Xem mẫu

  1. Đào tạo nhân viên - sự đầu tư lâu dài Nếu sống trong một thế giới lý tưởng, bạn có thể thuê được những nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng để đáp ứng ngay nhu cầu của tổ chức. Nhưng trong thị trường lao động cạnh tranh ngày nay, nhu cầu có được những nhân viên có đủ kỹ năng vượt quá khả năng cung cấp. Đó là lúc cần có sự đào tạo. Việc đào tạo không chỉ trang bị cho nhân viên những kỹ năng nghề nghiệp mà điều này cũng chỉ ra rằng bạn đang đầu tư vào họ và tạo điều kiện để họ sát cánh với tổ chức. Nhân viên cũng sẽ cảm thấy được khuyến khích và có động lực hơn. Để tổ chức thành công một chương trình đào tạo, lãnh đạo các tổ chức cần lưu ý những điểm sau: Xem đào tạo là sự đầu tư Lý do khiến việc đào tạo thường được xem là không bắt buộc ở nhiều tổ chức là vì người ta nghĩ đó là chi phí hơn là một sự đầu tư. Đúng là việc đào tạo có thể phải bỏ ra chi phí trước mắt, nhưng nó là một sự đầu tư lâu dài trong sự phát triển nguồn nhân lực của tổ chức. Xác định nhu cầu Vì chúng ta không có thời gian hoặc kinh phí vô tận cho việc tổ chức một chương trình đào tạo, do đó, việc xác định nên tập trung vào chương trình đào tạo nào là rất quan trọng. Xác định những kỹ năng nào là thích hợp nhất với nhu cầu hiện tại và tương lai của tổ chức, và sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất. Hãy tự hỏi: "Chương trình đào tạo như thế nào sẽ thực sự có lợi cho tổ chức?". Xây dựng một văn hóa học tập Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, nếu một tổ chức không học tập, nó sẽ tụt hậu. Một tổ chức học tập khi con người trong đó học tập. Truyền đạt mong ước của bạn rằng nhân viên nên tiến hành các bước cần thiết để mài giũa những kỹ năng và duy trì vị trí hàng đầu trong nghề nghiệp hoặc lĩnh vực của mình. Hãy chắc chắn rằng bạn hỗ trợ những nỗ lực này bằng cách tạo điều kiện để họ hoàn thành mục tiêu. Tập hợp ý kiến Khi bạn lên danh sách những kỹ năng hoặc lĩnh vực ưu tiên cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, tập hợp các ý kiến của nhân viên xem cách đào tạo như thế nào, thời gian bao lâu, được tổ chức ra sao Bắt đầu với một nhóm nhỏ
  2. Trước khi tổ chức chương trình đào tạo cho hàng loạt nhân viên, hãy thử tập với một nhóm nhỏ và hỏi ý kiến nhận xét phản hồi. Những thông tin phản hồi này sẽ thể hiện những điểm yếu trong chương trình đào tạo và giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp. Lựa chọn người hướng dẫn và tài liệu Người bạn chọn để tổ chức một chương trình đào tạo sẽ tạo ra sự khác biệt cho dù đó là một người huấn luyện chuyên nghiệp hay đó chỉ là một thành viên trong tổ chức có kiến thức và hiểu biết. Có được những tài liệu đào tạo tốt cũng rất quan trọng - sau khoá đào tạo, những tài liệu này sẽ trở thành những nguồn tư liệu tham khảo rất giá trị cho nhân viên. Tìm một địa điểm phù hợp Lựa chọn một vị trí đào tạo thuận lợi nhất cho việc học tập. Chọn một nơi yên tĩnh và thuận tiện cho việc ghi chép, lật giở tài liệu... Hãy nhớ rằng địa điểm đào tạo đó phải được trang bị các thiết bị cần thiết như máy tính, máy chiếu nếu cần để trình bày bài giảng dễ dàng hơn. Làm rõ các mối liên hệ Một số nhân viên có thể cảm thấy việc đào tạo mà họ đang tham gia không liên quan gì đến công việc của họ. Do đó, làm cho họ hiểu sự liên hệ ngay giữa việc đào tạo và công việc của họ ngay từ đầu là rất quan trọng. Nhân viên sẽ không cảm thấy việc đào tạo này đang lãng phí thời gian vô ích. Nhân viên cũng nên xem việc đào tạo như một sự bổ sung quan trọng vào hồ sơ lý lịch của mình. Nhớ là sẽ khen thưởng những người đạt được thành tích tốt sau khi kết thúc chương trình đào tạo. Không giới hạn việc đào tạo Đừng giới hạn việc đào tạo chỉ dành cho nhân viên mới. Các chương trình đào tạo có kế hoạch sẽ duy trì và nâng cao các cấp độ kỹ năng của tất cả nhân viên, cũng như khuyến khích họ phát triển một cách chuyên nghiệp. Đánh giá kết quả Nếu không có những kết quả có thể đánh giá được, sẽ không thể xem việc đào tạo này là gì khác ngoài việc phải bỏ ra chi phí. Hãy xác định xem bạn đã giành được những lợi ích đầu tư như thế nào. Bạn sẽ gây quỹ cho việc đào tạo trong tương lai nếu bạn chứng tỏ rằng việc đào tạo lần này mang lại kết quả. Theo Lanhdao.net
  3. Mạnh tay chi tiền đào tạo nhân viên Nhận thấy lợi ích thực sự từ các chương trình đào tạo, các doanh nghiệp như VNPT, Deloitte... đã không ngần ngại chi ra hàng trăm ngàn USD đầu tư cho những người được coi là nhiều tiềm năng phát triển của doanh nghiệp (DN). Ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VNPT đã trải qua khóa học Thạc sỹ quản trị kinh doanh cao cấp (Hawaii MBA) tại Khoa Quản trị kinh doanh trường ĐH Quốc gia Hà Nội (HSB) cách đây vài năm. Kể từ đó tới nay VNPT đã chi những khoản tiền không nhỏ đầu tư cho 5 nhân viên cốt cán tham dự khóa học này như Trưởng phòng hợp tác quốc tế, Giám đốc Trung tâm niên giám điện thoại, kế toán… Giống như VNPT, Công ty kiểm toán Deloitte cũng đầu tư cho 7 người tham gia khóa học này, trong đó chủ yếu là những người nắm giữ các vị trí cốt cán như các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc tư vấn cao cấp, chuyên viên cao cấp…Chương trình đầu tư mạnh cho nhân lực này bắt đầu sau khóa học của Tổng Giám đốc Deloitte Hà Thị Thu Thanh. Nhận thấy lợi ích thực sự từ các chương trình đào tạo, bà Thanh, ông Trận đã không ngần ngại chi ra hàng trăm ngàn USD đầu tư cho những người được coi là nhiều tiềm năng phát triển của doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về nhân lực với sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ lãnh đạo cấp cao tại các DN như hiện nay, nhiều DN đã chấp nhận chi tiền đầu tư cho nhân viên đi học. Không chỉ các vị trí lãnh đạo cốt cán mà cả những chuyên viên được coi là giàu tiềm năng phát triển cũng được đầu tư học phí trọn gói. Đây là những khoản đầu tư không nhỏ khi học phí trọn gói cho mỗi khóa học Chương trình Hawaii MBA tại HSB là 18.000 USD/người. Xu hướng đầu tư cho nhân viên đi học để nâng cao trình độ, sau đó bổ nhiệm họ vào các vị trí lãnh đạo trong DN được bà Winnie Lam, Giám đốc Các dịch vụ tư vấn nhân sự của Công ty Navigos Group cho là khá phổ biến tại nhiều DN hiện nay. “Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng thiếu sự chuẩn bị về nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó. Chính bởi vậy để bù đắp cho sự thiếu hụt này nhiều DN chọn cách đầu tư đào tạo cho nhân viên”, bà Winnie Lam cho biết. Có thể đối với một số DN, đây là một việc làm “mạo hiểm” nhưng về tổng thể các DN làm theo cách này là cách tự cứu mình khỏi sự khan hiếm nhân lực, nhất là nhân lực cấp cao. Theo bà Trần Phương Lan, Giám đốc Trung tâm đào tạo và tư vấn DN (thuộc HSB) cho rằng, không chỉ VNPT hay Công ty Deloitte có nhiều người được đầu tư tham dự khóa học này mà nhiều DN khác như Tập đoàn dầu khí cũng đang có tới 5 nhân viên theo học. Lý do chính khiến nhiều DN chấp nhận chi ra các khoản tiền không nhỏ như vậy là sự thay đổi thực sự về chất của nhân viên sau khi tốt nghiệp. “Chương trình này dành cho các học viên đa quốc gia nên thực sự các học viên được học tập trong
  4. một môi trường quốc tế. Đã có nhiều Tổng Giám đốc trải qua khóa học này, sau đó mới quyết định đầu tư cho nhân viên đi học”, bà Lan cho biết. Theo bà Lan, chương trình Hawaii MBA mới được triển khai 6 năm, thu hút được 118 học viên theo học, trong đó có 40% học viên đang là lãnh đạo các DN, 55% số học viên đang nắm giữ các chức vụ trưởng, phó phòng trong các DN và 5% đang là nhân viên. Trong số đó, nhiều người đi học từ “học bổng toàn phần” do Công ty tài trợ. “Một trong những điều quan trọng của Chuơng trình này là ngoài phần kiến thức, kinh nghiệm mà những học viên thu nhận được, Chương trình còn hình thành một mạng lưới cựu học viên với sự chia sẻ thông tin rất tốt với nhau. Nhiều DN tham gia các khóa học này còn tìm kiếm được các cơ hội kinh doanh từ những mối quan hệ được tạo lập tại đây”, bà Lan cho biết thêm. An Khuê
nguon tai.lieu . vn