Xem mẫu

  1. A. LỜI MỞ ĐẦU Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam - Lê Khả Phiêu phát biểu tại hội thảo quốc tế Việt Nam trong thế kỷ 20 đã từng nói: "Dân tộc chúng tôi hiểu đầ y đủ rằng: dân tộc mình là một dân tộc nghèo, một đất nước đang phát triển ở mức thấp… Chúng tôi hiểu rõ khoảng cách giữa nền kinh tế c ủa chúng tôi và nền kinh tế của những nước phát triển trê n thế giới. Chúng tôi hiểu rõ khoa học công nghệ trong thế kỷ 21 sẽ có những bước tiến khổng lồ. Thực hiện tư tưở ng vĩ đạ i c ủa chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lấy sức ta mà giải phóng cho ta chúng tôi phải tri thức hóa Đả ng, tri thức hóa dân tộc tiếp tục tri thức hóa công nông, cả nước là một xã hội học tập, phát huy truyền thống những ngày mới giành độc lập 45 cả nước học chữ, cả nước diệt giặc dốt, cả nước diệt giặc đói. Phải nắm lấy ngọn cờ khoa học như đã nắm lấy ngọn cờ dân tộc". Một dân tộc dốt, một dân tộc đói nghèo là một dân tộc yếu. Chúng ta đã từng chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thắng lợi đó là thắng lợi c ủa lực lượ ng trí tuệ Việt Nam đối với lực lượ ng sắt thép và đô la khổng lồ c ủa M ỹ. Con ngườ i Việt Nam đã làm được những điề u tưở ng như không làm được, và tôn tin rằng con ngườ i Việt Nam trong giai đoạn mới với những thử thách mới vẫn sẽ làm được những điều kỳ diệu như thế với lực lượ ng lao động dồi dào, ngày càng phát triển cả về số lượ ng và chất lượ ng. Đất nước Việt Nam sẽ sánh vai được với các cườ ng quốc năm châu cho dù hiện nay chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, rất nhiều sự đối đầ u. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Vấn đ ề về đào tạo nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đ ại hóa đ ất nước" cho đề án kinh tế chính trị c ủa mình.
  2. B. NỘI DUNG I. VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA 1. Thế nào là công nghiệp hóa - hiện đại hóa a. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa - hiện đ ại hóa Những nước quá độ tuần tự hay còn gọi là những nước quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù chưa có được cơ sở vật chất - kỹ thuật c ủa chủ nghĩa xã hội nhưng ít ra c ũng có tiền đề vật chất là nền đạ i công nghiệp cơ khí do Chủ nghĩa tư bản để lại. Vì vậy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, ứng dụng những thành tựu c ủa nó vào sản xuất, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản xuất một cách đồng đề u trong cả nước. Thực chất c ủa quá trình này biến những tiền đề vật chất do chủ nghĩa tư bản đẻ lại thành cơ sở vật chất kinh tế cho chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao hơn. Những nước quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản như nước ta, sự nghiệp xây dựng cơ s ở vật chất -kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội được thực hiện bằng con đườ ng công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa. Có thể hiểu một cách ngắn gọn công nghiệp hóa là một nước công nghiệp hiện đạ i. Như vậy giữa công nghiệp hóa và việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH có quan hệ mất thiết với nhau nhưng lại không phải là một CNH con đườ ng để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH đối với những nước kém phát triển như nước ta. Nhưng CNH chỉ mang tính giai đoạn, khi mà nền công nghiệp hiện đạ i chưa được xác lập, còn việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CHXH vẫn được tiếp tục mãi. b. Tác dụng của công nghiệp hóa. Một là, phát triển lực lượ ng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩ y tăng trưở ng và phát triển kinh tế, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơ n
  3. về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống c ủa nhân dân. Hai là, củng c ố và tăng c ườ ng vai trò kinh tế của Nhà nước; nâng cao năng lực tích lũy, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện c ủa mỗi cá nhân. Ba là, tạo điều kiện vật chất cho việc c ủng cố an ninh - quốc phòng. Bốn là, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Chính vì do vị trí, tầm quan trọng và các tác dụng nói trên c ủa công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa nền kinh tế quốc dân, nên qua tất cả các kỳ đạ i hội Đảng ta luôn xác định: Công nghiệp hóa là nhiệ m vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". c. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đ ại hóa ở nước ta * Quan niệm về công nghiệp hóa Trước đây chúng ta cho rằng, công nghiệp hóa là quá trình trang bị kỹ thuật hiện đạ i cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí hóa, biến một nước kém phát triển thành một nước có cơ cấu công nông nghiệp hiện đạ i, khoa học kỹ thuật tiên tiến. Theo quan niệm c ủa liên hiệp quốc, công nghiệp là một quá trình phát triển kinh tế trong đó có một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghiệp hiện đạ i về chế tạo ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng bảo đả m một nhịp độ tưang trưở ng cao trong toàn bộ nền kinh tế và đả m bảo s ự tiến bộ kinh tế và xã hội. Kết hợp quan niệm truyền thống và quan niệ m hiện đạ i, và vận dụng vào điều kiện c ụ thể hóa Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương Đả ng khóa VII đã đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa: công nghiệp hóa, hiện đạ i hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diệ n
