Xem mẫu

  1.   ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Bốn nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính mà Chính phủ đề   ra bao gồm: Cải cách thể chế, cải cách bộ máy và chế độ công vụ, xây dựng đội  ngũ  công chức và cải cách tài chính công.  Trong thực tế, bên cạnh cải cách thể  chế được xem là cái gốc của mọi cuộc cải cách thì “cải cách” con người ­ cán bộ,  công chức ­  được xem là  yếu tố  quyết  định  đối với sự  thành, bại của công cuộc  cải cách hành chính nói chung.         Luật cán bộ, công chức ra  đời, có  hiệu lực kể  từ  ngày 01/01/2010  đã   đánh  dấu một bước tiến mới trong việc tách bạch giữa đội ngũ  cán bộ, công chức làm  việc trong các cơ  quan hành chính với đội ngũ  viên chức làm việc trong các đơn  vị  sự  nghiệp của Nhà  nước.   Qua  đó, tạo  điều kiện thuận lợi  để  tập trung xây  dựng, hoàn thiện và  phát triển  đội ngũ  cán bộ, công chức, góp phần nâng cao  hiệu lực, hiệu quả  quản lý  của bộ  máy hành chính Nhà  nước.    Để   đáp  ứng yêu  cầu này, nhiều vấn đề đã và đang đặt ra:  xác định cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh  công chức;  công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với vị trí công việc cụ  thể của từng  đối tượng cán bộ, công chức; chế   độ  tuyển dụng công chức  đảm bảo tính dân  chủ, công khai, minh bạch; chế   độ  khen, thưởng,  đãi ngộ  thích  đáng, nghiêm  
  2. minh v.v…   Tuy nhiên, một vấn  đề  không kém phần quan trọng trong việc xây  dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” là ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.    Trong hoạt  động quản lý  hành chính Nhà  nước, cán bộ, công chức (quản   lý, điều hành) là những người xây dựng, ban hành các văn bản quản lý; đồng thời   cán bộ, công chức (thực thi) cũng là những người áp dụng văn bản vào quá trình  thực hiện nhiệm vụ.  Ở đây dễ phát sinh tâm lý, người ban hành văn bản thường  đưa ra những quy  định, tiêu chuẩn,  định mức có  lợi cho mình và  tất nhiên phần   khó khăn sẽ thuộc về đối tượng áp dụng.  Chưa kể đến trường hợp cán bộ, công  chức vận dụng các chủ  trương, chính sách một cách tự  do, tùy tiện theo hướng  bất lợi hay có  lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự  thân tình và  cả  những  khoản thù lao, quà cáp ngoài quy định.  Do đó, vấn đề đạo đức công vụ được đặt  ra là cán bộ, công chức không chỉ có cái tầm mà còn phải có cái tâm trong sáng.   Tức là  mọi quyết  định của cán bộ  công chức  đặt ra trên hết thảy phải hợp lòng  dân, xuất phát từ quyền và lợi ích chính đáng của dân.  Bởi vì mục đích cuối cùng  của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước chính là phục vụ nhân dân.   Một khía cạnh khác của đạo đức công vụ là tinh thần, thái độ phục vụ nhân   dân của cán bộ, công chức. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm  đày tớ  trung thành của nhân dân”, “đày tớ  là  phục vụ  nhân dân”.    Tuy nhiên,  trong thực tế  vẫn còn không  ít cán bộ, công chức giài quyết công việc cho dân  
  3. theo kiểu “ban ơn”, “ban phát”, tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng   nhiễu…Ttrách nhiệm xử lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh  trách nhiệm, “ăn thật làm giả” và  người gánh chịu thiệt hại, hậu quả  không ai  khác chính là nhân dân. Tinh thần, thái độ làm việc này hoàn toàn trái ngược với  những chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ, đó là: thái độ cư xử đúng mực, lịch   sự, nhã  nhặn; thực hiện nhiệm vụ  với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, trung thực,  không vụ lợi, vun vén cá nhân “Tóm lại, đạo đức công vụ là một phạm trù tương  đối rộng, bao hàm  đạo  đức, lối sống, cách xử  sự  của cán bộ, công chức không   chỉ  trong các mối quan hệ  xã  hội thông thường mà  còn trong phạm vi thực hiện   nhiệm vụ công,  đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân. Để công  tác cải cách hành chính thực sự trở thành động lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu   quả  quản lý của bộ  máy hành chính Nhà  nước, việc xây dựng các quy định, quy  chế chuẩn về trách nhiệm và đạo đức công vụ là một việc làm rất cần thiết.   Tuy  nhiên, hơn ai hết bản thân cán bộ, công chức phải tự  rèn luyện, trau dồi và phải  tự “vượt lên chính mình”./. VÀI NÉT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC  1. Một số quy định p.luật liên quan đến đạo đức công vụ của CBCC Cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng  hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là sự ra đời của hệ thống pháp luật mới. Với bản 
