trục 3 của nó. Như vậy, ta có tỷ
số truyền của truyền động là:

i=

nguon tai.lieu . vn