  4. các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến s ức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đạ i, dựa trên sự phát triển c ủa công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa - hiện đ ại hóa ở nước ta Trước đây một thời gian dài với quan niệ m truyền thống về công nghiệp hóa, chúng ta thườ ng xác định nội quy c ủa công nghiệp hóa theo trình t ự: 1. Tiến hành cách mạng khoa học - kỹ thuật để xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. 2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội. Trong điều kiện giao lưu kinh tế giữa các nước chưa được mở rộng quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước chưa phát triển mạnh mẽ, thì phải "tự lực, cánh sinh là chính" đó chính là một trình tự hợp lý để tiến hành công nghiệp hóa. Sự phát triển c ủa một quốc gia không thể tách rời sự phát triển của cộng đồng thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Điều này cho phép một nước đi sau không nhất thiết phải làm tất c ả những công việc mà các nước đ i trước đã trải qua thực tế cho thấy những thành tựu về khoa học - công nghệ, về quản lý… c ủa các nước đi trước chỉ có thể chuyển giao một cách có hiệ u quả cho các nước đi sau khi mà các nước đi sau đã có sự chuẩn bị kỹ càng để đón nhận. Vấn đề đặt ra là các nước đi sau cần phải là m những gì để tiếp nhậ n một cách có hiệu quả những thành tựu mà các nước đi trước đã đạt được. Bà i học thành công trong quá trình công nghiệp hóa các nước NIC3 đã chỉ ra rằng: việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướ ng mở c ửa với bên ngoài nhằm tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựu c ủa các nước đi trước kết hợp với việc đẩ y mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạ i, đó chính là con đườ ng ngắn nhất có hiệu quả nhất, có hiệu quả nhất quyết định sự thành
  5. công c ủa quá trình công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đối với một nước lạc hậu,nội dung c ủa công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần được sắp xếp theo một trình tự mới như sau: a.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là phân công lại lao động xã hội. Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giả m dần; t ỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên. Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí tuệ ngày một tăng và chiế m ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội. Ba là, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Song song với phân phối lại thu nhập là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế: Trong những năm trước mắt cơ cấu ngành ở nước ta sẽ được xác định là cơ cấu công - nông nghiệp -dịch vụ. Cơ cấu vùng kinh tế: phải tạo điều kiện cho tất cả các vùng đề u phát triển trên cơ sở khai thác thế mạnh và tiềm năng c ủa mỗi vùng, liên kết giữa các vùng, làm cho mỗi vùng đề u có cơ cấu kinh tế hợp lý và đề u có chuyển biến tiến bộ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị tùy điều kiệ n từng nơi, tất cả các thị xã, thị trấn đều được phát triển trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ mang ý nghĩa tiểu vùng. Hình thành các thị tứ làm trung tâm kinh tế, văn hóa cho mỗi xã hoặc c ụm xã. Cơ cấu thành phần kinh tế lấy việc giải phóng s ức sản xuất, động viê n tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướ ng công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa. b. Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đ ại đi đôi với tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài. Đó là:
  6. Cách mạng về phương pháp sản xuất đó là tự động hóa. Cách mạng về năng lượ ng Cách mạng về vật liệu mới. Cách mạng về công nghệ sinh học Cách mạng về điện tử và tin học 2. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. a. Vai trò thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta Thực hiện công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa là một quy luật khách hang, một đòi hỏi tất yếu c ủa nước ta. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, chúng ta đang thực cơ chế thị trườ ng theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết quản lý c ủa Nhà nước thì công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa là nhiệ m vụ trọng tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong những chính sách, đườ ng lối về công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đất nước, Đả ng ta luôn chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con ngườ i là m yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững c ủa nền kinh tế đất nước. Để đẩy mạnh, nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa, chúng ta phả i có một nguồn lực có đầ y đủ sức mạnh cả về thể lực lẫn trí lực. Nguồn nhâ n lực là yếu tố, điều kiện đầ u vào quyết định nhất vì nguồn nhân lực quyết định phương hướ ng, đầ u tư, nội dung, bước đi và biện pháp thực hiện s ự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa. Do đó cần phải chú trọng tới việc phát triể n nguồn nhân lực - con ngườ i cả về số lượ ng và chất lượ ng, năng lực và trình độ. Đây chính là vấn đề cấp bách, lâu đài và cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đất nước. