Xem mẫu

  1. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc   Hà Nội.Ngày…  Tháng…  Năm 2011   Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Phòng Công Tác Chính Trị  Họ Và Tên : Trần Đăng Tuấn Lớp :QLVHTT – A1.K31 Khoa : Tuyên Truyền   Báo Cáo Thu  Hoạch Chính Trị   Đề : Anh (Chị) hãy nêu cảm nghĩ ban đầu về Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền.Mục tiêu phấn đấu của anh (chị) trong thời gian  học tập tại Học Viện ? Nhận Xét Của Giảng Viên Bài Làm :          Có lẽ tôi là một trong số ít những người may mắn đã vượt qua được kì thi tuyển sinh đầy thử thách và khó khăn,để có  vinh dự được đặt chân lên giảng đường của Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền.Với tôi Học Viện giống như một vùng đất  hứa mà để đến được với nó ,tôi đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách.Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào hơn khi  được là 1 trong số hơn 1500 tân sinh viên khoá 31 của Học Viện.        Với bề dày gần 50 năm hình thành và phát triển,tôi cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được học tập tại một trong những  cái nôi đào tạo những cán bộ lãnh đạo của Đảng.Cùng với bề dày thành tích của Học Viện trong 50 năm qua,tôi vô cùng tin  tưởng vào một tương lai tươi sáng khi được học tập và rèn luyện tại Học Viện.Chính niềm tin ấy cùng sự lớn mạnh của Học  Viện sẽ là hành trang giúp tôi lập nghiệp trên con đường đời.Những giây phút đầu tiên đặt chân đến Học Viện,trong tôi  không khỏi những bỡ ngỡ và xa lạ,tuy nhiên những bỡ ngỡ ấy nhanh chóng được xoá bỏ bởi sự thân thiện của của những  anh chị sinh viên khoá trên cùng sự ân cần chỉ bảo của các thầy các cô.Chính điều đó đã mang đến cho những tân sinh viên  như tôi một sự yên tâm,một sức sống mới.Hứa hẹn một tương lại rộng mở đang chờ đón chúng tôi dưới mái nhà chung Học  Viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Với sự quan tâm của các thầy,các cô,tôi đã hiểu rõ hơn về mái trường Học Viện.Về lịch sử hình thành ,phát triển vô cùng vẻ  vang của Học Viện trong 50 năm qua.Tôi cảm thấy rất vui mừng khi biết rằng hiện tại Học Viện đã và đang tích luỹ được một  lực lượng lớn đội ngũ tri thức ,nhiệt tình tâm huyết với nghề kết hợp với bề dày kinh nhiệm cùng sự năng động nhiệt tình của  tuổi trẻ.Đó còn là sự hứa hẹn những chân trời mới trong sự liên kết của Học Viện cùng các trường quốc tế danh tiếng.Tôi  hoàn toàn tin tưởng rằng Học Viện Báo Chí sẽ là nơi biến những ước mơ của tôi thành hiện thực,giúp tôi vững vàng chinh  phục mọi thử thách trong cuộc sống.Ngay những buổi sinh hoạt chính trị đầu khoá các thầy các cô đã tận tình chỉ dẫn cho  tôi những bước đi đầu tiên ,những bà học đầu tiên mà tôi sẽ không bao giờ quên.Cổng Học Viện không chỉ mở của đón chào  những tân sinh viên như tôi mà còn trang bị cho tôi những hành trang cơ bản để bước vào đời,đó là những kiến thức về chính  sách,về Đảng nhà nước,về pháp luật,giới tính,tệ nạn xã hội…..Đó là những kiến thức vô cùng bổ ích giúp tooicos thể vững  vàng hơn trong quá trình học tập sau này.        Là một sinh viên khoa Quản Lí Văn Hoá Tư Tưởng ,những bài học đầu tiên ấy đã giúp tôi xác định một cách rõ ràng hơn  vai trò và nhiệm vụ của mình  trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại học viện.Tôi mong được đóng góp một phần nhỏ  sức lực của mình để xây dựng một Học Viện Báo Chí ngày càng hùng mạnh.Mục tiêu của tôi trong thời gian tới đó là trở  thành một sinh viên xuất sắc,một cán bộ đoàn có trách nhiệm gương mẫu.Và cố gắng phấn đấu hêt sức để sớm được gia  nhập vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Việt Nam.Đó chắc chắn sẽ là một mục tiêu phấn đấu không thay đổi cũng chính là  động lực thôi thúc tôi cố gắng trong suốt hành trình tiếp theo này.        Và Tôi vô cùng tự hào khi tôi là một sinh viên của ngôi trường Đảng – Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền      