  4. chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, những giá trị đạo đức nghề nghiệp  hướng tới xây dựng một nền công vụ mới, phục vụ nhân dân được chú trọng, hình  thành và phát triển trên nền tư tưởng đạo đức mới, pháp luật mới. Trong hệ thống  pháp luật mới đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện hệ thống các quy phạm  pháp luật về công chức, công vụ. Nhiều nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới của  xã hội mới được thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật cho chuẩn mực  hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, đáp ứng ngày càng tốt  hơn nhu cầu xây dựng nền công vụ mới, gắn với nhà nước của dân, do dân và vì  dân. Quyền lực nhà nước liên quan trực tiếp đến nền công vụ, được phản ánh qua một  trong những nội dung cốt yếu của nền công vụ, đó là đội ngũ cán bộ, công chức.  Bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra những chuẩn mực đạo đức trong nền  công vụ của mình. Ngoài những nội dung chuẩn mực mà nhiều quốc gia sử dụng  tương tự như nhau, thì tuỳ theo đặc điểm văn hoá, tâm lý xã hội... mỗi quốc gia lại  có những chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng trong nền công vụ của mình. Chuẩn  mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí  Minh, N.nước và nền công vụ nước ta coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ  CBCC và được gói gọn trong 4 chữ “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy rộng ra là  “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín”.
  5. Ngay từ năm 1950, trong điều kiện khó khăn, gian khổ của công cuộc kháng  chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy  chế công chức Việt Nam. Với văn bản này có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà  nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành một hệ thống các quy phạm pháp  luật khá hoàn chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ công chức  cách mạng Việt Nam. Trong đó, tại Lời nói đầu, nội dung về công chức và đạo  đức công vụ đã được thể hiện rất rõ: “Công chức Việt Nam là những công dân giữ  một nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước của chính quyền nhân dân…Công chức  VN phải đem tất cả sức lực và tâm trí, theo đúng đường lối của Chính phủ và  nhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc”. Điều 2 của Quy chế quy định: “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân,  trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh  làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ  máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Điều 3, Quy chế công chức Việt Nam quy định quyền lợi của công chức và tại  các điều tiếp theo quy định việc tuyển dụng, tổ chức, quản trị, sử dụng công  chức. Từ những quy định trên có thể thấy, ngay trong Quy chế công chức đầu  tiên của nước Việt Nam độc lập, Nhà nước ta đã nêu lên những chuẩn mực đạo  đức ­ pháp lý rất quan trọng đối với công chức nhà nước. Lần đầu tiên những giá 
  6. trị đạo đức truyền thống: cần, kiệm, liêm, chính... được thể chế hoá thành những  giá trị chuẩn mực pháp lý đối với công chức Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan  trọng và vượt qua thời gian, đến nay những quy định này vẫn còn nguyên giá  trị. Kế thừa và phát huy những quy định pháp luật về công chức và đạo đức công  vụ và nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức trong tình  hình mới, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 8: “Tất cả các cơ quan nhà nước  và nhân viên nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ  với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, phát huy dân  chủ xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa  quyền.” Như vậy, với quy định của Hiến pháp 1980, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt  Nam, Nhà nước ta đã ban hành những chuẩn mực về đạo đức ­ pháp lý cho công  chức và cơ quan nhà nước trong đạo luật gốc, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý  cao nhất.Hiến pháp 1992 tại Điều 8 cũng quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán  bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên  hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;  kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham  nhũng”.         Như vậy với quy định này, Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 
