Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

-------------------------------

TẬP THỂ KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

GIÁO DỤC HỌC
(Lưu hành nội bộ)

Hưng Yên, 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Phần 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC NGHỀ NGHIỆP
Chương 1
GIÁO DỤC HỌC LÀ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI
1.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội
1.1.1. Nguồn gốc
Giáo dục là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng tự
nhiên vì:
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách
quan, nhận thức thế giới khách quan. Trong quá trình đó, con người tạo ra hệ thống
kinh nghiệm. Những kinh nghiệm đó bao gồm: tri thức, kĩ năng kĩ xảo, tư tưởng,
giá trị đạo đức, tiêu chuẩnh hành vi… Một xã hội chỉ phát triển đựơc nếu các thành
viên của xã hội tiếp nhận được những kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ được.
Và những kinh nghiệm đó được lưu giữ ở nền văn hoá nhân loại, được tiếp nối qua
các thế hệ. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, thế hệ trước không
ngừng truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau, thế hệ sau lĩnh hội những kinh
nghiệm đó để tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội nhằm duy
trì và phát triển xã hội loài người. Sự truyền thụ và lĩnh hội đó gọi là giáo dục. Như
vậy giáo dục là một hiện tượng của xã hội, thể hiện ở việc truyền đạt những kinh
nghiệm mà loài người đã tích luỹ được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên,
trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm đó thế hệ sau còn bổ sung và làm phong phú
thêm.
Trong quá trình tiến hoá nhân loại, giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện
của xã hội loài người. Mới đầu, giáo dục chỉ đơn thuần là sự truyền thụ và tiếp thu
kinh nghiệm lao động sản xuất. Sự xuất hiện chữ viết làm cho quá trình truyền thụ
và lĩnh hội kinh nghiệm, tri thức… diễn ra có tổ chức, chuyên biệt. Ngày nay, giáo
dục trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, thiết kế theo một kế hoạch chặt
chẽ có phương pháp, phương tiện hiện đại, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy sự
phát triển xã hội.
1.1.2. Tính chất của giáo dục
1.1.2.1 Tính phổ biến, vĩnh hằng
Giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồn tại của xã hội loài người. Ở bất cứ giai
đoạn lịch sử nào, một quốc gia, dân tộc nào đều có giáo dục. Và giáo dục cũng
diễn ra trong toàn bộ cuộc đời mỗi con người.
1.1.2.2 Tính lịch sử
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có một nền giáo dục khác nhau. Vì mỗi giai
đoạn phát triển của xã hội loài người, giáo dục cũng chịu sự quy định bởi trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của mỗi giai đoạn trên tiến
1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

trình vươn tới đỉnh cao; mặt khác nó cũng tác động tích cực vào sự phát triển của
lịch sử.
Tính lịch sử của giáo dục là cơ sở của các cuộc cải cách giáo dục trong lịch
sử ở nứơc ta cũng như các nước khác trên thế giới. (nước ta đã tiến hành 3 cuộc cải
cách giáo dục: lần 1 – 1950, lần 2 – 1956, lần 3 – 1979).
1.1.2.3 Tính giai cấp
Sự phân chia xã hội thành giai cấp đã làm cho giáo dục mang tính giai cấp.
Giáo dục được sử dụng như một công cụ của giai cấp cầm quyền để duy trì quyền
lợi của mình thông qua mục đích-nội dung-phương pháp giáo dục.
VD: Trong xã hội phong kiến, xã hội chia thành giai cấp thống trị - địa chủ,
giai cấp bị trị - nông dân. Giáo dục trong xã hội phong kiến được giai cấp địa chủ
sử dụng như là công cụ để duy trì trật tự, phục vụ quyền lợi của giai cấp địa chủ.
Vì vậy mục đích giáo dục là đào tạo mẫu người quân tử để làm quan, làm người
lãnh đạo, nội dung giáo dục nằm trong tứ thư, ngũ kinh; phương pháp giáo dục
mang tính giáo điều.
1.1.2.3. Tính dân tộc
Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, nền văn hoá
riêng, giáo dục ở mỗi nước phản ánh trình độ phát triển của lịch sử nước đó và có
những nét độc đáo bản sắc riêng thể hiện trong nội dung, phương pháp và trong
sản phẩm giáo dục của mình.
Sự sao chép, bắt chước một cách máy mô hình giáo dục của bất cứ một nước
nào đều là phản khoa học.
1.1.3. Chức năng của giáo dục
1.1.3.1 Chức năng tư tưởng - văn hoá
- Giáo dục có tác động to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối
toàn xã hội.
- Nhờ có giáo dục mà trình độ học vấn của người dân trong một đất nước
được nâng cao. Trong đó làm xuất hiện, bồi dưỡng, trang bị cho toàn xã hội có
trình độ dân trí thông qua quá trình truyền đạt và lĩnh hội, nhờ đó người học tích
luỹ, mở mang trí tuệ, hình thành văn hoá đạo đức. Họ không chỉ là người tiếp thu
nền văn hoá mà còn bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc và trên thế giới.
- Giáo dục đã xây dựng một lối sống phổ biến cho toàn xã hội.
VD: Sau khi nước Việt Nam DCCH ra đời, 95% dân số mù chữ. Nhờ sự
quan tâm phát triển giáo dục của Đảng và chính quyền mà sau một năm đã có hàng
triệu người biết đọc biết viết. Trải qua 2 cuộc chiến tranh, giáo dục đào tạo vẫn
được quan tâm và thu được những thành tựu to lớn. Năm 2000 nước ta đã tuyên bố
phổ cập giáo dục Tiểu học, hiện nay phần lớn các tỉnh đã phổ cập THCS và đang
tiến tới phổ cập THPT.
1.1.3.2 Chức năng kinh tế - sản xuất
2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Chức năng kinh tế sản xuất của giáo dục được thể hiện thông qua việc đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đất nước muốn phát triển phải có đủ nhân lực và nhân lực phải phát triển
với trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật cao đảm bảo cho xã hội vận động đúng quy
luật.
Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là việc làm quan trọng, là một sứ mệnh của
giáo dục cần phải thực hiện. Trong xã hội hiện đại, khi nền khoa học công nghệ và
những thành tựu thế giới đạt đến trình độ phát triển cao, đòi hỏi người lao động
phải có trình độ cao, tay nghề vững, đặc biệt phải có tính năng động sáng tạo, có
khả năng linh hoạt để giải quyết mọi vấn đề của thực tiễn đầy biến động.
1.1.3.3 Chức năng chính trị - xã hội
Giáo dục là con đường chủ đạo hình thành và phát triển nhân cách nên giáo
dục đã tác động đến các bộ phận hợp thành cấu trúc xã hội. Sự phân tầng xã hội,
các nhóm trong xã hội, các quan hệ xã hội giữa chúng đều chịu sự tác động sâu sắc
bởi giáo dục.
Giáo dục thúc đẩy quá trình di chuyển xã hội, vì vậy nó tác động trực tiếp
đến cấu trúc xã hội.
Giáo dục luôn chịu sự chi phối bởi tư tưởng của giai cấp thống trị, thông qua
giáo dục giai cấp thống trị củng cố địa vị, quyền lực của mình.
1.2. Giáo dục học là khoa học
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là quá trình giáo dục với tư các h là
một quá trình xã hội hình thành và phát triển nhân cách con người được tổ chức chỉ
đạo một cách có ý thức và có mục đích.
Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học nghề nghiệp là quá trình giáo dục
nghề nghiệp với các quy luật, mối quan hệ trong quá trình giáo dục nghề nghiệp
gồm: mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện giáo dục …
1.2.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu sâu sắc thực tế giáo dục nghề nghiệp với tất cả các mâu thuẫn
của nó để tìm ra mối quan hệ bản chất có tính quy luật của quá trình giáo dục đào
tạo nghề nghiệp và xác định các phạm trù các khái niệm cơ bản của giáo dục nghề
nghiệp.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa mục đích với nội dung, các hình thức tổ chức
và phương pháp giáo dục của giáo dục nghề nghiệp, từ đó vạch ra con đường thực
hiện mục đích giáo dục, đưa ra định hướng, hướng dẫn có cơ sở khoa học để tổ
chức quá trình giáo dục nghề nghiệp.
Nghiên cứu hoạt động của giáo dục nghề nghiệp: bao gồm hoạt động của
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, nghiên cứu những đặc điểm yêu cầu
của nhà giáo dục và người được giáo dục, mối quan hệ giữa người được giáo dục
3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

với người giáo dục, hoạt động của các cơ sở đào tạo, qua đó đưa ra chỉ dẫn cụ thể
cho các hoạt động giáo dục đào tạo ở phạm vi nhà trường.
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu giáo dục học, được chia thành 3 nhóm phương
pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Là phương pháp thu thập thông tin lý luận từ các nguồn tài liệu (văn kiện,
tạp chí khoa học, các sách chuyên khảo…)
Gồm các phương pháp: phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết, phương
pháp mô hình hóa, phương pháp phân loại, hệ thống hóa, phương pháp lịch sử…
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Trực tiếp xem xét các hiện tượng giáo dục theo
một chương trình, một kế hoạch chủ động, có mục đích nhằm thu thập những số
liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng để rút ra kết
luận và kiến giải hợp lý.
+ Phương pháp điều tra: Là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa
học xã hội và nghiên cứu giáo dục học nói riêng. Là phương pháp sử dụng bảng
câu hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho đối tượng nghiên cứu
nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu và nó được sử dụng
nghiên cứu đối tượng giáo dục trên diện rộng.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của thầy và trò để phát hiện
trình độ nhận thức, phương pháp, chất lượng hoạt động của họ để tìm giải pháp
nâng cao chất lượng quá trình giáo dục.
+ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu kinh nghiệm
là để phát hiện và phổ biến những thành tựu và kinh nghiệm tốt của giáo viên, cán
bộ quản lý. Phương pháp này giúp phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết, nêu các
giả thuyết kiến nghị, các giải pháp để cải tiến và hoàn thiện quá trình sư phạm.
+ Phương pháp thực nghiệm: Người nghiên cứu đề xuất những giả thuyết
mới rồi tác động hoặc tạo ra sự tác động, sau đó rút ra kết luận và phân tích, khái
quát thành lý luận về những mối liên hệ trong điều kiện mới.
+ Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập thông tin khoa học
đánh giá bằng một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ
chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định nhằm phân tích hay tìm ra
giải pháp tối ưu cho sự kiện giáo dục nào đó. Phương pháp này được thực hiện
thông qua hội thảo, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học.
+ Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp nghiên cứu bổ trợ hoặc độc lập
nhằm làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ khi quan sát. Phương pháp này được tiến
hành thông qua tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập
thông tin phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp toán học (nhóm phương pháp hỗ trợ)
4

nguon tai.lieu . vn