  2. I . Học Tập 1.Điều kiện để sinh viên được thi học phần ở kì thi chính thi lần 1.           Để được dự thi hết học phần ở kì thi chính .Thi lần 1 cần có các điều kiện: Có mặt ở lớp ít nhất là 80% thời gian quy định cho học phần đó.  Dự đủ số lần kiểm tra theo quy định của thầy giáo và ít nhất có 50% số lần kiểm tra đạt yêu cầu. Đối với học phần   có 1 lần kiểm tra thì kết quả phải từ 5 điểm trở lên. Phải có kết quả kiểm tra đạt thí nghiệm, bài tập lớn hoặc tiểu luận đối với các môn có các phần đó.  Phải hoàn thành học phí của học kỳ trước ngày thi môn đầu tiên 07 ngày.  Có quá trình rèn luyện tốt không vi phạm các nội quy ,quy định của nhà trường của pháp luật  5.Cách tính điểm để xác định điểm trung bình chung học tập của từng học kì           ­ Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các môn học mà sinh viên đăng ký học trong học  kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng môn học.           .­  Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải  được quy đổi qua điểm số như sau:   A       tương ứng với        4   B       tương ứng với        3   C       tương ứng với        2   D       tương ứng với        1   F       tương ứng với        0   Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, thủ trưởng đơn vị quy định quy đổi các mức điểm chữ đó qua các điểm  số thích hợp, với một chữ số thập phân.             ­ Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến  2 chữ số thập phân:                                                          Trong đó:   A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy             ai  là điểm của môn học thứ i             ni  là số tín chỉ của môn học thứ i             n  là tổng số môn học .   Kết quả các môn học về Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất không tính vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ,  năm học hay khóa học.             Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc môn học  ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh  viên, xếp hạng tốt nghiệp, xét học tiếp, ngừng học hay thôi học, đăng ký rút ngắn thời gian khóa học hoặc đăng ký học thêm  một ngành đào tạo được tính theo điểm thi kết thúc môn học cao nhất trong các lần thi.  
  3. II.Rèn Luyện 1.Mục tiêu đào tạo của Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền           Mục tiêu đào tạo chính của trường là đào tạo & bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác­Lê nin,  Tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ Tư tưởng ­ Văn hoá, Báo chí và Truyền thông đại chúng cho Đảng và Nhà nước Việt Nam. 2.Cách tính điểm trung bình chung mở rộng cho sinh viên trong mỗi học kì 3.