Xem mẫu

  1. Đề bài: Anh(chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gợi ý a, Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh-> nhấn mạnh các sáng tác thuộc thể văn chính luận, trong đó có Tuyên ngôn độc lập. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm: là một trong những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc; đã mở ra 1 kỉ nguyên mới cho dân tộc ta- kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước, quyết định vận mệnh của mình. b, Thân bài: b.1 Phần một: Nguyên lí chung (cơ sở pháp lí và chính nghĩa) của bản tuyên ngôn. Cơ sở pháp lý và chớnh nghĩa của bản Tuyờn ngụn Độc lập là khẳng định quyền bỡnh đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bỡnh đẳng về quyền lợi. - Hồ Chủ Tịch đó trớch dẫn 2 cõu nổi tiếng trong 2 bản Tuyờn ngụn của Mĩ và Phỏp: + trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại
  2. + sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nờu cao một lý tưởng về quyền bỡnh đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của cỏc dõn tộc trờn thế giới -> đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. - Ý nghĩa của việc trích dẫn: + Cú tớnh chiến thuật sắc bộn, khộo lộo, khúa miệng đối phương. + Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản TN ngang hàng nhau.) -> cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo. - Cách mở bài rất đặc sắc: từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cói được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bỡnh đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ. -> đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả. - Cỏch mở bài rất hay, hựng hồn trang nghiờm. Người khụng chỉ núi với nhõn dõn Việt Nam ta, mà cũn tuyờn bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tỡnh ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời
  3. ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng. * Túm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đó xỏc lập cơ sở pháp lý của bản TN, nờu cao chớnh nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc. b.2 Phần hai: Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn. * Bản cỏo trạng tội ỏc thực dõn Phỏp. - Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dõn Phỏp “lợi dụng lỏ cờ tự do, bỡnh đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. - Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dó man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện. - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đó bần cựng nhõn dõn ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945. => sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo; hình ảnh gợi cảm, giọng văn hùng hồn. - Trong vũng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đó hốn hạ và nhục nhó “bỏn nước ta 2 lần cho Nhật”.
  4. - Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng cũn nhẫn t õm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”. => Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù: + Vạch trần thái độ nhục nhó của Phỏp (quỡ gối , đầu hàng , bỏ chạy..) + Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,...từ đó..) Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ. * Quỏ trỡnh đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta - Từ mùa thu năm 1940, nước ta đó thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đó nổi dậy giành chớnh quyền khi Nhật hàng Đồng minh. - Nhân dân ta đó đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. - Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ :(thoỏt ly hẳn, xúa bỏ hết.....) mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với đất nước ta. - Trờn nguyờn tắc dõn tộc bỡnh đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”: “Một dân tộc đó gan gúc ...được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập” => Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử khụng ai chối cói được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một
  5. cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ, logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xich... b.3.Phần còn lại: Lời tuyờn bố với thế giới - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đó thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên) - Nhân dân đó quyết tõm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lũng yờu nước). => Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh. c,Kết bài: - TN là sự kế thừa và phỏt triển những ỏng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xõm của dõn tộc. - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút - TN là bản anh hùng ca của thời đại HCM.
nguon tai.lieu . vn