Xem mẫu

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH THUẬN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
Tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương,
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong
(kèm theo Quyết định số 1575 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).
Phần I
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước.
2. Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
3. Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa năm 2009.
4. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Di sản văn hóa.
5. Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Quy định về tổ chức lễ hội.
6. Kết luận số 363-KL/TU ngày 19/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Đề án tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bằng hiện vật hoặc kinh phí
để tổ chức lễ hội, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Đền thờ Hùng Vương,
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tục thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ lâu
đời của người dân Việt Nam. Trong suốt tiến trình lịch sử mấy ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc, hệ thống giá trị đó luôn giữ một vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, tư tưởng, tình cảm và tín ngưỡng
tâm linh của mỗi người dân; là biểu tượng tôn kính có sức quy tụ và gắn bó với
dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam dù ở đâu, làm gì và sống trong môi trường,
hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về cội nguồn, luôn tâm niệm mình là anh em
cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng, luôn tự hào là con Hồng cháu Lạc.
Nội dung của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính, tri
ân của lớp hậu duệ con cháu đời sau đối với tổ tiên theo truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn” độc đáo của dân tộc Việt Nam. Với giá trị và ý nghĩa đặc biệt đó,
ngày 06/12/2012 UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hiệp quốc) đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - biểu
tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của
dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Mùng 10 tháng ba Âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Hùng Vương; đây là
ngày lễ trọng đại, là biểu tượng văn hóa tâm linh, điểm tựa tinh thần thắt chặt khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Phú Thọ được coi là nơi quê cha đất Tổ của dòng
giống Lạc Hồng. Từ Đền Hùng - trung tâm thờ tự đầu tiên ở tỉnh Phú Thọ, tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần dần lan tỏa ra cả nước, từ đồng bằng lên
miền núi, từ Bắc vào Nam và tồn tại lâu bền qua nhiều đời cho đến ngày nay.
Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có đền thờ Quốc Tổ
Hùng Vương và hàng năm đều lấy ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch làm ngày giỗ
Tổ tại địa phương mình để cán bộ và nhân dân có điều kiện tham dự, dâng hương
bày tỏ lòng thành kính lên các vua Hùng tại quê nhà.
Từ trước đến nay, ở tỉnh ta có một vài cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thờ cúng
Hùng Vương nhưng chỉ ở mức độ nhỏ lẻ và không phải chỉ thờ riêng Hùng
Vương mà là thờ phối tự (thờ chung) với các vị thần linh khác bên cạnh các vua
Hùng. Chỉ có đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa là nơi thờ tự chính, tiêu
biểu cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Bình Thuận. Vì vậy, đền thờ Hùng
Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa đã vinh dự được chọn làm nơi an vị để thờ phụng
“Đất, nước và chân hương” do lãnh đạo tỉnh thỉnh rước từ Đền Hùng, tỉnh Phú
Thọ về vị trí thiêng liêng này.
Lâu nay, người dân Phan Rí Cửa và các xã lân cận của huyện Tuy Phong
rất quan tâm đến việc thờ phụng và tổ chức giỗ Tổ hàng năm tại đền thờ Hùng
Vương theo cách thức riêng và coi đó là một phần quan trọng trong đời sống tín
ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Tuy nhiên, từ trước đến nay lễ hội giỗ Tổ tại đền
thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa chỉ mang tính chất riêng lẻ của người dân
địa phương và một số xã lân cận của huyện Tuy Phong; người dân các địa phương
khác trong tỉnh ít biết đến hoặc không tham dự lễ hội này. Do đó, việc nghiên
cứu, tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí
Cửa, huyện Tuy Phong là nhằm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của
dân tộc Việt Nam nói chung và của người dân Bình Thuận nói riêng, qua đó tạo
điều kiện cho nhân dân tỉnh nhà được dâng hương, tưởng niệm các vua Hùng; góp
phần giáo dục thế hệ con cháu đời sau về long yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc; đòng thời, cũng là thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Phần II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
VÀ LỄ HỘI GIỖ TỔ CÁC VUA HÙNG TẠI ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG, THỊ
TRẤN PHAN RÍ CỬA, HUYỆN TUY PHONG
Đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa, Tuy Phong) được tạo lập vào giữa thế
kỷ XIX, với chức năng ban đầu là ngôi đình làng thờ phụng Thành hoàng Bổn
cảnh và các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn đất đai và tạo lập cuộc sống
trên vùng đất Phan Rí xưa. Đến năm 1958, do nhiều yếu tố lịch sử và xã hội tác
động, nên người dân địa phương đã đưa tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng vào
2