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầ u, là động lực thúc đẩ y. Như vậy, giáo dục là một dạng đầ u tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩ y kinh tế phát triển. Sự nghiệp giáo dục đao tạo có tính xã hội hóa cao. Nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ
  7. sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là s ự nghiệp c ủa toàn Đả ng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua việc hợp tác giáo dục. Mặc dù nền giáo dục c ủa nước ta được sự quan tâm sâu sắc c ủa Đả ng và Nhà nước, nhưng nó vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vẫ n chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Số lượng Theo điều tra lao động và việc làm tháng 7 năm 2000, dân số trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60, nữ 15 - 55 tuổi) ở Việt Nam là 46,2 triệu ngườ i, chiế m 59% tổng số dân (1989 chỉ là 55%). Trong thập kỷ qua, Việt Nam đang chuyển dần từ giai đoạn cấu trúc dân số trẻ sang "cơ cấu dân số vàng" - dư lợ i dân số", đó là thời kỳ tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở mức cao trong khi tỷ lệ dân số phụ thuộc giả m (số trẻ em giảm dần và tỷ lệ ngườ i già chưa tăng cao). Dự báo dân số Việt Nam hai thập kỷ đầ u thế kỷ 21 sẽ duy trì "cơ cấu dân số vàng" với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng cao và đạt đỉnh cao nhất là gần 70% vào năm 2009 (56 triệu ngườ i). Trong 10 nă m (1999 - 2009), mỗi năm có thê m 1,8 triệu ngườ i bước vào độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên), trong khi đó số ngườ i ra khỏi độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên), chỉ có 0,35 triệu ngườ i. Dự tính trong 10 năm tới, mức tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân là 2,5% gấp hơn hai lần tăng nguồn nhân lực cao nhất từ trước đế n nay trong lịch s ử dân số Việt Nam. Đó vừa là tiềm năng, cơ hội lớn về nguồn nhân lực và là thách thức rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. Với số lượ ng ngườ i bước vào độ tuổi lao động đạt mức kỷ lục như hiện nay, cùng với hàng chục vạn lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 2 thập kỷ đầ u tiên c ủa thế kỷ 21 sẽ tạo ra áp lực rất lớn về việc là m và nguồn vốn đang căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (một số lao động thất nghiệp rơi vào nhó m lao động trẻ được đào tạo, gây ra nhiều hậu
  8. quả cả về kinh tế xã hội. Bên cạnh đó còn có hàng triệu ngườ i già tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khả năng và mong muốn được làm việc. Trên phạm vi cả nước, cấu trúc dân số biến đổi tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và tình hình kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng miền, nên ở các tỉnh đồng bằng do mức sinh sống thấp trong nhiều năm qua và "cơ cấu dân số vàng" đã bắt đầ u phát huy tác dụng, tạo ra nhiều thách thức lớn về việc làm cho địa phương vốn đất chật ngườ i đông. Tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, miền núi Tây Bắc, do mức sinh ở những vùng này vẫn còn cao nên cấu trúc dân số còn trẻ. Luồng di cư tự phát rất lớn đổ từ các vùng nông thôn, miền núi đến các thành phố, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Trong một số doanh nghiệp ở các vùng này, số lao động ngoại tỉnh chiếm đế n 80%. * Chất lượng Mặc dù là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, trê n 90% dân số biết chữ, song hiện tại ở nước ta, cứ 3 trẻ em (dướ i 5 tuổi) thì có một cháu bị suy dinh dưỡ ng, cứ 3 bà mẹ mang thai thì 1 ngườ i bị thiếu máu, thậ m chí ở những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, cứ 2 trẻ em thì có 1 chú bị suy dinh dưỡ ng. Tuy chưa có số liệu chung về cả nước song các nghiê n cứu cho thấy thể lực c ủa thanh niên Việt Nam tiến bộ rất chậm trong nhiều năm qua. Chiều cao trung bình c ủa thanh niên Việt Nam cuối thập kỷ 80 chỉ là 161 - 162 cm (so với 160 cm và 1930. Như vậy sau 50 năm, chiều cao c ủa thanh niên Việt Nam hầu như không thay đổi). Trong khi đó xu hướ ng chung ở các nước phát triển là chiều cao trung bình c ủa nam thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng 1 cm và nặng thêm 1 kg.Tại khu vực thành thị như Hà Nội, dù t ỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡ ng đã hạ thấp, song lại xuất hiện hiện tượ ng thừa dinh dưỡ ng (béo phì) đang có xu hướ ng tăng. Nghiên c ứu chọn mẫu ở một số trườ ng Đạ i học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ học sinh béo phì 2-4%.