Điều kiện để sinh viên được thưởng điểm rèn luyện           Sinh viên được thưởng điểm rèn luyện khi có quá trình tu dưỡng ,rèn luyện tốt ,tham gia đầy đủ những hoạt động của  khoa,các buổi ngoại khoá ,nề nếp tác phong tốt,tham gia các chương trình giành cho sinh viên như : SV tình nguyện,chương  trình hiến máu nhân đạo. 4.Những hoạt động nào của sinh viên trong Học Viện được xét tính điểm thưởng rèn luyện           Những hoạt động của sinh viên được xét tính điểm rèn luyện là : tham gia đóng góp vào các công việc của khoa,của  nhà trường,có thành tích tốt trong học tập,đạt được danh hiệu,huân huy chương trong các cuộc thi về học tập văn nghệ ,thể  dục thể thao. 5.Vì sao sinh viên bị phạt điểm rèn luyện ; các hình thức kỉ luật kèm theo phạt điểm rèn luyện           Sinh viên bị phạt điểm rèn luyện các hình thức kỉ luật kèm theo là : bị phạt điểm rèn luyện do có quá trình rèn luyện  không tốt vi phạm nội quy của nhà trường ,vi phạm pháp luật.Hình thức kỉ luật : Mức nhẹ giảm điểm thi đua,hạ bậc thi đua  cảnh cáo trước lớp trước khoa.Mức nặng trụ xuất khỏi Đảng ( nếu là Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam),đuổi học ,truy tố  trước pháp luật. 6.Quy trình xem xét đánh giá và quyết định điểm rèn luyện của sinh viên trong mỗi học kì           Quá trình xem xét đánh giá và quyết định điểm rèn luyện của sinh viên trong mỗi học kì ,dựa vào quá trình học tập  ( kết quả học tập),đạo đức tác phong thực hiện quy định nội quy của nhà trường của Đảng và nhà nước,chấp hành pháp luật 7.Kết quả học tập và rèn luyện ở mức nào để sinh viên được xem xét tham gia lớp học tìm hiểu về Đảng Cộng Sản   Việt Nam do Đảng Uỷ Học Viện tổ chức. Điều kiện rèn luyện  ­         Có quá trình rèn luyện phấn đấu, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; ít nhất hai học kỳ là “ Sinh viên tiên tiến”  hoặc “Sinh viên giỏi” cps điểm thưởng rèn luyện từ 0,1 điểm trở lên. ­         Gương mẫu tham gia các hoạt động tập thể, được quần chúng tín nhiệm; ­         Không vi phạm qui chế; không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên; ­         Có ảnh hưởng tốt đến phong trào chung của tập thể. Điều kiện về kết quả học tập: ­         Đối với hệ đại học 4 năm: Có 3 kỳ tiên tiến, trong đó có ít nhất 2 học kì đạt điểm trung bình chung học tập từ 7,0 trở  lên, các học kỳ khác từ 6,0 trở lên. ­         Đối với hệ đại học 2 năm: Có 2 kì tiên tiến, điểm chung bình chung học tập từ 7,0 trở lên, học kì khác từ 6,5 trở lên. ­         Đối với học viên Cao học: Có thời gian học trên 12 tháng tại Học viện, điểm thi các môn từ 7,0 điểm trở lên. ­         Đối với nghiên cứu sinh: có thời gian học tập trên 12 tháng tại Học viện; hoàn thành tiến độ học tập, nghiên cứu, có  điểm chuyên đề từ 7,0 trở lên. 8.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ra đời ngay sau khi Trường được thành lập tháng 01 năm 1962. Đoàn là một tổ chức đoàn thể  chính trị, đồng thời là một tổ chức đoàn thể nằm trong hệ thống cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Thành phố Hà Nội. Cơ Cấu ­ Tổ chức : Kể từ khi thành lập trường đến nay, tổ chức của Đoàn có nhiều thay đổi : Từ năm 1979 đến 1985 : Đồng chí Tạ Ngọc Tấn là Bí thư.  Tháng 1­1986 Đại hội lần thứ  I : Đồng chí Trần Đăng Tuấn là Bí thư.  Tháng 4­1986 Đại hội giữa nhiệm kỳ : Đồng chí Đỗ Thị Oai là Bí thư.  Tháng 1­1991 Đại hội lần thứ II : Đồng chí Đức Dũng là Bí thư.  Tháng 5­1993 Đại hội lần thứ III : Đồng chí Đỗ Thị Oai được bầu lại làm Bí thư.  Tháng 8­1994 Đại hội giữa nhiệm kỳ : Đồng chí Nguyễn Ngọc Oanh là Bí thư.  Năm 1996 Đại hội lần thứ IV: Đồng chí Nguyễn Ngọc Oanh là Bí thư.  Tháng 10­1998 Đại hội lần thứ V : Đồng chí Tạ Quốc Lâm là Bí thư.  Tháng 10­2002 Đại hội lần thứ VI : Đồng chí Võ Thị Hoa là Bí thư. 
