Xem mẫu

  1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC MỞ ĐẦU Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở MN là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Để hiểu rõ và nhận thức đúng vị trí vai trò, giá trị lịch sử và hiện thực của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, chúng ta nghiên cứu chủ đề: Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. I. Mục đích, yêu cầu - Nắm vững vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng về mở mặt trận ngoại giao trong kháng chiế n chống Mỹ, cứu nước và quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao, ý nghĩa của vấn đề. - Vận dụng vào học tập, nghiên cứu và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. II. Nội dung: Kết cấu làm 2 phần (trọng tâm là Phần II, trọng điểm là điểm 2 Phần II) 1. Vai trò của đấu tranh ngoại giao và chủ trương của Đảng mở mặt trận đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 2. Quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh ngoại giao 2 tiết III. Thời gian: IV. Phương pháp: Diễn giảng, qui nạp và định hướng nghiên cứu
  2. V. Tài liệu 1. Nguyễn Duy Trinh, Mặt trận ngoại giao trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Nxb.Sự Thật, H.1979. 2. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập II (1965-1970), Nxb.Sự Thật, H.1986, tr.35-43. 3. Lưu Văn Lợi, Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), tập 1, Ngoại giao Việt Nam 1945-1975, Nxb.CAND, H.1996. 4. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb.CTQG, H.2000. 5. Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 4), H.2005. tr.11-25. NỘI DUNG I. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2 điểm) 1. Thuận lợi, khó khăn a. Thuận lợi: - Cuộc KC chống Mỹ ngày càng phát triển, thế và lực của ta được tăng cường, đủ sức đánh thắng địch (1954-1959, ta ở thế giữ gìn lực lượng, đấu tranh CT là chủ yếu đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ -> từng bước đánh thắng các chiến lược chiến tranh của địch) - Cả dân tộc bước vào cuộc KC bằng ý chí, quyết tâm “Không có gì quí hơn độc lập tự do” -> NQTƯ 11,12 xác định: Chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc - Có Đảng lao động VN lãnh đạo, rút được kinh nghiệm từ đấu tranh ngoại giao trong KC chống Pháp. - Có lãnh tụ HCM với thiên tài trong hoạt động ngoại giao - Có sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước XHCN b. Khó khăn:
  3. - Chưa đủ sức mạnh để áp đảo kẻ thù - Mỹ là kẻ thù có tiềm lực mạnh về KT và quân sự - Tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, không đồng thuận, nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự chia rẽ + Chiến tranh Biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô -> Liên Xô: vừa giúp, vừa kiềm chế VN -> TQ: giúp VN nhưng lại muốn VN ủng hộ ý đồ của TQ (TQ và Mỹ thoã hiệp với nhau về chiến tranh VN) -> Đến 1972: Cả LX và TQ cùng thoã hiệp với Mỹ về chiến tranh VN 2. Vị trí, vai trò của đấu tranh ngoại giao - Đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ, góp phận làm nên chiến thắng chung của cả dân tộc - Đấu tranh quân sự và CT diễn ra ngay từ đầu, còn đấu tranh ngoại giao chỉ bắt đầu khi có điều kiện * NQTƯ 13 – K3 (1/1967) - Đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng, tích cực chủ động - Nhằm mục đích: + Tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ + Tuyên truyền về tính chất chính nghĩa của nhân dân ta + Phân hoá hàng ngũ kẻ thù + Phối hợp với đấu tranh quân sự buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán, tạo thế có lợi cho ta để giành thắng lợi toàn cục trên chiến trường, kết thúc chiến tranh. “đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại
  4. giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái m à chúng ta đã giành được trên chiến trường” Và khẳng định: “trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”
nguon tai.lieu . vn