  9. Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục có xu hướ ng gia tăng và lâ y lan trong cộng đồng. Trong số hơn 26.000 ngườ i bị nhiễm HIV/AIDS có khoảng 50% ở độ tuổi thanh niên (dướ i 30 tuổi), đặc biệt 1,2/1000 phụ nữ mang thai bị nhiễ m HIV. Đối với tệ nạn ma túy, gần 70% trong số 100.000 ngườ i nghiện ma túy ở nhóm tuổi dướ i 30. Số lượ ng ngườ i lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khỏe, trình độ tay nghề hạn chế lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục van lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26% quỹ thời gian lao động, tương đương khoảng 9 triệu ngườ i, nhưng 95,5% lao động không có tay nghề. Theo tổng điều tra dân số (4/1999) trong số những ngườ i từ 13 tuổi trở lên 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Mặc dù thời điể m hiện tại, mỗi năm có thêm khoảng 1,6 triệ u ngườ i bước vào độ tuổi lao động, nhưng theo dự báo trong 10 năm tới, số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu ngườ i, do đó việc đào tạo, nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại c ũng như cho số thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động s ẽ thách thức vô cùng lớn. Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo trong những năm qua còn rất bất hợp lý. Nếu năm 1979 cứ 1 cán bộ Đạ i học , cao đẳng có 2,2 cán bộ trung học chuyên nghiệp và 7,1 công nhân kỹ thuật thì đế n năm 1997, cơ cấu này là 1- 1,5-1,7 và 1999 là hợp lý, c ứ 4 cán bộ đạ i học mới có 1 công nhân kỹ thuật cao. Đây chính là tình trạng "thầy nhiều hơn thợ". Tại các nước phát triển thì cứ 1 thầy có 10 thợ, nhưng ở nước ta, bình quân một thầy chỉ có 0,95 thợ. Trong khi số sinh viên đạ i học tăng nhanh thì số công nhân kỹ thuật giảm dần (1979 chiế m 70% , đế n nă m 1999 giả m xuống còn 30,3% trong tổng số lực lượ ng lao động kỹ thuật). Trong các năm 1996 - 1998, bình quân công nhân kỹ thuật tăng 6,3%/năm nhưng số sinh viên đạ i học, cao đẳ ng tăng 27,5%. Một thực tế đáng lo ngại như tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, từ nay đế n 2010, mỗi nă m cần khoảng 20 ngàn lao động kỹ thuật, nhưng khả năng đào
  10. tạo nghề c ũng cung ứng 12.000 ngườ i/năm. Năm 1997 khu chế xuất Tân Thuận cần tuyển 15.000 lao động kỹ thuật nhưng chỉ tuyển được 3000 ngườ i đủ tiêu chuẩn. Hiện nay nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật hầu như không được đáp ứng đầ y đủ, trong khi lao động phổ thông lại dư thừa quá nhiều. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã thấp lại phân bổ không đồng đề u giữa các ngành và các thành phần kinh tế. Rất nhiều lao động kỹ thuật tập trung ở các cơ quan trung ương. Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tập thể , tư nhân, cá thể còn thiếu nhiều lao động kỹ thuật. Ở khu vực nông thôn, số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng thấp (chỉ khoảng 4%). Đặc biệt vùng miền núi, hải đảo, đang thiếu lao động kỹ thuật và trí thức trầ m trọng, trong khi số tri thức dư thừa giả tạo ở thành phố ngày càng nhiều. Không những vậy, có những lao động sau khi được đào tạo đã không làm đúng ngành nghề, thậ m chí còn làm công việc của lao động giản đơn. b. Những nguyên nhân dẫn đ ến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn yếu kèm. Một là lực lượ ng và cơ sở trang thiết bị quá thiếu thốn, y tế cơ sở không đả m bảo chă m sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng bệnh tật vẫn còn nặng nền. Hơn nữa những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân c òn thấp, vệ sinh môi trườ ng còn rất kém, ô nhiễ m, môi trườ ng ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là cung cấp nướ c sạch và xử lý chất thải các loại có tác động bất lực đến sức khỏe nhân dân. Hai là, cơ cấu giáo dục đào tạo giữa các bậc học, các ngành học, khối ngành học trong cả nước nói chung và ở từng khu vực nói riêng còn bất hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự điều tiết của Nhà nước về giáo dục đào tạo chưa hiệu quả thể hiện: Việc điều tiết, quản lý, giám sát thực hiện các chỉ tiêu tuyển sinh ở các bậc học, ngành học, khối học còn nhiều bất hợp lý. Các trườ ng, các ngành học,… mở rộng hoặc thu hút chỉ tiêu tuyển sinh tùy ý, dẫn tới tình trạng có
  11. những ngành đã thừa lại càng thừa trong khi các chuyên ngành đã thiếu lạ i càng thiếu. Các chính sách, biện pháp khuyến khích theo học những ngành học, khối ngành học mà xã hội cần nhưng bản thân đối tượ ng không muốn học là chưa hiệu quả. Việc mở rộng tràn lan các loại hình đào tạo là một nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số chế độ, chính sách đã ban hành đến nay có những điểm không còn phù hợp hoặc thiếu những văn bản c ụ thể nên chưa khuyến khích cán bộ, công nhân viên trong các cơ sở sản xuất cũng như các cơ quan Nhà nước, trong các tầng lớp xã hội… bồi dưỡ ng nâng cao trình độ văn hóa. Ba là, kinh phí giáo dục đào tạo. Do khu vực tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển và Nhà nước c ũng chưa có chính sách chia sẻ gánh nặng này cho khu vực tư nhân nên phần chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước như vậy mức chi ngân sách Nhà nước như vậy mức chi ngân sách cho giáo dục đào tạo đã có sự gia tăng chút ít nhưng chưa đáp ứng đượ c yêu cầu c ũng như chưa phản ánh sự ưu tiên và chưa tương xứng với khả năng, còn vào loại rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Bốn là, mục tiêu, nội dung, chương trình hình thức, phương thức và phương pháp đào tạo chậ m đổi mới. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã có những nỗ lực lớn nhằm đổi mới các nội dung đó. Bước đầu đã thu được những kết quả nhất định song còn chưa tương xứng với tiề m năng và yêu cầu đặt ra. Năm là, đội ngũ giáo viên ở các trườ ng còn yếu, thiếu về số lượ ng năng lực giảng dạy, nghiên c ứu khoa học. Ngoài ra chính sách đã i ngộ chưa thỏa đáng nên không phát huy được tiềm năng và nhiệt huyết c ủa họ. Sáu là, mạng lướ i trườ ng và trung tâm đào tạo bố trí còn phân tán, hiệ u quả đầ u tư sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật kém, lãng phí, chồng chéo.
