Xem mẫu

Chương 5 NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1945 1. NAM BỘ TỪ NĂM 1859 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX 1.1. Nam Bộ trong những năm đầu chống xâm lược của Liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1859-1867) Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hoá các châu lục ngoài châu Âu. Đến cuối thế kỷ XIX, hầu như không còn vùng đất nào trên thế giới nằm ngoài sự thống trị, gây ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây ở các mức độ và hình thức khác nhau, từ các quốc gia – dân tộc có lịch sử lâu đời đến các lãnh địa tộc người còn ở giai đoạn tiền nhà nước. Tại châu Á, hầu hết các nước đã bị xâm chiếm, hoặc một số nhỏ còn lại cũng bị lệ thuộc. Nhật Bản là một trường hợp ngoại lệ, với cuộc cải cách của Minh Trị (1868), không những thoát khỏi hiểm họa thực dân mà còn hội nhập vào hàng ngũ quốc gia công nghiệp. Một số ít nước khác (như Thái Lan) không bị mất độc lập hoàn toàn nhờ vào vị trí đị lý, bối cảnh lịch sử cụ thể cũng như chính sách nội trị và ngoại giao khôn khéo. Nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta diễn ra khá phức tạp, đan xen cả phát triển và phản phát triển, tiến bộ và thoái bộ,... Về kinh tế: Chính sách kinh tế bảo thủ, nhất là coi thường công thương nghiệp, đã đã không tạo ra cơ hội phát triển. Thêm vào đó, để đối phó tiêu cực trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, không tạo ra khả năng phát triển ngoại thương. Một số yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh không có cơ sở phát triển. Về chính trị: Với sự thành lập vương triều Nguyễn vào năm 1802, lãnh thổ đất nước được thống nhất trọn vẹn từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, gồm cả đất liền và hải đảo, dưới sự quản lý của một chính quyền trung ương tập quyền duy nhất. Cải cách hành chính của Minh Mạng (1831-1840) đã xây dựng được một hệ thống thể chế và quan chế thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, từ đồng bằng đến miền núi – vùng dân tộc thiểu số Về quân sự: Đứng trước các xung đột xã hội và nguy cơ xâm lăng từ bên 453 ngoài trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn gia tăng các biện pháp quân sự. Tuy vậy, trình độ và kỹ thuật quân sự của nhà Nguyễn lại rất lạc hậu trước so với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Điều quan trọng hơn cả là dưới vương triều Nguyễn, lòng dân không được quy tụ, sức dân không được khai thác mạnh mẽ như các triều đại trước. Về xã hội: Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của vương triều Nguyễn luôn trong tình trạng bất ổn và ngày càng căng thẳng. Chỉ riêng nửa đầu thế kỷ XIX có hơn 500 cuộc nổi dậy chống nhà nước phong kiến. Triều đình đã thẳng tay đàn áp phong trào nông dân hoặc chống đối của các tập đoàn phong kiến khác. Điều đó đã làm suy giảm sinh lực dân tộc thời kỳ tiền thực dân trong điều kiện phải đối phó với nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Về ngoại giao: Đó là nền ngoại giao bộc lộ tính bảo thủ, bị động, khép kín, bỏ lỡ các khả năng hội nhập thế giới, phát triển ngoại thương và tiếp thu kỹ thuật tiên tiến của phương Tây. Đối diện trước âm mưu xâm lược của Pháp, các biện pháp bảo vệ chủ quyền của các vua triều Nguyễn tỏ ra không thích hợp. Nhà Nguyễn đặt quyền lợi vương quyền lên trên chủ quyền đất nước và lợi ích dân tộc, không quan tâm đúng mức việc tăng cường sức đề kháng dân tộc để đối chọi lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. "Bế quan tỏa cảng” đã làm cho các nước phương Tây ngoài Pháp chuyển sang tìm kiếm ảnh hưởng ở nước khác nên nhà Nguyễn không thể thực hiện được chính sách “ngoại giao đánh đu” giữa các nước thực dân phương Tây (giống như Xiêm) để lợi dụng mâu thuẫn, tranh thủ thời gian củng cố nội lực và từng bước thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng. Nửa đầu thế kỷ XIX, nếu như bối cảnh đất nước khá phức tạp, thì Nam Bộ cũng có chuyển biến nhất định. Gia Long cũng như các vị vua kế tiếp đặc biệt quan tâm đến Nam Bộ, nhất là kiện toàn hệ thống hành chính các cấp, khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, thực thi chủ quyền. Tuy nhiên, việc giao thương buôn bán của thương nhân nước ngoài với vùng đất Nam Kỳ bị kiểm soát chặt chẽ và ngày càng trở nên hạn hẹp. Tình hình