Xem mẫu

  1. Dạy trẻ từ 1 đến 1,5 tuổi Trong giai đoạn từ 1 đến 1,5 tuổi, cha mẹ đã có thể dạy dỗ, rèn luyện một số thói quen để hình thành phản xạ, nhân cách sau này của trẻ. Và sau đây là một vài gợi ý cho cha mẹ trong việc giáo dục trẻ từ 1 đến 1,5 tuổi… Rèn luyện năng lực trí tuệ cho bé Khả năng quan sát: - Phân biệt lớn nhỏ: Lựa chọn những vật lớn nhỏ khác nhau để rèn luyện khả năng quan sát cho bé, như lá rau lớn và lá rau nhỏ, quả bóng lớn và quả bóng nhỏ… - Phân biệt hình dạng, trạng thái: Dạy bé biết phân
  2. biệt những hình dạng đơn giản khác nhau, như hình tròn, hình tam giác, hình vuông…. Có thể dùng những sự vật khác nhau để mô phỏng, như quả bóng tròn, mảnh ghép hình tam giác, hình vuông… - Phân biệt màu sắc: Dạy bé phân biệt từ những màu cơ bản như màu đỏ, màu vàng, màu xanh da trời, xanh lá… Nói với bé về màu đỏ của khí cầu, màu vàng của chiếc áo lông, màu xanh diệp lục của lá cây… Rèn luyện khả năng ghi nhớ - Tập ghi nhớ đồ vật: Để bé tự nhớ mà tìm ra đồ chơi của mình,như trước tiên để bé nhìn thấy 1 quả bóng nhỏ, sau đó thu lại và để trẻ tự đi tìm trong thùng đồ chơi. - Tăng cường trí nhớ cho bé: Ba mẹ có thể lựa chọn một vài hình ảnh trực quan, những đồ vật xung quanh bé và những sự vật làm bé thích thú để tăng cường khả năng ghi nhớ cho bé. Có thể dạy bé tên của mình, vị trí các bộ phận trên cơ thể, khoảng cách thời gian…
  3. Tập luyện một vài động tác: - Tập cho bé đứng vững và đi một mình, giúp bé có sự cân bằng và vận động nhịp nhàng cơ thể. Có thể cho bé một chiếc xe đẩy đồ chơi, dạy bé đẩy chiếc xe về phía trước, đẩy quẹo qua và kéo cho lùi lại… Lấy một quả bóng, thổi căng lên và đưa cho bé đá, dạy bé nhấc chân lên đá bóng. - Phát triển các động tác đi, ngồi xổm, cong lưng. Bày đồ chơi ra, bảo bé mang lại đưa cho bạn hoặc mang để vào một nơi cố định - Rèn luyện tính linh hoạt, khéo léo cho đôi tay bé. Như dạy bé học vẽ, treo đồ vật, nặn tượng… Rèn luyện khả năng ngôn ngữ Dùng cách đơn giản để nói về những đồ vật và quan hệ giữa chúng, mở rộng phạm vi nhận thức cho bé, xúc tiến khả năng ngôn ngữ và biểu đạt. Cho trẻ xem những bức tranh, sách ảnh, dạy bé biết tên gọi của các đồ vật rồi chỉ vào tranh hoặc hình trong sách hỏi “Đây là cái gì?” “Dùng ra sao?”…
  4. Tập cho bé trả lời câu hỏi, khi bé trả lời chính xác thì ôm bé vào lòng để biểu thị sự động viên, khích lệ bé. Lúc này, bé đã bắt đầu thích nghe người lớn kể chuyện. Khi ba mẹ kể chuyện cho bé nghe, bắt đầu phải kể chầm chậm từng đoạn, phát âm rõ ràng, diễn cảm, có thể căn cứ vào câu chuyện mà diễn tả một vài động tác để làm tăng sự chú ý và hứng thú, vui thích cho bé. Bé thích nghe kể chuyện, có thể sẽ đòi kể đi kể lại nhiều lần, hoặc đòi kể chuyện về những sự vật mà bé đã trông thấy... Rèn luyện kĩ năng sống và giao tiếp xã hội Dạy bé lễ độ với mọi người. Mọi người trong gia đình phải chú ý dạy dỗ bé, khi hỏi, khi nhận đồ từ người khác phải cảm ơn, khi khách đi biết vẫy tay chào tạm biệt. Khích lệ bé biết nhường đồ chơi cho bạn… Khi ngủ: Ngoài thời gian ngủ vào ban đêm, ban ngày bé có thể ngủ 2 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 tiếng. Không cần phải ép buộc, “dụ dỗ”, dọa nạt bé mà chính những câu chuyện bạn kể sẽ đưa bé vào giấc ngủ dễ
  5. dàng. Trước khi ngủ phải rửa sạch sẽ tay chân, thay quần áo ngủ sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn, dễ ngủ hơn. Điều này không những giúp tạo thành thói quen tốt cho trẻ, mà cũng là từng bước tạo thành phản xạ có điều kiện cho trẻ. Ăn uống: Mỗi ngày bé cần được ăn 4 đến 5 lần, có thể vào sáng, trưa, chiều hoặc khi bé thức giấc trong thời gian ngủ. Tập cho bé ăn cố định vào thời gian nào đó để tạo thành thói quen, khích lệ bé tự dùng tay múc thức ăn. Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn. Giúp bé rèn luyện tính độc lập trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dạy bé tự cởi giày, tự mặc quần áo, tự đội mũ khi ra ngoài, biết tự cất đồ chơi…
nguon tai.lieu . vn