  12. Bảy là, một bộ phận nhỏ công nhân chưa nhận thức đầ y đủ về sự cần thiết phải nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề nên còn thờ ơ, chưa thực sự cố gắng hoặc tận dụng những điều kiện đã có để tự học tập, bồi dưỡ ng nâng cao trình độ c ủa bản thân. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT HỢP LÝ VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Nhìn rõ được thực trạng về nguồn nhân lực của nước ta để chúng ta phát huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điể m yếu đồng thờ i đưa ra những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Để đả m bảo chất lượ ng về mặt thể lực cho nguồn nhân lực trong tương lai, các chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt chương trình bảo vệ sức khỏe phụ nữ, phòng chống suy dinh dưỡ ng theo hướ ng ngăn ngừa cần được tiếp tục đầ u tư từ quan tâm và s ẽ phải đặc biệt chú ý đế n các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa để giảm dần sự cách biệt giữa các vùng. Các chương trình tuyên truyền giáo dục càn được tăng cườ ng để ngă n ngừa từ xa các tệ nạn lạ m dụng ma túy, đặc biệt trong thanh thiếu niên. Trong trình tự giải quyết phải đi tuần tự từ tiếp tục xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, đang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn những phải tạo ra một bộ phận ngườ i lao động có chất lượ ng cao, đặc biệt phải chú trọng đào tạo lao động kỹ thuật, nhằ m đáp ứng nhu cầu c ủa những ngành công nghệ mới, các khu công nghiệp và các khu kinh tế mở. Việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết. Nhưng cố gắng mở rộng quy mô giáo dục đào tạo của nướ c ta vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng dân số. Quy mô mọi ngành, bậc học hiện nay đề u chưa đáp ứng được yê u cầu theo học c ủa mọi lứa tuổi. Nhìn chung số học sinh và số trườ ng lớp ở mọi ngành học từ mẫu giáo, các cấp phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đạ i học, đều tăng các hệ thống trung tâ m xúc tiến việc làm, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướ ng nghiệp và nhiều cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục được thành lập. Quy mô đào tạo có chuyển biến là nhờ tăng
  13. cườ ng hình thức đào tạo ngắn hạn. Riêng đối với quy mô c ủa hệ thống đào tạo nghề ngày càng bị thu hẹp. Đả ng và Nhà nước cần có chính sách khuyế n khích mở rộng và hỗ trợ cho các trườ ng dạy nghề nhằm thu hút học sinh, sinh viên, khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học, bậc học c ủa giáo dục và đào tạo. Giáo dục mầ m non có tầm quan trọng đặc biệt đứng từ góc độ chuẩn bị nền tảng về thể thực và trí lực cho nguồn nhân lực. Giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, ngoài ý nghĩa với tăng trưở ng kinh tế còn đặc biệt quan trọng trong việc phát triển giảm nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, những bất hợp cập giữa các ngành đào tạo, giữa các bậc học đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển c ủa nền kinh tế. Một số ngành được học sinh, sinh viên theo học như một phong trào, một số ngành thì rất ít ngườ i theo học. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, Việt Nam sẽ nhanh chóng gặp khó khăn về đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật như ở nhiều nước Asea, nhất là Thái Lan. Giáo dục đào tạo ở thành phố, đồng bằng có điều kiện phát triển hơn ở nông thôn,vùng núi, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn. Để nâng cao chất lượ ng nguồn nhân lực ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa miền núi, Nhà nước đã chó chính sách cấp học bổng, giảm học phí, ưu tiên các học sinh nghèo vượ t khó.Từ đó giúp họ có điều kiện học tập tìm kiế m việc là m, nâng cao mức sống. Chính nhờ những chủ trương đúng đắn này mà những bất hợp lý trong cơ cấu vùng, miền c ủa giáo dục đào tạo nguồn nhân lực được điều chỉnh phầ n nào. Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực là việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó phải đòi hỏi có trình độ công nghệ cao và khả năng sử dụng tương ứng các công nghệ đó. Ngoài giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về mặt lý thuyết cần chú ý điều kiện thực hành, ứng dụng, giáo dục kỹ thuật, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện kỹ năng và những khả năng thích ứng c ủa ngườ i lao động