  7. nhưng đồng thời phát triển thêm lên để không ngừng hoàn thiện những nguyên  tắc, những quy định hiến định đối với đạo đức công vụ và các chuẩn mực pháp lý  cho công chức nhà nước. Căn cứ vào Hiến pháp 1992, để xây dựng đội ngũ cán  bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ  nhân dân, trung thành với Tổ quốc, Nhà nước ta đã ban hành Luật cán bộ, công  chức, trong đó, những chuẩn mực đạo đức ­ pháp lý được thể hiện một cách tập  trung và rất cụ thể ở các quy định về nghĩa vụ của công chức, như: trung thành  với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tâm phục vụ  nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát  của nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của  Đảng và pháp luật của Nhà nước.          Luật cán bộ, công chức cũng quy định: Trong khi thi hành công vụ, cán  bộ,  công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết  quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh  chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm  quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo  vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ  gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, 
  8. tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên. Đối với  cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ  đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt  động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành  công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống  tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm  về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ  chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong  cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc  quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách  dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân... Với việc ban hành Luật cán bộ, công chức, chế định công chức và đạo đức công  vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện mới, góp phần xác lập các chuẩn mực đạo  đức ­ pháp lý cho cán bộ, công chức Việt Nam trong tiến trình xây dựng đội ngũ  CBCC trong sạch, vững mạnh. Luật Phòng, chống tham nhũng cũng có những quy định phản ánh những nội  dung về chuẩn mực công chức, công vụ, trong đó xác định cụ thể cán bộ, công  chức là một trong những đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn. Xác định  tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, 
  9. quyền hạn này để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi,  gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động  đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Những hành vi tham nhũng được xác định là:  tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa; nhận hối lộ; lợi dụng chức quyền để đưa hối lộ,  môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ  nghĩa... Để đảm bảo các nguyên tắc về chuẩn mực đạo đức trong hoạt động  công vụ của cán bộ, công chức và nhằm chống lãng phí, thực hành tiết kiệm  ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định trách  nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như:  thực hiện công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của  cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng tiền, tài  sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ  quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; tham gia giám sát, đề xuất các biện  pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và  trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và  xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền. Ngoài ra Luật cũng quy định CBCC  có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm  mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như: khiển trách; cảnh cáo...  buộc thôi việc. 
  10. Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức cũng được quy định trong thực hiện  dân chủ trong hoạt động của cơ quan khi thực thi công vụ. Trong quan hệ giải  quyết công việc với công dân, tổ chức, cán bộ, công chức phải làm việc đúng  thẩm quyền, không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền  hà. Cán bộ, công chức không tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ  chức tại nhà riêng. Cán bộ, công chức phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà  nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,  tổ chức theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động ở doanh nghiệp nhà nước  và thực hiện dân chủ ở xã cũng có những văn bản quy phạm