  4. Tháng 10­2004 Đại hội lần thứ VI : Đồng chí Vũ Quốc Cường là Bí thư.  Ban thường vụ Đoàn trường hiện nay : Đồng chí Vũ Quốc Cường –  Bí thư        Hiện nay, tổ chức của Đoàn trường gồm có cấp Đoàn trường (Ban chấp hành Đoàn trường); cấp Liên chi đoàn   (BCH Liên chi đoàn) và cấp Chi đoàn (BCH Chi đoàn). Cấp Liên chi đoàn gồm có 9 Liên chi đoàn trực thuộc : Liên chi Khoa XD Đảng, Liên chi Khoa Tuyên truyền, Liên chi Khoa  KTCT, Liên chi đoàn Khoa Triết học, Liên chi đoàn khoa LSĐ, Liên chi đoàn Khoa CNXHKH, Liên chi đoàn Khoa Báo chí,  Liên chi đoàn Khoa XHH, Liên chi đoàn Khoa Xuất bản. Cấp chi đoàn gồm có 54 Chi đoàn trực thuộc (mỗi lớp có 1 chi đoàn). Tổng số đoàn viên hiện nay : 1455 đoàn viên. Nhiệm Vụ Của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền: Giáo dục chính trị ­ tư tưởng cho đoàn viên – sinh viên  Tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.  Tổ chức các hoạt động xã hội khác như văn hoá văn nghệ, TDTT...  Tổ chức giáo dục và bồi dưỡng thiếu niên nhi đồng.  Tham gia công tác xây dựng Đảng.  Tổ chức cho đoàn viên – sinh viên tham gia học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia nghiên cứu khoa học, trau dồi kỹ   năng nghiệp vụ… III . Các Quy Định Về Chế Độ Chính Sách 1.Sinh viên được hưởng những chế độ chính sách gì. 1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo  dục và Đào tạo và nhà trường. 2. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo  quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về chế độ  chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV. 3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm: a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học,  văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; b) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ; c) Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước; d) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của  Bộ Giáo dục và Đào tạo; đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam,  Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và  ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu  đào tạo của nhà trường; e) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển  trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định. 4. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá  nhân trong và ngoài nước tài trợ; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan  viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.
  5. 5. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà  trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính  đáng của HSSV. 6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy  chế công tác HSSV nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ  HSSV, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính. 8. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn  luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức. 2.Tiêu chuẩn để sinh viên được xét cấp học bổng khuyến khích học tập.Các mức học bổng được quy định cụ thể   như thế nào.   A. Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ học bổng khuyến khích học tập. HS­SV có kết quả học tập và rèn luyện đạt khá là người có điểm trung bình chung mở rộng (TBCMR) từ 7 điểm đến cận 8  ́ điểm, không có điểm thi và kiểm tra dưới 5 (lấy điểm thi và kiểm tra lần thứ nhất) và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. ­ HS­SV có kết quả học tập và rèn luyện đạt loại giỏi là người có điểm TBCMR từ 9 điểm trở lên, không có điểm thi và kiểm  tra dưới 5 (lấy điểm thi và kiểm tra lần nhất) và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên.   B.Các mức học bổng khuyến khích học tập.   ­ Loại khá được hưởng 120.000 đồng/tháng ­ Loại giỏi được hưởng 180.000 đồng/tháng ­ Loại xuất sắc được hưởng 240.000 đồng/tháng 3.Điều kiện để sinh viên được ở trong kí túc xá của Học Viện. ­ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như  thương binh;  ­ HSSV khuyết tật; ­ Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con cua ngươi có  ̉ ̀ công; ­  HSSV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế ­ xã hội đặc biệt khó khăn; ­ Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; ­ Con mô côi ca cha và me; ̀ ̉ ̣ ­ HSSV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước 4.Quy định về khám chữa bệnh cho sinh viên Học Viện           Mọi sinh viên của Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền theo học phải qua khám sức khoẻ tham gia các loại bảo  hiểm y tế,tuân thủ nội quy y tế học viện 5.Trách nhiệm của sinh viên trong công tác quản lí sinh viên tại Học Viện 1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường. 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện;  thực hiện tốt nếp sống văn minh. 3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực  tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. 5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập  theo quy định của nhà trường. 6. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định. 7. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của  nhà trường. 8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do  Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng,  chi phí đào tạo theo quy định.