  14. với những đặc điểm c ủa nền kinh tế thị trườ ng. Song song với vấn đề giáo dục đào tạo con ngườ i, chúng ta phải quan tâm đế n vấn đề dân số, sức khỏe, để nâng cao chất lượ ng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất lượ ng giáo dục. Trong điều kiện c ủa Việt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hóa các loạ i hình giáo dục đào tạo rất cần thiết để bổ sung cải thiện hiện trạng nguồn nhâ n lực nhằ m khắc phục những bất hợp lý về việc phân bổ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả c ủa đầ u tư cho giáo dục và đào tạo để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục hướ ng nghiệp chúng ta cần phải kết hợp một cách khoa học với kế hoạch phát triển toàn diện với chính sách s ử dụng sau đào tạo hợp lý để giả m lãng phí về chi phí về giáo dục đào tạo c ủa xã hội và c ủa gia đình. Ngườ i lao động đào tạo ra được làm việc đúng ngành, đúng nghề, đúng khả năng và sở trườ ng c ủa mình. Ngoài ra, giáo dục hướ ng nghiệp c ũng đòi hỏi phải công tác dự báo nghề để xác định được xu hướ ng phát triển và nhu cầu về lao động trong từng giai đoạn. Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sở để hình thành nên bộ phận ngườ i lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng tiếp cận với khoa học, công nghệ mới hiện đạ i. Ngoài ra, cần mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để cả i thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động đã qua đào tạo c ủa ta lên. Hình thức giáo dục tại chức và từ xa cần chú ý hơn đế n chất lượ ng và hiệu quả giáo dục. Chính sách xã hội hóa giải quyết việc làm cần được tiếp tục phát huy, khôi phục các làng nghề, phố nghề để huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi c ủa các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội mọi ngườ i dân. Kinh tế hộ gia đình, cơ sở doanh nghiệp ngành nghề ở nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố là những cơ sở có thể thu hút nhiều lao động, cần được tạo điều kiện phát triển chất lượ ng. Các chính sách phụ cấp, tiền lương c ũng nên được điều chỉnh lại để thu hút ngườ i lao động về công tác tại cơ sở, các vùng khó khăn, tham gia xâ y
  15. dựng các công trình trọng điể m nhằm động viên thanh niên vào học các trườ ng dạy nghề và làm đúng nghề đã đào tạo, đóng góp sức mình vào s ự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đất nước. Tóm lại, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đất nước là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Mặc dù nền giáo dục đào tạo đã đạt được nhiều hành tựu to lớn (Việt Nam có chỉ số HDI tương đối cao, được xếp vào các nước có trình độ phát triển trung bình) nhưng so với yê u cầu phát triển kinh tế xã hội, nền giáo dục đào tạo của ta vẫn chưa đáp ứng được. Do đó càn có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích và những đườ ng lối đúng đắ n của Đả ng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục
  16. C. Ý KIẾN CÁ NHÂN I.VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG 1. Việc làm của người lao động Nói đế n việc làm và nâng cao chất lượ ng cuộc sống c ủa ngườ i lao động lao động nói đế n vấn đề bức thiết và mục đích c ủa sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phải đi đôi với việc giải quyết việc làm cho ngườ i lao động có tạo cho ngườ i lao động việc làm ổn định và mức thu nhập tương xứng thì mới tạo được động lực phát triển kinh tế. Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, c ủa cải vật chất. Mác Anghen đã khẳng định: "Lao động là nguồn gốc c ủa mọi c ủa cải vật chất, là điều kiện cơ bản đầ u tiên c ủa toàn bộ đờ i sống loài ngườ i". Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cho ngườ i lao động xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Bên cạnh việc kết hợp các giải pháp khuyến khích phát triển sản xuất, thực hiện các chương trình các kinh tế xã hội lớn, tạo ra nhiều việc làm cho ngườ i lao động. Nhà nước đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tác động vào những ngườ i chưa có việc là m hoặc thất nghiệp, thiếu việc là m để họ có thêm cơ hội việc là m. Các mô hình kinh tế hợp lý, như mô hình V-A-C, hình thức giao đất giao rừng, được nhâ n rộng ở nhiều nơi. Bên cạnh đó Nhà nước còn có chính sách khuyến khích ngườ i dân tự làm giàu cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội. Luật doanh nghiệp ra đờ i nă m 1999 đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt thuận lợi cho các doanh nhân Việt Nam; làm giàu chính đáng là tiêu chí c ủa nhiều cuộc hội thảo, là mục đích c ủa nhiều chủ trương, chính sách, là động lực của nhiều ngườ i dân Việt Nam cần cù, thông minh. Với nền kinh tế vận động theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa, Đả ng và Nhà nước luôn đặ t hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế lên hàng đầ u. Hiệu quả