chính trị-xã hội ở các địa phương Nam Kỳ trong nửa đầu thế kỷ XIX luôn biến động. Cùng với sự quấy phá của Xiêm, Chân Lạp, các cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ làm cho nhà Nguyễn phải đối phó rất vất vả trong nhiều năm, gây không ít thiệt hại. Nhiều địa phương bị tàn phá, đồng ruộng bỏ hoang, giao thương buôn bán giữa các vùng bị ngăn trở. Trong khi tình hình Việt Nam nói chung, Nam Kỳ nói riêng bộc lộ nhiều điểm yếu, thực dân Pháp ráo riết thực hiện mưu đồ xâm lược vốn đã có mầm 454 mống ngay từ thế kỷ XVII khi những người Pháp đầu tiên đặt chân lên nước ta. Chủ nghĩa tư bản và Ki Tô giáo là hai thế lực cộng sinh trong sự đan cài giữa tìm kiếm thị trường và truyền giáo, tiến tới xâm lược thuộc địa. Đầu thế kỷ XIX, các giáo sĩ Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp không dừng lại ở những hoạt động điều tra gián điệp như thế kỷ trước mà đã tiến tới can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Gián điệp Pháp đội lốt giáo sỹ đẩy mạnh việc chia rẽ và khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc, can thiệp, phá hoại về chính trị, tiến hành một cách có hệ thống những vụ khiêu khích về quân sự. Trải qua một quá trình lâu dài chuẩn bị lực lượng, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với nguyên cớ trực tiếp là do triều đình Huế ngược đãi các giáo sỹ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp đòi tự do buôn bán. Tiến hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam, Chính phủ Pháp còn lôi kéo Chính phủ Tây Ban Nha cùng gửi quân phối hợp. Sau thất bại của kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh"1, liên quân Pháp-Tây Ban Nha chuyển hướng vào đánh chiếm Nam Kỳ. Âm mưu của chúng khi chuyển vào đánh chiếm Nam Kỳ là nhằm cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực cho quân đội triều đình và tạo bàn đạp đánh chiếm Cao Miên, tìm đường lên trung và thượng nguồn Mêkông, kiến tạo cục diện mới để tiến lên xâm lược toàn bộ Việt Nam, kể cả gây ảnh hưởng các tỉnh phía nam Trung Hoa. Quá trình đánh chiếm Nam Kỳ của Liên quân tập trung nhất và gặp nhiều khó khăn nhất tại Gia Định-vị trí phòng thủ quan trọng và lớn nhất của nhà Nguyễn ở phía Nam đất nước. Trải qua 2 đợt tiến công quy mô lớn (đợt tháng 2-1959 và đợt tháng 2-1861), toàn bộ tỉnh Gia Định rơi vào tay liên quân Pháp-Tây Ban Nha. Tiếp đó, liên quân lần lượt đánh chiếm Định Tường (4-1861), Biên Hòa (1-1862). Ngày 5-6-1862, tại Trường Thi-Sài Gòn, Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết. Theo hiệp ước này, 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa cùng Côn Đảo được chuyển nhượng chủ quyền cho Pháp. Ngay sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, Liên quân xúc tiến đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây. Cuối tháng 3-1862, thành Vĩnh Long rơi vào tay giặc lần thứ nhất. Trải qua một thời gian vừa củng cố các vị trí đã chiếm đóng, đồng thời áp đặt chế độ bảo hộ lên Cămpuchia, vừa thăm dò thái độ của nhà Nguyễn, tháng 6-1867, quân Pháp lần lượt chiếm Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên mà không hề tốn một viên đạn. Ngày 25-6-1867, Thiếu tướng De Lagrandiere, Tổng chủ huy quân đội 1. Âm mưu trong kế hoạch này của Pháp là: Cấp tốc chiếm Đà Nẵng, rồi sau đó vượt đèo Hải Vân đánh thọc sâu vào kinh thành Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. 455 Pháp tại Nam Kỳ ra tuyên bố: toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp, kể từ nay triều đình Huế không còn quyền lực gì đối với Nam Kỳ lục tỉnh, một chính quyền duy nhất tại Nam Kỳ là chính quyền của người Pháp. Kể từ đây, trong thực tế toàn bộ Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 15-3-1874, một hiệp ước giữa thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn được ký kết. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận chủ quyền của Pháp trên tất cả 6 tỉnh Nam Kỳ. Việc Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp đã được thể hiện trên phương diện pháp lý. Nam Bộ bị thực dân Pháp xâm chiếm trước tiên, đồng bào Nam Bộ đã đi tiên phong đánh giặc giữ nước. Ngược lại với thái độ không dứt khoát, cầu hòa của triều đình Huế là tinh thần bất khuất chiến đấu chống xâm lược trong mọi tầng lớp nhân dân, không kể giàu sang, nghèo hèn, dân tộc, tôn giáo, kết nối với cuộc kháng chiến của nhân dân Cămpuchia. Các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam Bộ đã đoàn kết chiến đấu, bên cạnh người Kinh đóng vai trò nòng cốt, còn có sự tham gia tích cực, tự giác của người Khmer, người Hoa, người Chăm, người Xtiêng... Cuộc đấu tranh được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ phong trào “tị địa”1, kháng chiến cùng quan quân triều đình, đấu tranh trên mặt trận văn hóa-tư tưởng, tới các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Nam Bộ chia thành hai giai đoạn khác nhau về tính chất. Từ 1859 đến Hiệp ước Nhâm Tuất (5-8-1862) là giai đoạn quân và dân triều đình cùng nhau chiến đấu. Các cuộc chiến đấu lúc này vừa mang tính chất đấu tranh bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc; vừa mang tính chất kháng chiến, bảo vệ chế độ phong kiến Nguyễn. Sau năm 1862 là giai đoạn nhân dân tự động đứng lên khởi nghĩa cứu nước, đối lập với thái độ đầu hàng của triều đình Nguyễn. Trong số rất nhiều cuộc chiến đấu ở Nam Kỳ giai đoạn này thì nổi bật nhất, có tiếng vang và tác động mạnh mẽ nhất là khởi nghĩa của Trương Định và Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung Trực). Khởi nghĩa Trương Định (1861-1864) Trương Định (1820-1864) là Phó quản cơ trong đội ngũ lính đồn điền. Tháng 2-1859, khi thực dân Pháp mới tấn công Sài Gòn, Trương Định đã mang cơ binh của đồn điền mình đến gia nhập quân đội triều đình chống giặc. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng, giành nhiều chiến thắng trong vùng từ Cây Mai đến Thị Nghè. 1 Phong trào bất hợp tác với Pháp, rời bỏ những vùng chúng chiếm đóng. 456 Đến cuối năm 1861, lực lượng nghĩa quân đã lên tới hàng vạn người, kể cả Hoa kiều, hoạt động khắp vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Gia Định, lan sang cả hai bờ sông Vàm Cỏ tới tận Đồng Tháp Mười. Tháng 3-1862, Trương Định được triều đình phong chức Phó lãnh binh, lãnh việc chỉ huy toàn bộ các nghĩa quân ở Gia Định, nhận lệnh phối hợp tác chiến với quân triều đình để giành lại các tỉnh đã mất. Công việc đang được tiến hành thì ngày 5-6-1862, triều đình Huế ký với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, sau đó hạ lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng chiến đấu để nhậm chức lãnh binh ở Bình Thuận. Tuy nhiên, Trương Định quyết tâm kháng lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân đánh Pháp. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái. Động lực của cuộc khởi nghĩa giờ đây không chỉ vì tinh thần dân tộc, mà còn phản kháng hành động đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn. Ngày 16-12-1862, dưới sự chỉ huy thống nhất của Trương Định, nghĩa quân đồng loạt tấn công các đồn bốt địch ở vùng Gia Định, Biên Hoà, Mỹ Tho. Nghĩa quân giành được thắng lợi lớn, đặc biệt là giành quyền kiểm soát nhiều vùng quan trọng, đẩy kẻ địch vào thế bị vây ép trên toàn chiến trường. Từ đầu năm 1863, được tăng viện, quân Pháp quyết định mở cuộc tổng tiến công vào các căn cứ quan trọng nhất của nghĩa quân. Nghĩa quân rút khỏi vòng vây về lập căn cứ ở Phước Lộc, tiếp tục chiến đấu. Một số khác tản mát về phía rừng Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Tháp Mười, đoạn giữa Sài Gòn, Trảng Bàng và Vàm Cỏ Đông. Năm 1864, Trương Định đóng quân ở Lý Nhơn, sau rút về Soài Rạp, nơi giao lưu của hai con sông Vàm Cỏ. Lúc này nghĩa quân đã có tới 10.800 người. Trong lúc chuẩn bị đánh lấy lại Tân Hòa thì một thuộc hạ của Trương Định là Huỳnh Công Tấn phản bội, làm nội gián dẫn địch bao vây bí mật phục kích toán nghĩa quân tại làng Tân Phước. Mờ sáng ngày 20-8-1864, cuộc chiến bất ngờ nổ ra. Trương Định cùng nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, giết chết nhiều tên địch. Tả xung hữu đột trong cuộc chiến giáp lá cà bằng gươm và súng, Trương Định bị trúng một viên đạn và gãy cột sống. Quyết không để giặc bắt, ông dùng gươm tự sát. Khởi nghĩa thất bại, nhưng tinh thần chiến đấu ngoan cường chống giặc ngoại xâm và sự hy sinh anh dũng của Trương Định là một tấm gương sáng cổ vũ tinh thần và ý chí chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ cũng như nhân dân chống xâm lược Pháp. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861-1868) 457 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn