Xem mẫu

  1. Để chuyến đi thực tế tòa soạn được thành công! Nếu đã theo học báo chí thì chắc chắn bạn sẽ có ít nhất một lần được đi thực tế tìm hiểu các tòa soạn báo, để chuyến đi thực tế tòa soạn của các bạn được thành công và có nhiều ý nghĩa, tôi có những bí quyết nhỏ muốn chia sẻ với các bạn. Đó là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã có được trong những lần thực tế cùng các bạn trong lớp. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết, hay chỉ đơn giản là có thêm tự tin để hoàn thành bài tập tốt hơn. Hình ảnh về buổi thực tế tại tòa soạn Báo Tin Tức (trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam) của một nhóm sinh viên Báo mạng K28
  2. 1. Hãy tìm hiểu kỹ về tòa soạn mà bạn sẽ đến thực tế! Sau khi có giấy giới thiệu của khoa, bạn và các thành viên trong nhóm sẽ đến tòa soạn để liện hệ và hẹn lịch phỏng vấn. Và khi đã có lịch hẹn cụ thể, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến tòa soạn đó. Chẳng hạn như ngày thành lập, cơ quan chủ quản, Tổng biên tập, Phó tổng biên tập… Bạn cũng nên tìm đọc những bài báo về tòa soạn đó, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về tờ báo mà bạn sẽ tìm hiểu. Đặc biệt, để hiểu rõ về phong cách của bất kì tờ báo nào, bạn chỉ có một cách là đọc tờ báo đó mà thôi. Đọc kỹ tờ báo mà bạn tìm hiểu sẽ giúp bạn có thêm tự tin khi phỏng vấn, đồng thời cũng chứng tỏ bạn tôn trọng tờ báo đó. Đó là thái độ, phẩm chất cần thiết của mỗi nhà báo khi tác nghiệp và là điều kiện tạo nên thành công. 2. Tìn hiểu kỹ đối tượng phỏng vấn Khi đi liên hệ tòa soạn và bạn đã biết được ai sẽ là người trả lời phỏng vấn. Tùy vào độ tuổi, cách ăn mặc và nói chuyện của họ, bạn sẽ có cách ứng xử hợp lý. Nếu là người già hoặc trung tuổi thì bạn nên mặc trang phục như thế nào, còn người trẻ thì ra sao?... Bạn cũng nên tìm hiểu người đó có chức vụ gì trong tòa soạn… Những điều đó tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng lại có vai trò khá quan trọng. Nếu bạn làn được điều đó, bạn sẽ có được rất nhều điểm cộng của người phỏng vấn. Nếu họ ấn tượng và có thiện cảm với bạn, quá trình phỏng vấn sẽ diễn ra cởi mở, thuận lợi. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể có thêm thời gian trò chuyện cũng như nhiều thông tin rất quý giá. 3. Chuẩn bị trước danh sách câu hỏi phỏng vấn
  3. Muốn có thông tin về tòa soạn thì bạn phải đặt câu hỏi cho đối tượng phỏng vấn. Tuy nhiên, việc bạn có lấy được nhiều thông tin hay không lại phụ thuộc vào câu hỏi của bạn và lượng thông tin mà người trả lời phỏng vấn muốn cung cấp. Câu hỏi hay, sắc sảo sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt người trả lời và bạn có thể kéo dài được thời gian cuộc nói chuyện. Để có được nhữn điều đó, bạn phải có một hệ thống câu hỏi đã được lên danh sách từ trước. Sau khi tập hợp danh sách câu hỏi từ các thành viên trong nhóm, ác bạn phải tiến hành chọn lọc những câu hỏi có giá trị và có nội dung thông tin. Đồng thời, bạn cũng không nên “tham lam” quá khi đặt quá nhiều câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều quan trọng là những thông tin về tòa soạn mà bạn có thể tìm hiểu được thì không cần phải hỏi người trả lời phỏng vấn nữa. Bạn nên và chỉ nên hỏi những câu hỏi “đắt”, và bạn có thể tìm được những thông tin cần thiết từ những câu hỏi đó. Các bạn cũng nên đọc kỹ câu hỏi trước khi buổi phỏng vấn diễn ra và phân công câu hỏi cho các thành viên phụ trách. Điều đó sẽ giúp bạn không bị “vấp” khi phỏng vấn và cũng không có những “khoảng lặng vô nghĩa” hay những rắc rối xảy ra trong buổi nói chuyện: nhiều người đồng thời cùng hỏi, hay không có đặt câu hỏi cho người trả lời phỏng vấn… 4. Luôn đến đúng giờ Đối với những người làm báo thì đúng giờ là một nguyên tắc vàng. Và những ai muốn trở thành nhà báo thì trước tiên phải thực hiện được quy tắc này. Đây là bài học mà tôi có được sau rất nhiều lần đi thực tế tại các tòa soạn báo. Và càng ngày thì tôi càng nhận ra rằng, đúng giờ là một trong những điều kiện cần và bắt buộc phải có để có thể tôi trở thành một nhà báo.
  4. Vì thế, đến đúng giờ sẽ giúp bạn có được thiện cảm của nhà báo trả lời phỏng vấn bạn. Nó chứng tỏ bạn là người có ý thức trách nhiệm đối với công việc và biết tôn trọng người khác. Tuy nhiên, bạn nên đến tòa soạn trước khoảng 30 phút để chủ động hơn về thời gian cũng như công tác chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Để đến tòa soạn đúng hẹn, bạn cần phải chuẩn bị về mặt phương tiện đi lại. Các bạn trong nhóm nên thống nhất với nhau đi phương tiện gì? Nếu không thể đi cùng nhau, các bạn hãy hẹn nhau thời gian có mặt tại tòa soạn. Làm như vậy, các bạn sẽ chủ động hơn về thời gian. 5. Hãy biết lắng nghe! Trong quá trình phỏng vấn, bạn hãy chứng tỏ mình là người luôn biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Hãy thể hiện sự tôn trọng người trả lời phỏng vấn bằng cách lắng nghe họ nói. Bạn có thể nhìn vào mắt người trả lời hoặc chọn một vị trí bất kì trên người họ làm tâm điểm chú ý. Điều đó giúp họ có cảm giác mình được lắng nghe và được tôn trọng. Khi đó, bạn có thể sẽ được chia sẻ nhiều thông tin hơn, và để lại ấn tượng tốt hơn. Khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn hãy xin họ số điện thoại hoặc e-mail để liên lạc nếu cần thêm thông tin phục vụ cho bài tập. Điều này cũng giúp bạn có thể tạo lập được mối quan hệ tốt với tòa soạn và biết đâu bạn có cơ hội gặp lại họ lần nữa. Hy vọng rằng những điều trên đây sẽ giúp các bạn có tự tin hơn khi đi thực tế tại tòa soạn.
  5. Dương Thị Thu Miền Báo Mạng- điện tử K28
nguon tai.lieu . vn