  6. 9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp  thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành  vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử  hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV,  cán bộ, giáo viên trong trường. 10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. IV . An Toàn Giao Thông 1. 1.     Nguyên nhân chủ yếu gây ùn tắc,tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam và giải pháp kiềm chế tai nạn   giao thông. A.Nguyên nhân ùn tắc ­         Nguyên nhân chủ quan đầu tiên là do ý thức của người tham gia giao thông.Chưa triệt để chấp hành luật giao  thông đường bộ ,cố tình vi phạm luật  ­         Nguyên nhân thứ hai là do việc phân luồng giao thông giữa các tuyến đường chưa có sự phân bổ hợp lí.Trên  những làn đường hẹp vẫn còn tình trạng làn đôi hoạt động chung giữa các xe oto và các loại xe gắn máy xe thô sơ ­         Nguyên nhân thứ ba chính là do ý thức của con người.Việc lấn chiềm vỉa hè lòng đường để bán hàng phục vụ  lợi ích cá nhân đã gây ra sự ùn tắc đặc biệt trên những tuyến đường hẹp ­         Nguyên nhân thứ tư là việc mở các đường ngang ở các phố có dải phân cách mềm không hợp lý, chỗ quá dầy, chỗ thì  quá thưa. Chính những vị trí này đã gây nên ùn tắc giao thông vì thường xuyên là chỗ để người điều khiển phương tiện đổi  hướng đi, rẽ trái, hoặc quay đầu xe, đi ngược đường để sang đường được nhanh. ­         Nguyên nhân thứ năm là do chết tài xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông còn thấp chưa đủ sức răn đe ­         Nguyên nhân thứ sáu là chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông ở nước ta đa phần rất thấp kém  chât lượng gây nguy hiểm khi lưu hành ­         Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao. B. Giải pháp kiềm chế   1. Cần có chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông dài hạn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Không phải cứ tắc  đâu mở đấy, tắc đấy thì mở đâu. Cần có những tính toán, dự báo sự tăng trưởng của phương tiện giao thông cá nhân. 2. Cần có thanh tra liên ngành đối với các công trình giao thông, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. 3. Kiểm tra và loại bỏ những phương tiện quá hạn hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn để tham gia giao thông. 4. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, xây dựng và tuyên truyền người dân tích cực tham gia các phương tiện  giao thông công cộng. Không quảng cáo xe máy trên các phương tiện thông tin đại chúng, không phát triển ngành công  nghiệp xe máy. Trên thế giới không có nước nào phát triển ngành này nữa, con số 70­80% tai nạn gắn với xe máy là tiếng  còi báo động cho ngành này. 5. Nâng mức xử phạt khi vi phạm Luật giao thông, không thể giảm bớt tai nạn khi lỗi vượt đèn đỏ chỉ bị phạt 100.000 đồng.  Cần tăng mức phạt gấp 10­20 lần. 6. Kêu gọi người dân khi tham gia giao thông hãy tôn trọng nhau và tôn trọng Luật giao thông. Mọi người nếu ai đã từng học  lý thuyết trò chơi thì hiểu tại sao giao thông chúng ta thường ách tắc. Nếu bạn vượt đèn đỏ thì người khác cũng có thể làm  như bạn ở chiều ngược với bạn. Có nghĩa là chúng ta cùng vi phạm, cùng làm giảm tốc độ và kìm hãm nhau. Nếu tất cả  chúng ta đều không vượt đèn đỏ, thấy đèn vàng thì đi chậm và dừng lại, thì trật tự giao thông sẽ ổn thỏa, thời gian trên  đường rút ngắn đi, tai nạn giảm và chúng ta đều là người chiến thắng. 7. Về lâu dài, hãy dạy trẻ em biết, hiểu và tôn trọng Luật giao thông. Đây cũng có thể là giải pháp có tác dụng ngay, khi  người lớn phải học tập trẻ em khi tham gia giao thông. Có một điểm mấu chốt để hạn chế tai nạn giao thông trong tương lai: hãy nâng cao chất lượng giáo dục. Các nhà xã hội học  đã nhận xét rất đúng là: muốn biết chất lượng của ngành giáo dục, hãy ra ngoài đường là biết. 2.Mục đích – ý nghĩa của các nhóm biển báo giao thông đường bộ Việt Nam Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau: a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
  7. d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. 3.Trách nhiệm của sinh viên trong tham gia giao thông ­ Luôn chấp hành nghiêm túc luật giao thông khi tham gia lưu hành trên đường ­ Tích cực tuyên truyền về luật giao thông cho cộng đồng
nguon tai.lieu . vn