  17. kinh tế phải đi đôi với hiệu quả xã hội, trong đó việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống ngườ i dân được chú trọng nhất; Dự án xây dựng khu công nghiệp Dung Quất ở miền Trung khắc nghiệt, dự án mở đườ ng mòn Hồ Chí Minh là những chính sách, biện pháp hợp lý đã lấy hiệu quả xã hội đặt lên hàng đầ u. Giải quyết việc làm là kết quả tổng hợp c ủa sự phát triển sản xuất, c ủa việc thực hiện các chương trình kinh tế, xã hội và các giải pháp hỗ trợ trong đó việc phát triển sản xuất, tăng trưở ng kinh tế là tiền đề, điều kiện cơ bản nhất là từ những kết quả bước đầu về giải quyết việc làm cho ngườ i lao động xã hội trong thời gian quả là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tiễn khách quan c ũng cho thấy điều kiện tạo ra việc làm chưa vững chắc, nhiều yếu tố khác nảy sinh làm cho thực trạng lao động việc làm thê m khó khăn phức tạp. Tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị nước ta vào loại cao so với các nước trong khu vực và có xu hướ ng tăng. Chất lượ ng lao động thấp, chỉ có 19% lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu lao động kỹ thuật bất hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu c ủa nền kinh tế và càng bất cập trước yêu cầu lao động kỹ thuật cao cho s ự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa đất nước. Việc phâ n bố lao động theo ngành còn nhiều bất hợp lý. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra thấp. Lực lượ ng lao động phân bố không đồng đề u chưa tương xứng với tiề m năng và yêu cầu phát triển của các vùng. Và một điều quan trọng hơn nữa đó là công tác quản lý lao động theo ngành và theo lãnh thổ bất cập so với yêu cầu, chưa giá m sát được s ự vận động c ủa thị trườ ng lao động. Hiện nay ở thủ đô Hà Nội c ũng như nhiều thành phố khác, các chợ lao động với nguồn nhân lực chủ yếu là những nông dân ở những vùng nông thôn, đang là vấn đề nan giải. Chúng ta cần phải sáng tạo ra nhiều hình thức kinh tế làm ăn có hiệu quả nhằm tăng thê m thu nhập cho ngườ i lao động tận dụng được quỹ thời gian những ngày nông nhàn. 2. Vấn đề đổi mới chính sách tiền lương
  18. Tiền lương về thực chất là khoản thù lao Nhà nước trả cho cán bộ, công chức tương xứng với lao động và trình độ nghiệp vụ, chức trách để thực hiệ n những công việc mà Nhà nước ủy quyền cho họ. Để xác định đúng tiền lương tối thiểu chung cho cán bộ, công chức, trước hết quan niệ m đúng đắ n về giá trị sức lao động. Đó là toàn bộ những chi phí cần thiết về ăn mặc, ở đi lại… bù đắp cho một lượ ng nhất định về cơ bắp, trí tuệ đã hao phí để duy trì cuộc sống c ủa bản thân người lao động trong trạng thái bình thườ ng đồng thời tái sản xuất ra sức lao động cả về số lượ ng và chất lượ ng trong những điều kiện kinh tế xã hội ổn định. Do đó, khi đồng tiền mất giá, chỉ số giá cả sinh hoạt cao thì tiền lương danh nghĩa phải được điều chỉnh thích ứng và kịp thời để đả m bảo tiền lương thực tế cho ngườ i lao động. Chúng ta cần s ửa đổi, hoàn thiện thang, bảng lương cho cán bộ công chức Nhà nước và chế độ phụ cấp đồng thời sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức đả m bảo các yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả giả m bớt tổng số cán bộ, công chức hưở ng lương Nhà nước. Trên cơ sở đó cần từng bước nâng cao dân lương tối thiểu cho cán bộ, công chức Nhà nước. Trước mắt cần có sự đột phá, khắc phục sự lạc hậu và bất hợp lý c ủa chính sách tiền lương tối thiểu hiện hành. Hiện nay trong giới sinh viên đang có tình trạng đổ xô đi làm cho các công ty nước ngoài, lý do chủ yếu là vì mức lương ở các công ty này rất cao, nhưng một lý do nữa c ũng không kém phần quan trọng đó là do những sinh viên giỏi không có khả năng kinh tế để xin vào các công ty Nhà nước. Có nhiều nguyên nhân giải quyết cho vấn đề này. Thứ nhất là vì hiện nay đang có chính sách giảm biên chế, xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệ u quả và năng động thứ hai là do hiện nay tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ khiến cho việc thi tuyển công chức rất không công bằng. Họ không chọn năng lực thật sự mà chỉ chọn những gia đình thanh thế và nhiều tiền hoặc có quyề n cao chức trọng, có tiếng nói quan trọng trong một công ty, một số, một bộ
