Xem mẫu

  1. Physiolac sưu tầm Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa... Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh. Bệnh tiểu đường ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta. Không những phổ biến mà số bệnh nhân mắc bệnh này trong những năm gần đây cũng tăng lên rõ rệt. Ngoại trừ nguyên nhân do gen di truyền, một số yếu tố từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của chúng ta cũng có thể góp phần khiến chúng ta vô tình mắc bệnh tiểu đường mà không biết. Tiểu đường có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa và nguy cơ bệnh tim, đột quỵ Nhưng có tới 27% những người có bệnh tiểu đường mà không biết là mình bị bệnh. Những dấu hiệu sớm nhận biết bệnh tiểu đường type 2: - Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi lượng đường dư thừa tích tụ trong máu của bạn, chất lỏng được thu về từ các mô. Điều này có thể khiến bạn khát nước. Kết quả là, bạn có thể uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường. - Liên tục cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào của bạn, cơ bắp và các cơ quan của bạn trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội. - Giảm cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng tiêu thụ đường (glucose), cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được bài tiết vào trong nước tiểu. - Mệt mỏi: Nếu tế bào cơ thể của bạn bị thiếu chất đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
  2. Physiolac sưu tầm - Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao, chất lỏng có thể được kéo từ các tròng mắt của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và nhìn rõ của mắt. Vậy nên người bệnh bị tiểu đường thường có cảm giác nhìn mờ, không rõ. - Vết thương lâu lành: Người bị bệnh tiểu đường thì cũng dễ bị các vết thương lở loét, nhiễm trùng thường xuyên. Và các vết thương này cũng lâu lành hơn bình thường bởi bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương và chống lại nhiễm trùng của cơ thể. - Da sẫm màu: Một số người bị bệnh tiểu đường type 2 có các mảng da sẫm mà, nhất là ở những vùng da bị gấp nhiều, ví dụ như ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là acanthosis nigricans, có thể là một dấu hiệu của kháng insulin Tuy nhiên, cũng có một tin vui là, có những cách có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn sự bắt đầu của bệnh tiểu đường type 2. Vậy làm sao để làm được điều đó: 1. Tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày: Tập thể dục cải thiện hoạt động của insulin, di chuyển glucose vào máu và vào các mô mà nó có thể được sử dụng để tạo thành năng lượng. 2. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn đang thừa cân, tăng cân nhiều hơn số cân bị sụt, thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường của bạn cũng thấp hơn. Lúc này, nên nói chuyện với các bác sĩ để có thể duy trì được trọng lượng tối ưu so với cơ thể và sức khỏe của mình. 3. Ăn một chế độ ăn uống ít carbohydrate tinh chế: Và kết hợp trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo không bão hòa đơn (như dầu ô liu) vào chế độ ăn uống của bạn. 4. Theo dõi sức khỏe của bạn: Nhận kiểm tra thường xuyên huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính, và tìm cách điều trị nếu cần thiết. Những cách để phòng bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó. 1. Quản lý trọng lượng Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ cao nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy, bạn nên cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Theo ước tính, mỗi 20% trọng lượng tăng lên vượt mức lành mạnh, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi. Các chuyên gia cho biết giảm 5% trọng lượng sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tiểu đường tốt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh và ổn định. 2. Thường xuyên vận động Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
  3. Physiolac sưu tầm 3. Tập thể dục Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng những người tập thể dục khoảng 35 phút mỗi ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 80% so với người không tập thể dục. Nguyên nhân là do tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ insulin trong các tế bào và giúp di chuyển đường trong máu vào trong các tế bào. Theo một nghiên cứu khác cho phụ nữ tập thể dục nhiều hơn một lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%. 4. Ăn ít carbohydrate Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý. 5. Hạn chế thức ăn nhanh Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
  4. Physiolac sưu tầm 6. Ăn nhiều chất xơ Nên làm phong phú chế độ ăn uống của bạn với các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Tránh hoặc giảm thiểu những thức ăn có tinh bột tinh chế. Lượng chất xơ cao và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Rau củ quả là thực phẩm nên có mặt hàng ngày trong thực đơn ăn uống của gia đình bạn. 7. Tránh thịt đỏ và thịt chế biến Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn. Do đó, không nên quá lạm dụng thịt đỏ. Một nghiên cứu cho biết phụ nữ ăn thịt đỏ hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 29% so với phụ nữ ăn ít hơn một lần một tuần. Tương tự như vậy, ăn thực phẩm chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ tiểu đường lên 43%. 8. Dùng bột quế Các nhà khoa học tin rằng các hợp chất có trong bột quế có thể kích hoạt các enzyme kích thích hấp thụ insulin. Quế cũng giúp làm giảm cholesterol, triglyceride và các chất béo hiện diện trong máu, do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. 9. Uống cà phê Uống khoảng 4 đến 5 tách cà phê thực sự giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường đến 29 %. Các nhà nghiên cứu tại Harvard cho biết con số này sau khi nghiên cứu 126.210 phụ nữ uống cà phê. Các nhà khoa học cho rằng caffeine có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cà phê có chứa chất chống oxy hóa , kali và magiê giúp hấp thụ đường của các tế bào. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
  5. Physiolac sưu tầm 10. Tránh căng thẳng Stress cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu do nó làm tăng nhịp tim và tỷ lệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, bạn nên thư giãn suốt cả ngày trong mọi hoạt động mà bạn tham gia. Bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý căng thẳng như yoga hay thiền định để bắt đầu ngày mới. Hít thở sâu bất cứ khi nào bạn bắt đầu thấy căng thẳng. Khi điều này trở thành thói quen, bạn có thể ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường. Tất cả những người trên 45 tuổi, người trẻ có tiền sử gia đình về bệnh tiểu đường cần kiểm tra lượng đường trong máu mỗi 2 năm 1 lần. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực nếu có nguy cơ mắc các loại tiền tiểu đường. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
nguon tai.lieu . vn