Xem mẫu

  1. Đau lưng và các bài tập phòng chống đau lưng (Kỳ 1) Đau lưng là một vấn đề y học nóng bỏng ở Việt Nam cũng như thế giới và có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người từ trẻ đến già, ít nhất cũng sẽ từng 1 lần đau lưng trong đời. Nếu không điều trị kịp thời, đau lưng có thể kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Bài viết sau đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu phần nào về cột sống, nguyên nhân đau, cách phòng tránh đau lưng.
  2. I. Giải phẫu học Cột sống gồm có 2 phần: phần xương sống và phần cơ lưng. - Cơ lưng gắn liền với xương sống. - Xương sống gồm những đốt xương sống ghép lại với nhau: gọi là đốt sống. Các đốt sống nối với nhau qua các diện khớp phía sau. Các đĩa mền phân chia giữa các đốt sống gọi là đĩa đệm. Chúng cho phép cột sống cúi xuống và uốn cong. - Các đĩa đệm có vai trò làm nhẹ bớt lực giữa các đốt sống, giảm sốc và các rung động được tạo ra trong quá trình đi bộ và chạy. Những dây thần kinh nối não với cơ thể tạo thành tủy sống. Đốt xương sống bảo vệ tủy sống. Những nhánh thần kinh đi ra khỏi tủy sống chi phối tới nhiều cơ quan và các cơ tay và chân, mang dẫn truyền từ não đến các cơ quan và tứ chi giúp mang các cảm giác đau từ các cơ quan khác nhau của cơ thể về não.
  3. II. Nguyên nhân gây đau lưng 1. Sự co cơ - Thường gặp nhất là do sự co thắt của các bắp thịt (co cơ). - Một sự vận động đột ngột sai tư thế có thể dẩn tới sự co thắt quá mức của cơ. - Sự co thắt của cơ làm cho cột sống bị cứng đơ và đau dữ dội. - Sự co cơ có thể xuất hiện sau một cái hắt hơi đơn giản hoặc ho. - Co cơ co thể xuất hiện sau một uốn lưng vụng về hay vặn xoắn. - Một sự chuyển động đơn giản như cúi xuống buộc giày hoặc quay mặt ra sau để nhìn theo một hướng khác có thể gây ra sư co thắt như vậy. - Sự co cơ có thể xảy ra khi một người nâng một vật nặng không đúng tư thế.
  4. - Sự co cơ trở nên tốt hơn theo thời gian, tuy nhiên có những trường hợp nặng cần tập vật lý trị liệu và dùng thuốc. Đau có thể kéo dài khi co sự tổn thương mặt khớp, đĩa đệm và khớp cùng chậu 2. Các vấn đề về đĩa đệm - Đĩa đệm có vai trò làm giảm bớt lực sốc cho các đốt sống. Đĩa đệm gồm có nhân mền ở trung tâm gọi là nhân đệm và có vòng xơ bên ngoài bao vây nhân đệm. Vòng xơ và các đốt xương sống giữ ngăn ngừa nhân đệm thoát ra ngoài. - Đĩa đệm bình thường mềm, chứa nhiều nước. Khi một người trở nên già đi hoặc một đĩa đệm bị tổn thương thì nó bắt đầu mất nước và trở nên cứng hơn, lúc này đĩa đệm trở nên giảm chức năng ta gọi là thoái hóa đĩa đệm. - Sự thoái hóa trở nên tồi tệ hơn khi các đốt sống bắt đầu phát triển các chồi xương (gai xương sống). Nếu các chồi xương phát triển đủ lớn, nó bắt đầu ép vào những dây thần kinh gây nên sự đau, tê cóng và yếu chân.
  5. 3. Các diện khớp - Các diện khớp giúp xương sống cố định thành hàng khi vận động theo nhiều hướng khác nhau. Khi bị thoái hóa khớp thì các diện khớp này cũng bị tổn thương nên giảm chức năng. Khi các diện khớp này bị thoái hóa dịch khớp khô nên các xương chà xát vào nhau gây đau khi vận động. - Khi đĩa đệm và các khớp thoái hóa xương sống yếu đi và bắt đầu trượt lên nhau gây thu hẹp ống sống làm tổn thương các dây thần kinh trong ống sống.
nguon tai.lieu . vn