  19. phận nào đó. Vì vậy đã từ lâu hình thành trong nếp nghĩ c ủa ngườ i Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng một quan niệ m: Vào được những công ty Nhà nước "danh giá" là một giấc mơ xa xỉ đối với những sinh viên nghèo không có điều kiện "chạy chọt". Đó là thực trạng đáng buồn.Vì vậy, bên cạnh đổi mới chính sách tiền lương cần có những biện pháp thật rắn để là m trong sạch đội ngũ cán bộ và làm cho đồng tiền họ làm ra xứng đáng với năng lực, trí tuệ, nhiệt huyết của họ. Đồng thời phải có chính sách phân phối thật công bằng "làm theo năng lực hưở ng theo lao động", tránh tình trạng khác lương lại thấp cho dù hao phí lao động bỏ ra như nhu. Ví dụ như ngành bưu điện, điện lực, lương nói chung (gồm cả lương cơ bản + thưở ng + các khoản thu khác) rất cao, chênh lệch nhiều so với thu nhập c ủa cán bộ công nhân viên chức ở các ngành khác, như ngành ngân hàng. Ngay trong ngành ngân hàng chính sách tiền lương c ũng có những bất cập, lương ở ngân hàng Nhà nướ c thấp hơn nhiều so với ở các ngâ n hàng khác như ngân hàng ngoại thương. Điều này lý giải được nguyên nhân vì sao ở những ngành độc quyền ngườ i ta đổ xô tranh nhau vào, gây tình trạng dư thừa lao động còn những ngành khác đầ u vào lao động lại thiếu trầm trọng. Chính phủ cần có những điều chỉnh bất hợp lý về đầ u vào ở các trườ ng Đại học và phải tạo được động lực phát triển . II. SINH VIÊN VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI. Việt Nam đan từng bước đứng trước những thách thức lớn, văn minh trí tuệ phát triển từng giây, từng phút, nếu không nhanh chóng đi tới sẽ kéo nhau cùng tụt hậu. Vận mệnh, tiền đồ c ủa đấ t nước phụ thuộc một phần quan trọng vào thế hệ trẻ,thanh niên và sinh viên phải vươn lên cùng với cha anh làm chủ đấ t nước ngay từ bây giờ. Để đóng góp cho sự phát triển c ủa đất nước và tương lai c ủa dân tộc, thanh niên và sinh viên phải có hoài bão và lý tưở ng, có tri thức và kỹ năng, phải "học, học nữa, học mãi". Sinh viên Việt Nam cần phát huy truyền thống
  20. văn hiến c ủa dân tộc xây dựng xã hội Việt Nam thành một "xã hội học tập",thành một "xã hội sáng tạo" đưa dân tộc ta trở thành một 'dân tộc thông thái", chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ c ủa nhân loại trong thế kỷ 21. Nước ta bước vào công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa với điểm xuất phát thấp trong khi các nước tiên tiến đã bước vào nền kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ. Trong kỷ nguyên c ủa nền văn minh trí tuệ, sự phát triển tri thức của nhân loại sẽ tăng lên theo hàm mũ. Bởi vậy, thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh độc lập tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổ i mới, tiếp thu và làm chủ những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, những tri thức quản lý và kinh doanh hiện đạ i c ủa nhân loại, trong khi đẩ y nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đạ i hóa sớm đưa nước ta tiếp cận vớ i nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Trước dòng thác lũ ào ạt c ủa thời đạ i thông tin, vẫn còn tình trạng chìm trong thông tin nhưng có đối về kiến thức, nhiều sinh viên, học sinh vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng c ủa việc học, họ xem việc học là nghĩa vụ chứ không thấy đó là quyền lực c ủa mỗi người. Vì vậy, phải giáo dục cho sinh viên, học sinh nhận thức đúng đắ n bản chất vấn đề, đặc biệt phải nâng cao chất lượ ng giáo dục, mở rộng nhiều hình thức giáo dục. Hiện nay, chúng ta đã có nhiều hình thức giáo dục đáng khích lệ và thu nhiều kết quả tốt. Ví dụ hình thức đào tạo từ xa có thể cung cấp kiến thức cho những ngườ i không có điều kiện học tập trung hoặc những ngườ i vừa học vừa làm. Hình thức giáo dục này không chỉ góp phần nâng cao trình độ ngườ i dâ n mà còn giảm được một chi phí đáng kể cho Nhà nước và nhân dân. Tuy vậy nền giáo dục c ủa ta vẫn còn nhiều bất cập, trong số đố vấn đề lưu học sinh du học ở nước ngoài c ũng là một vấn đề quan trọng. Do nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu học hỏi ngày càng cao,nhiều ngườ i tìm đế n chân trời tri thức mới bằng cách đi học tập ở nước ngoài bởi vì họ nghĩ kiến thức ở trườ ng đạ i học chưa đủ để nâng cao tầm hiể u biết hơn nữa, có nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều ngành mà chưa xuất hiệ n
nguon tai.lieu . vn