làm đối tượng thờ phụng chính tại đình làng và từ đó đến nay ngôi đình chính
thức được đổi tên là đền thờ Hùng Vương.
Đây là ngôi đền thờ Quốc Tổ duy nhất ở tỉnh ta còn bảo lưu khá đầy đủ các
giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật dân gian. Trải qua gần 02 thế kỷ
tồn tại, đền thờ Hùng Vương đã được các thế hệ người dân địa phương nối tiếp
nhau bồi đắp, gìn giữ và trở thành nơi gởi gắm niềm tin, chỗ dựa tinh thần vững
chắc trong đời sống của nhân dân qua nhiều thế hệ. Với những giá trị đó, ngày
07/9/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 1994/QĐUBND xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa đối với đền thờ Hùng Vương, thị trấn
Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.
Tồn tại lâu đời và do tác động của thời gian, môi trường khí hậu khắc
nghiệt, cùng với sự tàn phá của bom đạn chiến tranh nên các hạng mục của đền
thờ Hùng Vương đã bị xuống cấp nặng nề. Trước thực trạng đó, năm 2013 Ủy ban
nhân dân tỉnh đã đầu tư ngân sách để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hùng Vương với
tổng kinh phí là 3.377 triệu đồng. Toàn bộ các hạng mục của đền thờ sau khi được
trùng tu, tôn tạo đã khôi phục lại vẻ mỹ quan và nét trang nghiêm cần thiết vốn có
của di tích. Trong thời gian đến, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư ngân sách
để xây dựng nhà nhóm tại đền thờ Hùng Vương.
Tuy nhiên, thực trạng khuôn viên hiện hữu của đền thờ Hùng Vương quá
chật hẹp, chỉ có diện tích 885m2; trong đó, các hạng mục kiến trúc của đền gồm:
chính điện, nhà khói, nhà nhóm và nhà vệ sinh chiếm hơn 700m2, phần sân phía
trước đền thờ còn lại khoảng 160m2, lại tọa lạc ở vị trí khó mở rộng về mặt không
gian nên sẽ ảnh hưởng đến sức chứa vào dịp lễ hội và hạn chế về không gian thực
hiện phần hội khi lễ hội được tổ chức và có sự tham gia của cán bộ và nhân dân
trong tỉnh.
Từ trước đến nay, việc trông coi, bảo quản di tích, thờ phụng và tổ chức lễ
hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương (Phan Rí Cửa, Tuy Phong) do Ban Quản lý
di tích và nhân dân địa phương trực tiếp đảm nhận và thực hiện. Ban Quản lý
đền thờ Hùng Vương là những người cao niên có uy tín, đạo đức, am hiểu phong
tục tập quán, văn hóa truyền thống do nhân dân địa phương bầu chọn và được
UBND huyện Tuy Phong ra quyết định công nhận. Cũng như hầu hết Ban Quản
lý các di tích khác trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý đền thờ Hùng Vương hoạt
động trên tinh thần tự nguyện đóng góp công sức cho cộng đồng, ngoài ra không
có các chế độ, thù lao hay phụ cấp. Lâu nay, nguồn kinh phí để bảo quản, thờ
phụng và cúng giỗ các vua Hùng hàng năm rất hạn hẹp, chủ yếu do nhân dân địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện Tuy Phong đóng góp, hỗ trợ
bằng tấm lòng hảo tâm. Do vai trò và ý nghĩa quan trọng của lễ hội nên trong
thời gian 15 năm trở lại đây, việc quản lý và tổ chức lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ
Hùng Vương có sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND thị trấn Phan Rí Cửa.
Lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương ở thị trấn Phan Rí Cửa lâu nay
được duy trì và diễn ra theo tập tục riêng của người dân địa phương và chịu
ảnh hưởng của lễ hội đình làng cả về nội dung và hình thức theo lối “Xưa bày
nay làm” của người dân Phan Rí Cửa. Do đó, cách thức biểu hiện của lễ hội
chưa phù hợp với tập tục và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nếu mở rộng
3