pháp luật quy định  chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ... Các  chuẩn mực về công chức và đạo đức công vụ đã được nhà nước ban hành dưới  các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Từ những nội dung cơ bản này,  Chính phủ và chính quyền các cấp, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nhà  nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện và  quản lý sâu rộng hơn, cụ thể hơn trong các hoạt động của nền công vụ. Đó là  các quy định pháp luật về xây dựng cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, công  chức một cách minh bạch; những quy định nhằm tăng cường tính minh bạch  thông qua việc công khai và giám sát đối với tài sản và trách nhiệm cá nhân,  hoặc các quy định nhằm nâng cao đạo đức công vụ, hạn chế tiêu cực như sách 
  11. nhiễu, vòi vĩnh, hối lộ...          2. Một số giải pháp định hướng hành động nhằm nâng cao đạo đức công vụ  của cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức là yếu tố cốt lõi  bảo đảm cho hoạt động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị  trường đòi hỏi có những cơ chế, quy định pháp luật tốt hơn, phù hợp hơn để duy  trì và phát huy cao nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ ­ một nền công vụ vì  dân. Việc hình thành nên các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người  cán bộ, công chức là rất quan trọng. Sau đây có thể nêu một số giải pháp định  hướng hành động nhằm nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức:         ­ Xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ trên cơ sở các quy định đã có  về đạo đức cán bộ, công chức và công vụ đã được quy định ở Luật cán bộ, công  chức; Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng  phí...          ­ Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu  từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các  chính sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: tuân  thủ Hiến pháp và pháp luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự  kiểm tra, giám sát... để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động  của nền công vụ;
  12.          ­ Cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân, theo đó cần phải loại  bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà khi giải quyết công việc của dân và  doanh nghiệp; chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng;  cải cách triệt để các thủ tục hành chính theo nguyên tắc thống nhất, công khai,  đơn giản...;    ­ Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, trong đó chú ý kết hợp  giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;     ­ Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện để cán bộ, công chức và  nhân dân kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức; việc chi tiêu  tài chính công...;      ­ Tăng cường hệ thống thanh tra công vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội  ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra  thường xuyên và định kỳ các hoạt động công vụ;   ­ Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm  minh các hành vi vi phạm pháp luật; nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen  thưởng, động viên kịp thời gương người cán bộ, công chức mẫn cán với công vụ            Đạo đức công vụ trong Luật cán bộ, công chức Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm  2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể 
  13. được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II. Đây được xem là bước tiến mới  trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của  luật   Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã   chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy  định tại Điều 15, Mục 3, Chương II. Đây được xem là bước tiến mới trong việc đề   cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của luật Câu hỏi đặt ra là: Vì sao cần thiết phải quy định nội dung nêu trên vào Luật cán  bộ, công chức? Sinh thời, với tầm nhìn rọi tới tương lai của mình, Bác Hồ   đã  cảnh báo những  nguy cơ  và  chỉ  ra những căn bệnh của  Đảng cầm quyền và  của cán bộ, công  chức do chủ nghĩa cá nhân gây ra, trong đó rất đáng chú ý những căn bệnh như  quan liêu, lười biếng, hiếu danh, xu nịnh a dua, kéo bè kéo cánh, nhũng lạm, dìm   người tài … Bác chỉ rõ, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp   thấp thì  quyền nhỏ, có  quyền mà thiếu lương tâm là  có  dịp  đục khoét, có  dịp  ăn  của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Từ đó có thể hiểu, tham nhũng không chỉ là tham   nhũng kinh tế, mà  gốc rễ  là  tham nhũng quyền lực.  Đó  là  bệnh rất  đáng sợ  của  cán bộ, công chức. Một nền công vụ  mà  vẫn còn có  lúc, có  nơi, có  cơ  quan, có 
  14. đoàn thể hay cá nhân mang căn bệnh ấy, thì nền công vụ ấy dễ bề suy yếu, làm  sao đủ sức để cải cách, làm mới cả một nền hành chính nước nhà. Tuy nhiên, trên thực tế  chúng ta lại thừa nhận  đạo  đức công vụ  như  việc thừa  nhận những quy phạm  đạo  đức khác, có   ý  nghĩa xã  hội và   được “mơ  hồ  hoá”  trong  đời sống cũng như  trong hoạt  động công vụ. Một khi các tiêu chuẩn  đạo  đức không  được phản  ánh một cách cụ  thể  trong khuôn khổ  pháp lý  thì  thật khó  xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi của   tất cả  cán bộ, công chức. Hơn nữa, sự  “mơ  hồ” trong việc xác định  đạo  đức của  cán bộ, công chức lại  được kết hợp với chuyện không minh bạch các quy trình  giải quyết công vụ, cung cấp những thông tin  được pháp pháp luật thừa nhận   mang tính công khai sẽ  là  môi trường thuận lợi cho công chức có  thể  vận dụng   một cách tuỳ  tiện mà  rất khó  bị  phát hiện. Cứ  thế, cùng một sự  việc, công chức  có thể xử lý theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự   thân tình và cả những khoản thù lao, quà cáp không nằm ở bất cứ quy định nào. Mãnh đất tốt lành ấy tạo điều kiện cho công chức đổi chác đạo đức lấy các lợi ích   cá  nhân trong hoạt động công vụ. Thực tế, có  công chức nhầm tưởng quyền lực  mà  người dân trao cho họ  nên họ  tự  trở  thành “ông quan”  được quyền “quản lý”   người dân. Thế  nên, để  “quản”  được (theo họ  là  tốt), nhiều khi họ  phải bịa ra  đủ  kiểu khó khăn, phức tạp để “đội” lên cộng vụ mà họ thực hiện. Từ chỗ quan trọng  
  15. hoá  hoạt  động công vụ   để  rồi  đưa cái nhìn theo kiểu “xuống dưới”  đối với người   dân, và bản thân những cán bộ, công chức này tự gắn cho mình một “ông quan”  trong người, khiến người dân e dè  nghĩ  ngay  đến sự  “bôi trơn” hay  đi  đường tắt   khi ghé “cửa quan”. Có  người than rằng, bộ  máy hành chính đang vận hành theo  đúng các quy trình  tưởng như  là  theo luật  định, nhưng tuỳ  từng mối quan hệ  và  sự  “chịu chi” khác  nhau cán bộ, công chức sẽ cho ra “sản phẩm” và đưa đến tay người dân theo các   kiểu khác nhau. Chẳng hạn, nếu có  “quan hệ”, hồ  sơ   đăng ký  kinh doanh của  anh A sẽ   được giải quyết trong một  đến hai ngày; nếu không, ngoài việc phải   chạy ngược xuôi  để  bổ  sung những loại giấy tờ  (nhiều khi không có  trong quy   định), anh B phải  đợi  đến hết thời hạn theo giấy hẹn mới nhận lại kết quả. Như  vậy,   đạo   đức   công   chức   chi   phối   một   cách   tuỳ   tiện   vào   hoạt   động   công   vụ,  nghiễm nhiên tạo ra sự bất bình đẳng của những người được phụ vụ, ở ví dụ trên  là  sự  bất bình  đẳng về  quyền được hưởng dịch vụ  công của anh A và  B. Sự  bất   bình đẳng này thể hiện một cách khác nhau tuỳ theo sự quan trọng của từng loại  hoạt  động công vụ  khác nhau, dẫn  đến hệ  thống công vụ  bị  lỗi. Khi hệ  thống  công vụ của một quốc gia bị lỗi mà có một trong những nguyên nhân quan trọng  hàng  đầu  đến từ  đạo  đức công vụ, thì  thứ  hạng về  nạn tham nhũng của nước ta  trên bản đồ quốc tế vẫn còn là một điều đáng buồn …
  16. Điều 15, Luật cán bộ, công chức quy  định về   đạo  đức của cán bộ, công chức   rằng: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí  công vô  tư   trong hoạt động công vụ.” Như vậy, tuy  đã luật hoá vấn đề này nhưng ở các văn  bản hướng dẫn cần quy định chi tiết hơn để xác định cụ thể quy định về đạo đức   công vụ, như thể hiện trong mối quan hệ với công dân, đồng nghiệp, lãnh đạo và   cơ  quan cấp trên,  đối với  Đảng, Nhà  nước. Khi  đó, việc thực hiện những tiêu chí  mang tính pháp quy về đạo  đức công vụ  sẽ tạo được bước chuyển biến tích cực  cho nền hành chính. Đó cũng là cơ sở mang tính pháp lý để các cơ quan, đơn vị   xây dựng quy chế   đạo  đức công vụ  cho cơ  quan,  đơn vị  mình thực hiện, từ   đó  không   chỉ  thúc  đẩy  việc  cải  cách  trong   lĩnh  vực hành  chính  mà   còn  tạo  môi   trường tốt để đưa những lĩnh vực khác cùng chuyển biến, phát triển. Câu 1: Khái niệm đạo đức. Phân tích 1 VD về hành vi đạo đức a) Khái niệm đạo đức Có nhiều cách hiểu khác nhau về đạo đức ­ Theo kinh dịch đạo đức được tiếp cận theo 2 hướng: +  Đạo có nghĩa là hướng đi, lối làm việc, cách ăn ở, sinh hoạt của xã hội, của  nhóm người và của từng con người cụ thể.
  17. +  Đức đó là những biểu hiện của luân thường, đạo lý, phù hợp với trời đất, hòa  hợp với mọi người và được mọi người chấp nhận như là một cách ứng xử.Và đó  cũng có thể là cách ứng xử của cá nhân ­ Theo từ điển tiếng việt thì từ đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư  luận, xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và  đối với xã hội. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu  dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có”. ­ Đạo đức cũng có thể được hiểu là toàn bộ những “quan niệm, tri thức và các  trạng thái xúc cảm tâm lý chung của cộng đồng (con người) về các giá trị thiện và  ác, lương tâm và trách nhiệm, hạnh phúc và công bằng, vị tha và dũng cảm”  được cộng đồng thừa nhận như là những “quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi  ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội”. Đó chính  là những tiêu chuẩn để “khen, chê; ủng hộ hay phản đối” các hành vi, cách ứng  xử ­ Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy  tắc, chuẩn mực xã hội được cộng đồng thừa nhận như là “những quy tắc  đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân 
  18. với cá nhân trong xã hội” chúng được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi  truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. ­ Nói cách khác đạo đức là một hệ thống giá trị, hiện tượng xã hội mang tính  chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt. ­ Đạo đức còn được hiểu là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội giúp con  người tự điều chỉnh hành vi phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đạo đức là phạm trù đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử  trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống. ­ Đạo đức là phạm trù có tính lịch sử. Mỗi xã hội trong những giai đoạn lịch sử có  những chuẩn mực nhất định ­ Mỗi xã hội, cộng đồng người có những hệ thống chuẩn mực riêng, được hình  thành trên cơ sở nền văn hóa, tôn giáo, luật lệ, triết lý sống… ­ Có những chuẩn mực là những giá trị phổ quát, đúng với mọi cộng đồng người. ­ Đạo đức được xem xét trên 2 mặt: + Những giá trị chuẩn mực đạo đức
  19. + Những hành vi đạo đức,những phẩm chất có thể kiểm chứng trong thực tế b) Phân tích 1 ví dụ: Ví dụ 1: Hành động dắt một bà cụ sang đường ­ Đây được coi là một hành động có đạo đức. Trong trường hợp phố xá đông đúc  xe cộ đi lại việc sang đường của các cụ già là rất khó khăn, họ rất cần sự giúp đỡ  của một ai đó mà không nhất thiết phải là con cháu của cụ, bất cứ một cá nhân  bình thường nào khi nhìn thấy trường hợp đó đều có thể đứng ra cầm tay cụ và  đưa cụ sang đường an toàn. Câu 2: Đạo đức cá nhân là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân a) Đạo đức cá nhân: ­ Đạo đức cá nhân là những giá trị mà từng cá nhân hướng đến, tạo ra  chuẩn mực xã hội. Đó cũng chính là những “giá trị” mà tứng cá nhân cố  gắng tạo ra cho mình ­ Đạo đức cá nhân thể hiện thông qua những phẩm chất được hình thành qua  quá trình tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức cộng đồng, xã hội.
  20. ­ Mỗi cá nhân sẽ có nhân sinh quan, có triết lý sống riêng nhưng đều chịu ảnh  hưởng của các triết lý đạo đức cơ bản. Triết lý đạo đức được ví như những nốt  nhạc cơ bản, trạng thái phát triển về ý thức đạo đức của mỗi người được ví như  những hoà âm hay những bản nhạc mang phong cách riêng của mỗi người. ­ Trong xã hội V.Nam hiện nay giá trị của đạo đức cá nhân được thể hiện thông  qua những định hướng lớn như: Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, lối sống  lành mạnh, nếp sống văn minh, lao động sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp  sáng tạo, thường xuyên học tập để tiến bộ. (theo nghị quyết TW 5 khóa VI)  b) Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức cá nhân: ­ Gia đình: ngay từ nhỏ, cuộc sống gia đình có thể tạo nên chuẩn mực, tư duy,  phán xét của thành viên gia đình. Cha mẹ thường coi đó như là công việc quan  trọng để tạo nên đạo đức cho con cái. Nhận thức đúng của cha mẹ về của rơi,  nhặt, lấy cắp của người khác, về “những biểu hiện không được chấp nhận nơi  đông người” là sai, và họ dạy con cái không làm điều đó và hình thành quan niệm  “ sai­ đúng” cho trẻ. Trẻ em hấp thu những điều đó từ cha mẹ và tạo nên đạo đức  cho mình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách hướng dẫn của cha mẹ , nhận thức của  con cái sẽ khác nhau. Mặt khác, yếu tố xã hội, cộng đồng sẽ tác động đến việc  hình thành nhân cách đạo đức cho trẻ. Cùng với sự trưởng thành của trẻ, nếu 
nguon tai.lieu . vn