quy mô, nâng tầm trên diện rộng. Do đó, việc tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua
Hùng tại đền thờ Hùng Vương từ lễ hội riêng của cán bộ và nhân dân thị trấn
Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của cán bộ và nhân dân trong tỉnh là cần thiết.
Vào dịp lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương ở Phan Rí Cửa hàng
năm, sẽ phân công UBND 02 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng tham gia
phối hợp tổ chức lễ hội, thành kính dâng hương, hoa và sản vật của địa phương
mình lên các vua Hùng.
Phần III
NỘI DUNG MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ TỔ CHỨC
LỄ HỘI GIỖ TỔ CÁC VUA HÙNG TẠI ĐỀN THỜ HÙNG VƯƠNG,
THỊ TRẤN PHAN RÍ CỬA, HUYỆN TUY PHONG
I. NỘI DUNG
1. Lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương ở Phan Rí Cửa phải
được tổ chức toàn diện cả về phần lễ và phần hội, đảm bảo xứng tầm với lễ hội
chung của tỉnh. Quá trình triển khai phải được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ,
công phu và khoa học; có sự khảo sát, nghiên cứu lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại
một số tỉnh, thành khác, vì đây là lễ hội dân gian gắn với tín ngưỡng thờ cúng
Quốc Tổ mà nhân dân là chủ thể gìn giữ, sáng tạo và thực hiện.
2. Nội dung trọng tâm của Đề án là triển khai Dự án “Nghiên cứu, phục
dựng lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa,
huyện Tuy Phong”. Đối với phần lễ phải phục dựng toàn diện cả về nội dung,
hình thức, thời gian, không gian, diễn trình, lễ vật và cách thức thực hiện từng
nghi lễ trong lễ hội. Trong phần hội, chú trọng khôi phục và tổ chức các trò chơi,
trò diễn, hội thi phù hợp, hấp dẫn có sức thu hút nhiều người tham gia.
Quá trình phục dựng lễ hội giỗ Tổ cần phải tổ chức nhiều cuộc trao đổi, tọa
đàm với các vị cao niên, trí thức, các nhà nghiên cứu có hiểu biết về phong tục tập
quán thờ cúng Hùng Vương tại địa phương. Đồng thời, có sự tham gia góp ý của
chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành liên
quan của huyện Tuy Phong và thị trấn Phan Rí Cửa để có sự thống nhất cao cả về
hình thức, nội dung, không gian, thời gian, diễn trình, lễ vật, lễ phục và cách thức
thực hiện từng nghi lễ trong lễ hội giỗ Tổ.
Những nội dung cụ thể trong phần lễ và phần hội của lễ hội giỗ Tổ sẽ được
xây dựng và đề cập cụ thể, chi tiết trong nội dung Dự án “Nghiên cứu, phục dựng
lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện
Tuy Phong” sẽ triển khai thực hiện trong năm 2017.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương từ lễ hội
riêng của người dân thị trấn Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của nhân dân trong
tỉnh. Nội dung, hình thức phần lễ phải thể hiện nét trang nghiêm, thành kính đảm
bảo sự gắn kết phù hợp giữa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc với
phong tục tập quán của người dân Bình Thuận. Đồng thời, đa dạng hóa nội dung
và hình thức phần hội với các trò chơi, trò diễn, hội thi hấp dẫn và có nhiều ý
4

nghĩa, tạo điều kiện để người dân Phan Rí Cửa và các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Tuy Phong tham gia giao lưu, tạo không khí phấn khởi, vui tươi và lành
mạnh.
b) Việc tổ chức lễ hội giỗ Tổ tại đền thờ Hùng Vương phải đạt được mục
đích sau:
- Lễ hội phải thiết thực hướng về cội nguồn, tổ tiên, có sức thu hút đông
đảo cán bộ, nhân dân và các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo ở các huyện, thị xã,
thành phố trong tỉnh về tham gia, thành kính dâng hương tri ân công đức các vua
Hùng có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công giữ nước.
- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và niềm mong mỏi của
người dân trong tỉnh; góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”, tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ người dân trong tỉnh, nhất là
thế hệ trẻ.
- Góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết, gắn bó, hòa hợp giữa các
cộng đồng dân cư, các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Năm 2017:
Cơ bản hoàn thành việc nghiên cứu, phục dựng toàn diện lễ hội giỗ Tổ các
vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong cả về
phần lễ và phần hội; trong đó, phần lễ phải thể hiện sự trang nghiêm, thành kính,
phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên của dân tộc và
phần hội phải thể hiện được nét đặc trưng của người dân Bình Thuận.
b) Từ năm 2018 trở đi:
- Thực hiện tổ chức lễ hội giỗ Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương,
thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong theo nội dung, hình thức, không gian,
thời gian, diễn trình, lễ vật… đã được nghiên cứu, phục dựng và phê duyệt.
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong chủ trì tổ chức lễ hội giỗ
Tổ các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy
Phong; đồng thời có sự tham gia phối hợp tổ chức của Ủy ban nhân dân 02 huyện,
thị xã, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.
III. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của
các cấp, ngành chức năng đối với việc tổ chức lễ hội nói chung và lễ hội giỗ Tổ
các vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong
diễn ra hàng năm nói riêng. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất an ninh
trật tự, gây ô nhiễm môi trường, lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, bói
toán… trong quá trình tổ chức lễ hội.
2. Triển khai thực hiện Dự án: Nghiên cứu, phục dựng lễ hội giỗ Tổ các
vua Hùng tại đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Đây
là giải pháp trọng tâm để tổ chức lễ hội giỗ Tổ từ lễ hội riêng của nhân dân thị
trấn Phan Rí Cửa thành lễ hội chung của nhân dân trong tỉnh.
5

nguon tai.lieu . vn